Tác dụng phụ của thuốc Elevit nguyên nhân và cách khắc phục

Tác dụng phụ của thuốc Elevit nguyên nhân và cách khắc phục

Elevit được đánh giá là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu giai đoạn tiền mang thai, đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một số người lại gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, táo bón... Liệu đó có phải là tác dụng phụ của thuốc elevit hay không? Cùng tìm hiểu thực hư về tác dụng phụ của elevit và những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng sản phẩm này.


Tác dụng phụ của Elevit và nguyên nhân

Là một trong những loại thuốc bổ dành cho mẹ bầu được ưa chuộng nhất nhì hiện nay, Elevit cung cấp acid folic, sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết để mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bên cạnh hiệu quả, nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn Elevit vì độ lành tính và an toàn đã được kiểm chứng thực nghiệm.

Tuy nhiên, giống như nhiều loại dược phẩm khác, Elevit vẫn có thể có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của elevit được ghi nhận bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón,...

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của elevit được lý giải là do hàm lượng sắt từ thuốc dung nạp vào cơ thể mẹ bầu được hấp thụ chưa tốt và phần nào là kết quả của việc sử dụng elevit chưa đúng cách. Hàm lượng sắt đi vào cơ thể mẹ bầu được hấp thụ không hết, gây tình trạng dư thừa dẫn đến các triệu chứng nêu trên.

Hàm lượng sắt được khuyến cáo cho mẹ bầu

Trên thực tế, thông thường, một người phụ nữ cần tối thiểu hàm lượng sắt là 15mg/ngày. Đến khi mang thai, nhu cầu sắt cho cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi, tương đương với 30mg/ngày.

Nhu cầu sắt khi mang bầu tăng cao là do cơ thể mẹ bầu dùng sắt để tạo thêm máu cung cấp đến thai nhi, đồng thời, sắt cũng giúp luân chuyển oxy cho thai nhi để phát triển khoẻ mạnh. Do đó, nếu không được bổ sung đủ sắt thì mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả thai nhi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 0,4mg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

60g sắt nguyên tố tương đương với:

- 300 mg sắt sulfat

- 180 mg sắt fumarat

- 500 mg sắt gluconat

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về hàm lượng sắt cho phụ nữ mang thai

Thuốc bổ sắt cho bà bầu có 2 dạng là sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat) và sắt vô cơ (sắt sulfat). Trong đó, cơ thể con người hấp thu sắt dưới dạng hữu cơ tốt hơn dưới dạng vô cơ.

Hàm lượng sắt có trong elevit là bao nhiêu?

Theo thông tin về thành phần của elevit thì hàm lượng sắt có trong sản phẩm này là 60mg sắt nguyên tố. Đây là lượng sắt tương đối cao so với mức cần thiết bổ sung cho mẹ bầu được các bác sĩ khuyến cáo. Do đó, khi sử dụng thuốc, mẹ bầu không bổ sung thêm viên uống sắt ngoài nữa.

Mặt khác, sắt trong elevit là sắt dưới dạng hữu cơ nên rất dễ hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, trường hợp mẹ bầu uống gặp phải các tác dụng phụ của elevit có thể do cơ thể hấp thụ sắt kém hoặc sử dụng sai cách.

Cách khắc phục những tác dụng phụ của elevit

Việc gặp phải những tác dụng phụ của thuốc elevit là trường hợp không mong muốn với mẹ bầu và có thể giảm thiểu triệu bằng những cách sau:

Uống thật nhiều nước

Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngược lại, tránh sử dụng trà và cà phê thay thế cho nước, mẹ bầu sử dụng những loại thức uống chứa caffein và tanin này gần bữa ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Uống nhiều nước giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ dưỡng chất tốt hơn khắc phục tác dụng phụ của elevit

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Thêm các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, trái cây hay các loại rau củ quả vào thực đơn hàng ngày tốt cho hệ tiêu hoá, giảm thiểu tình trạng táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu nên uống thêm các loại nước trái cây ép, sinh tố trái cây chứa vitamin C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hấp thụ sắt của cơ thể.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Một số bài tập nhẹ nhàng đơn giản như đi bộ hay yoga vừa giúp mẹ bầu có một cơ thể dẻo dai vừa giúp giảm thiểu tình trạng táo bón.

Lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng elevit

Để tránh gặp phải những tác dụng phụ của elevit, mẹ bầu cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối liều dùng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì thuốc. Nếu liều uống là 1 viên mỗi ngày thì không nên sử dụng nhiều hơn, ngay cả trong trường hợp quên sử dụng trong hai ngày liền kề.

Như đã đề cập trước đó, sử dụng elevit tương đương với việc bổ sung một hàm lượng sắt vừa đủ cho cơ thể của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu không cần bổ sung thêm viên uống sắt ngoài nữa, tránh tình trạng thừa chất, táo bón. Mặt khác, khi bổ sung thêm sắt vào cơ thể thì mẹ bầu cần uống thật nhiều nước để cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt nhất.

Đặc biệt, mẹ bầu không nên sử dụng elevit vào lúc đói dẫn đến tình trạng say vitamin, buồn nôn. Thay vào đó, hãy ăn lót dạ trước để dạ dày không bị kích thích.

Trên đây là những tác dụng phụ của thuốc elevit mà mẹ bầu có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc cũng như cách khắc phục và lưu ý khi sử dụng elevit. Hy vọng, thông qua bài viết này, các mẹ sẽ nắm được những thông tin cần thiết để sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho thai kì tiêu biểu như Elevit một cách hiệu quả hơn.

>> Tham khảo thêm bài viết Elevit khác của Maiamnho.vn

Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan