Nguyên nhân trẻ còi cọc là do đâu? Cách chăm sóc trẻ còi cọc

Nguyên nhân trẻ còi cọc là do đâu? Cách chăm sóc trẻ còi cọc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ còi cọc, do vậy mẹ cần bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho bé. Dưới đây cũng là một số cách chăm sóc trẻ còi cọc tốt nhất.


Vì sao trẻ còi cọc?

Bệnh còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D cần thiết. Nếu thiếu vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa giữa 2 loại chất quan trọng có thể giúp xương phát triển đó là canxi và phốt pho.

Trong khoảng 3 năm đầu đời, bệnh còi xương của trẻ khá phổ biến, nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi - phốt pho và không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng.

Ngoài bệnh còi xương, còn có khái niệm còi cọc dùng để chỉ những trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng lẫn chiều cao đều kém hơn mức trung bình, có thể kèm theo còi xương hoặc không. Trong khi đó, có trường hợp bệnh còi xương còn gặp ở cả trẻ rất bụ bẫm vì những đứa bé này có nhu cầu bổ sung canxi - phốt pho cao hơn các bạn có chỉ số cơ thể phát triển bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ

Trẻ tăng cân chậm hay còi xương cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là cách ăn uống mà mẹ tạo cho bé.

Trẻ còi cọc cũng là do biếng ăn

Pha sữa không đúng cách

Nhiều mẹ luôn nghĩ rằng cho bé uống nhiều sữa thì sẽ nhanh hết còi xương, bổ sung dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, mẹ còn pha sữa khá đặc để cho bé uống. Một số bố mẹ thì lại pha sữa quá loãng nên lượng sữa không đủ nạp để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Do đó, bố mẹ cần pha sữa đúng cách, theo hướng dẫn của NSX đã ghi trên bao bì sữa.

Bé gặp vấn đề về tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể hoàn thiện như người lớn nên khi ăn những thức ăn được nâu quá cứng, nát quá hay chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng, nhiều thịt, ít rau. Điều này khiến hệ tiêu hóa phải làm thêm giờ để kịp tiêu hóa. Những thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ ở lại trong ruột, đại tràng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chỉ cho bé ăn nước mà không ăn cái

Hầu hết các mẹ thường có thói quen cho bé ăn nước vì nghĩ nước chứa những chất tốt nhất. Tuy nhiên, nơi tập trung nhiều dinh dưỡng nhất chính là phần cái, còn phần nước chỉ chứa đựng một lượng nhỏ mà thôi.

Việc cho bé ăn nước, không ăn cái sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Vì thế, các mẹ nên chú ý cho bé ăn đầy đủ cả nước lẫn cái để cơ thể bé được hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng trong thực phẩm đem lại nhé.

Cho bé ăn cháo dinh dưỡng nấu sẵn

Nhiều cha mẹ không có thời gian để nấu ăn cho bé, việc cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua từ bên ngoài hay cháo ăn liền. Ưu điểm sẽ là vừa nhanh, vừa tiện, vừa ngon nhưng lại không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như cháo mẹ nấu cho bé. Việc dành thời gian chế biến thức ăn cho bé sẽ bảo vệ sức khỏe con và giúp con tăng cân tốt hơn.

Mẹ cho bé bú không đúng cách

Cách bú cũng ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Bởi vì khi bú sai, bé có thể không nhận đủ lượng dinh dưỡng từ sữa vào cơ thể. Bé đói và bé chậm lớn, thiếu cân hơn các bạn khác.

Cách chăm sóc trẻ còi cọc

Nếu như các bậc phụ huynh nhận thấy con mình có những triệu chứng còi cọc, cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ khám và chuẩn đoán. Tốt nhất mẹ nên bổ sung thêm vitamin D cho bé mỗi ngày.

Mẹ cần cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vitamin D

Cho bé phơi nắng sáng mỗi ngày

Cho bé tắm nắng buổi sáng mỗi ngày sẽ giúp hấp thụ vitamin D từ tia sáng mặt trời vào trong cơ thể. Vitamin D giúp điều hòa canxi, phốt pho trong máu dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa. Thời gian tắm nắng cho trẻ lý tưởng và an toàn nhất là trước 9h sáng và trong vòng khoảng 10-30 phút. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.

Cung cấp thêm vitamin D và canxi

Uống thêm vitamin D: Liều lượng dùng vitamin D tham khảo là 4000 UI/ngày trong vòng 4 - 8 tuần. Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng và kéo dài trong vòng 1 năm.

Bổ sung canxi: Ống canxi B1 - B2 - B6 dạng uống hoặc cốm ăn là một lựa chọn khác có thể cân nhắc để tăng cường cung cấp vitamin D hằng ngày cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đối với trẻ sơ sinh thì nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi đến tuổi ăn dặm, phụ huynh chú ý chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày.

Trên đây là những cách hướng dẫn mẹ giúp bé ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh để bé trở nên còi cọc mà Mái Ấm Nhỏ đã chia sẻ. Hy vọng bé được bổ sung các chất dinh dưỡng tốt nhất.

>>> Tham khảo thêm:

Vote :