"Tất tần tật" các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

"Tất tần tật" các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh là việc cực kì cần thiết cần phải thực hiện thường xuyên. Bài dưới đây Mái Ấm Nhỏ sẽ đưa ra hướng dẫn dành cho các mẹ để giúp bé sạch sẽ mỗi ngày!


Trẻ sơ sinh thường không có quá nhiều hoạt động trong ngày, cũng không vận động chân tay nhiều vì bé cần nhiều thời gian để ngủ. Tuy nhiên cơ thể trẻ sơ sinh lại rất dễ bị dơ vì nhiều da chết và các vấn đề khác. Bởi vậy nên mẹ cần giúp bé làm sạch cơ thể theo những bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh tiêu chuẩn.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị

Chậu tắm và chậu tráng, sữa tắm cho trẻ sơ sinh, khăn xô nhỏ, khăn tắm nhỏ, nhiệt kế, quần áo, kem chống hăm à nước ấm khoảng 37 độ C.

Mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ rồi mới cởi đồ cho bé tắm vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh. Nhiệt độ phòng tắm nên ở mức 27 độ C.

Trường hợp tắm thả

Ẵm ngửa và giữ bé trên mặt nước, không thả vào chậu nước. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước, pha nước nóng và lạnh sao cho khoảng 37 độ C. Tắm theo thứ tự lau cổ và hõm nách, sau đó đến lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi và mông. Cần chú ý tắm sạch các nếp ở lằn mông và đùi rồi đến bàn chân và không để ướt rốn. Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn sau cùng rồi tráng lại bằng chậu tráng. Sau khi tắm lau khô người cho bé từ đầu đến chân rồi lau mông, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào khu vực vùng kín. Nếu như rốn bị ướt thì làm khô bằng bông sạch cho bé, mặc quần áo, quấn tã ủ ấm và gội đầu.

tắm trẻ sơ sinh

Cần hết sức cẩn thận khi tắm cho trẻ sơ sinh

Trường hợp tắm từng phần

Nếu bé đang bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh thì không nên tắm thả mà nên tắm từng phần cho bé. Lau từ khóe mắt ra vành cổ và hõm nách, sau đó đến lòng bàn tay, ngực, bụng và lưng rồi tới  đùi, mông và bàn chân. Sau cùng là lau vùng kín bằng gạc mềm và lau đến hậu môn. Chú ý không làm ướt rốn khi đã làm sạch. Sau khi lau khô cho bé, mẹ mặc quần áo và ủ ấm người rồi mới gội đầu.

Gội đầu

Khi gội đầu cho bé mẹ cần cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé sau đó sử dụng dầu gội xoa nhẹ và rửa sạch ngay.

Khi tắm gội xong, mẹ dùng khăn lau khô cho bé, để ý những nếp gấp không để nước đọng lại tránh gây hăm. Không cần dùng máy sấy cho trẻ sơ sinh vì bé có rất ít tóc, có thể để khô tự nhiên. Máy sấy cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tắm gội cho trẻ sơ sinh không phải là việc khó, cha mẹ chỉ cần thực hiện đầy đủ và đúng các bước trên  thì việc tắm sẽ trở nên nhẹ nhàng mà bé cũng sẽ vui vẻ khi được tắm. Tắm gội là bước quan trọng không chỉ giúp bé được sạch sẽ hơn mà còn khiến các cơ quan trong cơ thể được kích hoạt, lưu thông.

gội đầu trẻ sơ sinh

Gội đầu cho trẻ sơ sinh cần thao tác nhanh

Thay tã cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: 1-2 miếng tã sạch, khăn hoặc giấy sạch. Nếu bé chưa đủ 1 tháng tuổi hoặc trong trường hợp bé bị hăm tã, mẹ cần chuẩn bị thêm nước ấm, bông gòn và kem trị hăm.

Thay tã cho bé gái

Dùng một tay đỡ hai chân bé lên, tay còn lại dùng khăn mềm ẩm lau sạch chất bẩn dính trên da bé. Có thể sử dụng khăn ướt không mùi chuyên dụng để vệ sinh cho bé hàng ngày nếu bé không bị dị ứng.

Gấp miếng khăn đủ cầm, lau sạch phía trong các nếp gấp và hướng xuống. Lưu ý cần lau từ âm đạo ra hậu môn để tránh vi khuẩn ảnh hưởng đến vùng kín của bé, không lau rửa sâu bên trong. Lau khô lại bằng miếng khăn mềm khác. Để chống hăm, mẹ có thể thoa một lớp kem mỡ chống kích ứng mỏng quanh vùng kín và mông.

Các chuyên gia cũng cảnh báo mẹ không nên dùng phấn rôm để chống hăm hay trị hăm cho bé gái vì có thể tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với bình thường.

thay tã bé gái

Thay tã cho bé gái

Thay tã cho bé trai

Điều cần lưu ý khi thay tã cho bé trai là bé có thể tè vào người bạn bất cứ lúc nào. Bạn có thể sử dụng một miếng tã hoặc khăn mềm che vùng kín của bé trước khi tiến hành thay tã.

Dùng miếng khăn ẩm lau ở phía dưới dương vật và trên tinh hoàn, hướng về hậu môn. Trong trường hợp bé chưa cắt da quy đầu thì bạn không nên cố gắng kéo lớp da quy đầu ra đằng sau. Trong trường hợp bé đã cắt bao quy đầu thì cần vệ sinh cẩn thận và nhẹ nhàng hơn nữa. Sử dụng miếng gạc mỏng có sát trùng, kháng viêm đặt lên khu vực này. Sau đó lau khô bằng một miếng khăn mềm khác rồi thoa một lớp kem mỡ mỏng quanh vùng kín và mông bé để tránh hăm tã.

thay tã bé trai

Thay tã cho bé trai

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
  • Dùng một miếng bông sạch nhúng vào nước đun sôi để nguội
  • Lau từ góc trong tới góc ngoài theo chiều ngang. Chú ý không lau trong mắt sẽ ảnh hưởng tới thị lực
  • Lặp lại động tác trên nhưng sử dụng một miếng bông mới. Lau cho đến khi mắt của bé sạch sẽ.
  • Tiếp tục thực hiện với mắt còn lại

Cha mẹ nên làm sạch mắt cho bé theo các bước như trên từ 1-2 lần mỗi ngày hoặc khi cần. Khi thực hiện cần nhẹ nhàng, cẩn thận, không nóng vội vì da vùng mắt rất nhạy cảm, tránh xây xát. Không lau phía bên trong mắt.

vệ sinh mắt

Sử dụng bông ẩm để lau mắt cho bé

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có lỗ mũi hẹp nên cần hắt hơi thường xuyên để đẩy các chất nhầy trong khoang mũi ra ngoài. Vì vậy nên cha mẹ lưu ý rằng không được cho bất kì vật gì vào trong lỗ mũi bé, kể cả tăm bông. Việc này có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi là một lớp màng nhầy chứa rất nhiều mạch máu.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách nhúng bông vào nước sạch, lau nhẹ nhàng xung quanh lỗ mũi.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý rồi lau sạch nhẹ nhàng

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ sử dụng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội để lau sau tai và quanh vùng ngoài tai. Cần làm nhẹ nhàng và thật cẩn thận, tránh để bông hay nước vào trong tay có thể gây tổn thương cho trẻ,

Nhiều gia đình thường tự lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên đây là hành động rất nguy hiểm. Trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình dù chỉ là tác động nhỏ nhất, dễ gây những tai nạn khó lường khi lấy ráy tai trong. Cha mẹ chỉ nên lau sạch bằng bông với vùng tai ngoài. Khi muốn lấy ráy tai trong của trẻ, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để có thể lấy ra một cách an toàn nhất.

lấy ráy tai cho trẻ

Chỉ vệ sinh phía ngoài tai, không nên ngoáy sâu vào bên trong lỗ tai trẻ sơ sinh

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng từ 5 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Cha mẹ dùng miếng bông ngâm nước đun sôi để nguội để vệ sinh cuống rốn cho bé, lau tới khi chân rốn được làm sạch. Thay bông mới sau mỗi lần lau. Đảm bảo cuống rốn luôn khô thoáng. Khi quấn tã, cha mẹ cũng không nên đụng đến phần này. Phụ huynh tuyệt đối không dùng bất cứ dầu, bột, cao dán hay loại thuốc mỡ nào bôi lên phần cuống rốn. Khi cuống rốn rụng sẽ tạo vết sẹo nhỏ và sẽ mau chóng liền lại sau 2-3 ngày. Nếu thấy biểu hiện bất thường, cha mẹ cần khỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

cuống rốn

Cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng vài ngày sau khi ra đời 

Cắt móng cho trẻ sơ sinh

Móng tay trẻ mọc rất nhanh trong những năm tháng đầu đời. Vậy nên mẹ cần lưu ý cắt tỉa móng mỗi tuần 1-2 lần để tránh móng quá dài, bé sẽ có thể tự khiến mình bị thương. Khi cắt móng cần dùng dụng cụ cắt móng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để tránh làm tổn thương đến bé. Không cắt móng quá sát và cần đảm bảo móng không còn sắc sau khi cắt. Sau khi bé được 6 tháng, mẹ chỉ cần cắt tỉa móng tay mỗi tháng 1-2 lần.

cắt móng tay cho trẻ

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo an toàn

Trên đây là tất tần tật các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ nào cũng cần ghi nhớ. Chăm sóc em bé không phải là điều dễ dàng tuy nhiên chỉ cần cha mẹ hiểu và thật cẩn thận đồng thời lắng nghe nhu cầu của con thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Hi vọng bài viết của Mái Ấm Nhỏ đã cung cấp những thông tin cần thiết để cha mẹ chăm sóc bé yêu của mình đúng cách. Chúc em bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

>>> Xem thêm: Mẹo nhỏ "đánh bay" cứt trâu cho trẻ sơ sinh

1 lượt
Vote :