Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Do đâu trẻ thấp lùn? Đây đều là những câu hỏi khiến nhiều mẹ lo lắng trong việc giúp bé tăng chiều cao. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ “dậm chân tại chỗ”.


Các giai đoạn giúp trẻ phát triển chiều cao một cách vượt trội

Thời kỳ trẻ còn trong bụng mẹ

Trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sẽ nhận được hoàn toàn dinh dưỡng từ mẹ. Để cho bé phát triển tốt nhất trong thời gian đang nằm trong bụng mẹ thì mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ sẽ tăng từ 10kg – 20kg, con sẽ nặng trung bình trong khoảng từ 2,5 – 4kg, chiều cao từ 45 – 50cm khi chào đời. Thời kỳ này chính là bước nền quan trọng giúp trẻ quyết định về trí tuệ cũng như chiều cao của trẻ.

Giai đoạn giúp trẻ phát triển chiều cao

Giai đoạn trẻ sơ sinh khi trẻ lên 3 tuổi

Trong thời kỳ 12 tháng đầu khi trẻ chào đời sẽ phát triển rất nhanh về chiều cao, trung bình chiều cao của các bé sẽ tăng khoảng từ 20-25 cm. Trong 2 năm tiếp theo chiều cao của bé sẽ tăng khoảng 10cm nếu bé được chăm sóc với đầy đủ chất dinh dưỡng và có môi trường sống thuận lợi.

Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì

Độ tuổi bắt đầu dậy thì với bé gái từ 9-11 tuổi và với bé trai từ 11-13 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể của bé có sự phát triển mạnh mẽ về vóc dáng, cân nặng và tâm sinh lý. Trẻ cũng sẽ tăng vọt về chiều cao, có thể cao khoảng từ 8-12cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý và có lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Sau giai đoạn dậy thì, bé vẫn phát triển chiều cao nhưng chậm hơn, hoặc có một số bé sẽ không phát triển nữa. Do đó, cơ hội để cải thiện chiều cao ở trẻ chính là ở giai đoạn dậy thì. Cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động và thói quen sinh hoạt của trẻ trong từng giai đoạn cụ thể.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Thức khuya là nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Trong khi ngủ có đến 90% sự phát triển xương diễn da, vì giấc ngủ là yếu tố cực quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Thói quen thức khuya cũng sẽ khiến cho hormone tăng trưởng tiết ra ít nên chiều cao sẽ tăng trưởng chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần tập cho bé thói quen đi ngủ sớm.

Thức khuya là quá trình ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Uống nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas được rất nhiều trẻ em ưa chuộng, dù uống khá ngon nhưng nó lại là thức uống không tốt cho bé. Loại thức uống này gây nên không ít ảnh hưởng xấu, mang đến các tác hại dễ thấy như: làm hại men răng, gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày, nó còn làm kìm hãm sự phát triển chiều cao của con người.

Theo như thống kê trên thế giới cho thấy, co đến 60% số người uống nước ngọt có gas quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp, khiến cho hệ xương khớp kém phát triển. Vì trong nước có gas có chứa axit photphoric, chất này không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể mà còn bào mòn đi lượng canxi có trong xương khiến cho hệ xương suy yếu, kém phát triển.

Trong nước có gas cũng chứa rất nhiều đường và khí carbon dioxide có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến chán ăn, gây thiếu hụt dinh dưỡng, gây tác động xấu đến các cơ quan chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Uống nước ngọt có gas có hạu cho sức khỏe và làm chậm việc tăng chiều cao

Trẻ ăn quá mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ

Việc ăn thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, vitamin D, kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ, tăng nguy cơ béo phì, dễ mắc phải các bệnh tim mạch thì thức ăn mặn sẽ làm tăng sự bài tiết của khoáng chất qua đường tiết niệu, làm giảm sự hấp thụ vitamin, khoáng chất cần thiết.

Trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ

Ăn thừa chất

Việc ăn thừa chất cũng sẽ khiến cho chiều cao của trẻ chậm phát triển. Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải đảm bảo đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết như: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất có trong thịt, cá, trứng sữa,… là năng lượng giúp xương phát triển.

Không nên cho trẻ ăn thừa chất

Ăn, ngủ không đúng giờ

Giấc ngủ có tầm quan trọng không hề nhỏ đối với chiều cao và sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc thức khuya hoặc ăn ngủ không đúng giờ sẽ làm cho hàm lượng hormone tăng trưởng bị sụt giảm, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.

Trẻ ăn ngủ không đúng giờ

Lười vận động

Mức độ hoạt động trong cơ thể có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương. Thói quen thường xuyên vận động và rèn luyện thể lực sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trên xương, có tác động giúp tăng tế bào, mang lại cảm giác ngon miệng, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. 

Việc ít hoạt động cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì, ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng sau này của trẻ. Đặc biệt, những bé có cân nặng lớn càng lười vận động nên cha mẹ cần quan tâm, khuyến khích trẻ chăm tập thể dục.

Trẻ lười vận động

Thiếu hụt vitamin D

Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ, việc thiếu hụt vitamin D khiến cho lượng canxi khi bổ sung vào cơ thể không được hấp thụ hoàn toàn, điều này khiến cho xương chậm phát triển, làm ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao. Để bổ sung vitamin D cần dành từ 15-20 phút để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày vào sáng sớm, cũng cần kết hợp cùng một số thực phẩm giàu vitamin D. 

Thiếu hụt vitamin D

Cách tăng chiều cao cho trẻ đúng chuẩn

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến chiều cao, thể chất, trí tuệ của trẻ. Việc bổ sung dinh dưỡng cần được làm ngay từ khi người mẹ mang thai. Ngay từ khi sinh ra, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ sẽ giúp bé tăng chiều cao tốt hơn sữa công thức.

Khi đến thời kỳ ăn dặm, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất đó là: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.Trong đó, chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, cung cấp đầy đủ các axit và amin cần thiết. Chất béo quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, chất béo cũng giúp hệ xương phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa khoáng chất cần thiết.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ

Rèn luyện thể lực

Việc tập thể dục thể thao luôn là yếu tố quan trọng không kém việc bổ sung các chất dinh dưỡng. Để cho cơ thể phát triển tốt và khỏe mạnh, phát triển chiều cao như ý muốn nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày và đều đặn. Cần duy trì việc tập thể dục đều và tăng cường độ dần đều theo thời gian, nếu chỉ tập luyện nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn hay tập luyện quá lâu sẽ không thúc đẩy việc tăng chiều cao. 

Tạo thói quen cho trẻ rèn luyện thể dục

Ngủ đủ giấc

Hãy cho bé ngủ đủ giấc, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả. Hầu hết quá trình phát triển chiều dài xương thường diễn ra vào ban đêm. Ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã cho thấy rằng 90% sự phát triển của xương diễn ra vào lúc ngủ, nghỉ ngơi hoặc thức trắng đêm sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Ngủ ngon, ngủ sâu giấc sẽ giúp cơ thể tiết hormone tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển toàn diện.

Giúp bé ngủ đủ giấc

Trong bài viết trên đây, Mái Ấm Nhỏ đã chia sẻ cho mẹ vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao cũng như nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này. Hãy cho bổ sung thêm dưỡng chất cho bé để giúp bé có được chiều cao vượt trội nhất. 

>>> Tham khảo thêm:

Vote :