Mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

Mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

Khám phá cùng Mái Ấm nhỏ ngay những mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tại nhà, giúp bé yêu bớt khó chịu và chăm sóc răng miệng tốt hơn.


Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi chưa đến tuổi mọc răng nhưng hàm con lại xuất hiện những nanh sữa nhỏ khiến những phụ huynh lần đầu làm cha mẹ không khỏi hoang mang và lo lắng. Vậy nanh sữa là gì? Cần làm gì khi bé xuất hiện nanh sữa? Hãy cùng Mái ấm nhỏ cùng tìm hiểu những mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả nhé. 

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Nanh sữa là những chấm nhỏ trên nền lợi màu hồng nhạt của trẻ sơ sinh với kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm - 3mm có màu trắng hoặc vàng nhạt. Nanh sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, bé có thể sống chung với các nanh sữa này mà không gây các biến chứng nào khác hoặc xử lý nanh sữa cho bé tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cho mẹ bé uy tín. 

Nanh sữa là những chấm nhỏ trên nền lợi màu hồng nhạt của trẻ sơ sinh

Nanh sữa là những chấm nhỏ trên nền lợi màu hồng nhạt của trẻ sơ sinh

Bản chất nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng, bên trong chứa đầy chất Keratin - một trong những thành phần thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Bạn sẽ thấy các nanh sữa sẽ có màu trắng hoặc hơi vàng là do các mảnh vụn còn sót lại trong quá trình hình thành răng sữa. Trường hợp nanh sữa xuất hiện ở vòm miệng thì đó là do mảnh vụn của tế bào tuyến nước bọt bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai. 

Về bản chất, nanh sữa ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm cho con, tuy nhiên nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì nên cho bé thăm khám:

  • Bé bỏ bú 
  • Bú thường quấy khóc, khó chịu
  • Khi bú thì bé khó chịu, cảm thấy vướng víu 
  • Phần nanh sữa sưng đau và có dấu hiệu to hơn

Khi thấy những tình trạng này, ba mẹ cần theo dõi con và đưa bé tới những cơ sở khám chữa bệnh uy tín cho mẹ và bé để tránh bội nhiễm nguy hiểm. 

Mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần bình tĩnh để quan sát và kiểm tra. Trong trường hợp nếu như nanh sữa ở trẻ quá to, bé quấy khóc nhiều, trẻ bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo bất kỳ phương pháp truyền miệng nào để tránh làm tình trạng của trẻ trở nên tệ hơn. 

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày 

Đối với những bé xuất hiện nanh sữa nhỏ, cha mẹ theo dõi những biểu hiện của cơ thể con khi bú. Trường hợp bé vẫn bú và chơi bình thường thì mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh là thực hiện chăm sóc răng miệng cho bé đều đặn hàng ngày với nước muối sinh lý 0.9% thì thông thường trong khoảng 1 - 2 tuần nanh sữa sẽ tự biến mất. 

Thực hiện mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà cho bé cũng khá đơn giản như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay của ba mẹ thật sạch trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh. Hãy đảm bảo tay được rửa sạch bằng xà phòng, lau khô bằng khăn sạch nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng com
  • Bước 2: Sử dụng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn cho bé và mang lại hiệu quả cao. Tránh tự ý pha nước muối sinh lý tại nhà, nên ra hiệu thuốc mua nước muối sinh lý 0,9% với giá thành cũng khá rẻ nên ba mẹ không cần tự pha tại nhà sẽ không theo tỉ lệ chuẩn, gây hại cho bé. 
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay có gạc lưỡi nhúng nước muối sinh lý vào khoang miệng của trẻ, từ từ lau khoang miệng cho con, lưỡi và phần mọc nanh sữa. Động tác của ba mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu và phản kháng. Cần thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, không có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng trẻ
  • Bước 4: Sau khi đã vệ sinh khoang miệng cho trẻ xong, bạn cần thực hiện trò chuyện với trẻ để khiến con không sợ hãi khi vệ sinh răng miệng hàng ngày. Không chỉ vệ sinh khoang miệng cho trẻ khi mọc nanh sữa mà ba mẹ cũng nên thực hiện mỗi ngày để giúp khoang miệng của con được vệ sinh, hạn chế các vấn đề liên quan tới răng miệng sau này. 

Có nên nhổ nanh sữa ở trẻ sơ sinh?

Ba mẹ không nên tự ý nhổ nanh sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà, bởi điều này có thể gây nên tình trạng chảy máu, khiến trẻ đau đớn và sợ hãi. Do đó, ba mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và quyết định có nên chích hay nhổ nanh. 

Chích nhổ nanh sữa ở trẻ sơ sinh được cho là thủ thuật đơn giản, tuy nhiên cần thực hiện nhanh chóng, chính xác từ bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sơ sinh sẽ được bôi thuốc tê giảm đau, sau đó sử dụng dụng cụ vô trùng làm nang vỡ ra, giải phóng chất màu trắng vàng bên trong. Sau khoảng 1 - 2 ngày, vết chích nanh sữa sẽ tự liền lại. Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ làm nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng ngăn ngừa nanh tái phát, nanh sữa có thể tự mọc lại ở những vị trí khác. 

Như vậy là Mái ấm nhỏ đã gợi ý tới bạn những mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện nanh sữa an toàn và hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được những bước chăm sóc răng miệng cho con khi xuất hiện nanh sữa, đồng thời biết cách xử lý nanh sữa tốt nhất. 

Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tin tức mới từ Mái ấm nhỏ để cập nhật nhanh các thông tin liên quan tới sức khỏe nhé. 

Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan