1. Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?
Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng? Hầu hết đứa trẻ nào sinh ra cũng phải trải qua 2 lần mọc răng, lần 1 là lúc mọc răng sữa, lần 2 là lúc con thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn. Quá trình mọc răng sữa là một trong những bước ngoặt đầu đời của con nên ba mẹ thường lo lắng không biết trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng.
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và quá trình này diễn ra cho tới khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Khi được 12 tháng, bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng sữa và đến khi 36 tháng sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới.
Tuy nhiên vẫn có bé mọc răng sớm (sớm nhất là khoảng tháng thứ 2 hoặc thứ 3) hoặc mọc răng muộn nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá về vấn đề này, đa phần là do yếu tố di truyền hoặc thể chất của mỗi bé.
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết thời điểm bé đang mọc răng qua các dấu hiệu sau:
- Chảy nhiều dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi nhiều hơn.
- Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi chảy nước dãi quá nhiều, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da, mắt, miệng gây ra các nốt mẩm đỏ ở vùng da này.
- Bé bị ho: Chảy nước dãi quá nhiều khiến bé cảm thấy khó chịu và hay bị ho sặc.
- Bé khó ngủ: Đau răng và đau lợi là nguyên nhân khiến bé quấy khóc, khó ngủ.
- Bé thích cắn: Bé nào bắt đầu mọc răng cũng có xu hướng muốn cắn bất cứ thứ gì trước mặt chúng.
- Sốt mọc răng: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi. Vì vậy, những tác nhân gây sốt dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Ngoài ra, lợi bé bị sưng đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Giai đoạn mọc răng, bé đều thích cắn các vật xung quanh
3. Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh
Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh như sau:
- 2 chiếc răng cửa dưới xuất hiện đầu tiên khi bé được 6 – 10 tháng tuổi.
- Tiếp đến là 2 chiếc răng cửa trên, thường mọc vào tháng thứ 8 – 12.
- 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục được mọc ra khi bé được 9 – 13 tháng tuổi. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa rồi.
- Tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới. Hai chiếc răng này được mọc ra khi bé được 10 – 16 tháng tuổi. Vào thời điểm này, khi bé cười đã khoe được khá nhiều răng.
- Hai chiếc răng hàm đầu tiên bắt đầu xuất hiện khi bé được 13 – 19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về bên trong, cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
- Cũng như 2 chiếc răng hàm trên, 2 chiếc răng hàm dưới cũng mọc cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng được xuất hiện khi bé được 14 – 18 tháng tuổi.
- Hai chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu xuất hiện khi bé được khoảng 16 – 22 tháng tuổi, lắp đầy vị trí bị bỏ trống.
- Hai chiếc răng nhanh hàm dưới xuất hiện khi bé được khoảng 17 – 23 tháng tuổi.
- Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được 23 – 31 tháng tuổi.
- Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng được mọc khi bé được khoảng 25 – 33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé đã có một nụ cười vô cùng rạng rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh
4. Trẻ mọc răng sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không?
Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn là vấn đề bẩm sinh và thường không đáng lo ngại. Có những trẻ sơ sinh khi chào đời đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng nhưng cũng có những bé chỉ mọc răng đầu tiên khi đã hơn 1 tuổi. Bố mẹ không nên lo lắng quá về việc trẻ mọc răng sớm hay muộn mà nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để răng bé luôn chắc khỏe, không bị dị dạng.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ
Trẻ mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một trong các yếu tố sau:
- Di truyền: Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng được thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
- Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của trẻ sẽ ít hơn.
- Vitamin D và canxi: Trẻ mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D hay canxi hay không. Nếu trẻ bị thiếu canxi và vitamin D thì sẽ mọc răng muộn.
Trẻ mọc răng sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
6. Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
- Cho trẻ ngậm ti giả, vòng mọc răng để làm giảm sự khó chịu cho trẻ khi mọc răng.
- Nếu trẻ sốt nhẹ thì nên lau người bằng nước ấm và bổ sung nước cho trẻ.
- Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng, cứ 4 – 6 giờ cho trẻ uống 1 lần.
- Vệ sinh răng miệng thật tốt cho trẻ bằng cách lau sạch nước dãi quanh miệng và nướu bằng khăn mềm, sạch. Đặc biệt là sau khi cho trẻ bú và ăn. Cách thực hiện: Dùng miếng gạc hoặc vải mềm sạch quấn quanh ngón tay và lau nhẹ nhàng.
- Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm. Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
Như vậy là bạn đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng rồi chứ. Việc trẻ sơ sinh mọc răng sớm hay muộn đều không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, ba mẹ đừng lo lắng quá.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Bình luận
Bài viết liên quan
Hiện không có bài viết nào liên quan