Có nên lấy ráy tai cho trẻ
Thông thường phụ huynh thường hay nhầm lẫn rằng ráy tai cần được loại bỏ hàng ngày để vệ sinh cho trẻ. Thực tế bình thường cha mẹ không cần làm vệ sinh ống tai của trẻ vì trong đa số trường hợp ống tai ngoài có khả năng tự làm sạch khiến ráy tai khô dần và rơi ra ngoài.
Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai thường xuyên và mọi lúc với nhiều chức năng quan trọng:
- Bảo vệ ống tai và màng nhĩ
- Chống thấm cho ống tai, giữ cho tai khô
- Ngăn ngừa vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng
- Thu hút bụi bẩn từ bên ngoài, bảo vệ màng nhĩ không bị kích thích hay viêm.
Ráy tai mới mềm và màu vàng, ráy tai cũ khô hơn và chuyển thành màu nâu hoặc đen, Ráy tai có thể đi qua ống tai ngoài đến lỗ tai và rơi ra ngoài. bởi vậy nên phần lớn trường hợp không cần thiết lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên.
Không nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên trừ trường hợp cần thiết
Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ
Tuy phần lớn trường hợp ráy tai rơi ra ngoài và tự làm sạch nhưng vẫn có đôi khi ráy tai trẻ quá nhiều, bị khô và vón cục cần được loại bỏ. Lúc này mẹ cần biết cách lấy ráy tai cho trẻ thật cẩn thận với những nguyên tắc nhất định để an toàn và không gây ảnh hưởng tới trẻ.
Làm sao lấy ráy tai cho bé
- Cách lấy ráy tai cho trẻ nhỏ không đau và an toàn như sau:
Dùng một chiếc khăn mỏng, sạch và mềm và hơi ẩm để thấm nhẹ xung quanh vành tai con.
Nhẹ nhàng lau sạch ở các góc tai ngoài rồi xoắn nhẹ một góc khăn, từ từ đưa sâu vào trong và tiếp tục xoắn nhẹ lại. Ráy tai khô cứng sẽ theo đường xoắn của khăn bông và ra ngoài.
Khăn mềm không làm tổn thương đến màng tai của bé mà vẫn làm sạch được ráy tai, tránh đụng chạm quá nhiều đến ống tai kích thích sản sinh nhiều ráy tai hơn.
Mẹ nên lấy ráy tai cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Cách lấy ráy tai trong trường hợp ráy tai vón cục lâu ngày:
Trong trường hợp ráy tai quá khô cứng mà áp dụng cách trên không hiệu quả thì mẹ nên mua dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ 5-10 giọt, mỗi ngày 3-4 lần tránh để nước chảy thẳng vào tai. Nước muối làm ráy tai ẩm ướt, rã ra giúp mẹ lấy ra dễ dàng.
Trong trường hợp ráy tai rã ra nhiều thì mẹ nên tiếp tục nhỏ cho trẻ thêm vài ngày nữa cho đến khi ráy tai đã ra ra hết và được đẩy ra khỏi ống tai hoàn toàn. Nếu ráy tai chỉ mềm đi và không rã ra thì cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được can thiệp hút ra ngoài.
Trong trường hợp tai trẻ bị trầy xước hoặc viêm tai giữa thì cha mẹ không dùng bông ráy tai hay bất cứ dụng cụ nào khác để ngoái tay cho trẻ vì có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và gây ảnh hưởng xấu đến tai trẻ.
Nguyên tắc lấy ráy tai khô cứng cho trẻ
Khi lấy ráy tai khô cho trẻ, mẹ tuyệt đối không sử dụng vật sắc nhọn như móng tay hay tăm bông. Vật sắc nhọn khiến ráy tai đi vào sâu hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ trong tai hoặc có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương.
Khi lấy ráy tai cho trẻ tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn hay cứng
Trên đây là giải đáp có nên lấy ráy tai cho trẻ không, khi nào thì nên lấy ráy tai cho trẻ và làm sao lấy ráy tai cho bé mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ tới các vị phụ huynh. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết cách lấy ráy tai cho trẻ nhỏ sao cho hợp lý để vừa vệ sinh vừa không ảnh hưởng đến trẻ.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan