Tất tần tật lý do vì sao bé ăn tốt mà không tăng cân

Tất tần tật lý do vì sao bé ăn tốt mà không tăng cân

Bé ăn tốt nhưng không tăng cân là vấn đề lo ngại của khá nhiều bậc phụ huynh khi con bắt đầu bước vào thời gian ăn dặm. Vậy nguyên nhân là do đâu?


Khả năng hấp thụ dinh dưỡng hàng ngày của bé luôn là vấn đề quan tâm của khá nhiều bố mẹ. Mặc dù khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ là khác nhau, tuy nhiên bé ăn nhiều mà không tăng cân luôn khiến nhiều người băn khoăn và lo lắng. Vậy nguyên nhân và phương pháp khắc phục như thế nào, hãy cùng Mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

 Nguyên nhân trẻ ăn tốt mà không tăng cân 

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không chịu tăng cân, tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra một vài nguyên nhân chính là

Ăn nhiều nhưng không đủ số lượng 

Mẹ cho con ăn nhiều nhưng số lượng không đạt theo tiêu chuẩn đề ra ở từng độ tuổi khác nhau. Ví dụ như mỗi ngày trẻ 1 tuổi có thể ăn hết 1 bát cháo trong mỗi bữa ăn, ngày chia 4 bữa cùng với 500ml sữa nhưng mẹ không cho con ăn hết bát hoặc ngày chỉ chia thành 2 hoặc 3 bữa. Trẻ nhỏ cũng cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ sữa nhưng mẹ không nắm rõ nhu cầu của con. 

Ăn nhiều nhưng không đủ số lượng

Ăn nhiều nhưng không đủ số lượng

Mẹ không cho con ăn đủ chất dinh dưỡng 

Mặc dù khả năng bé ăn được nhiều nhưng chất lượng bữa ăn không đạt yêu cầu cho hoạt động và thể trạng của trẻ là nguyên nhân đầu tiên khiến con không chịu tăng cân. Hầu hết người Việt đều có thói quen ăn theo sở thích mà không quan tâm đến mức độ dinh dưỡng có trong món ăn đó là bao nhiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên ăn từ 15 - 20 loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi bữa ăn phải đủ từ 30 - 40g thịt cá tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ cho con. Tuy nhiên, bữa ăn của con thiếu dầu mỡ cũng là lý do khiến con dễ bị chậm tăng cân bởi 1 thìa dầu trong 1 bát cháo thì năng lượng tăng lên tận 25%. Dầu cũng có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan các loại vitamin, kích thích khả năng thèm ăn của trẻ.

Ăn nhiều nhưng dư thừa 

Khi thực phẩm đưa quá nhiều vào cơ thể khiến khả năng tiêu hóa gặp vấn đề. Quy định về thực phẩm cho con ăn từ 6 tháng tuổi là 1/2 bát bột, nếu quá nhiều sẽ khiến con chậm tiêu, đầy bụng do men tiêu hóa không đủ. Nhiều bố mẹ cho con ăn quá nhiều khiến con chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc, thậm chí là sụt cân.

Ăn nhiều nhưng dư thừa 

Ăn nhiều nhưng dư thừa

Ăn nhiều nhưng không hợp

Đối với từng bé, khả năng thu nạp từng chất dinh dưỡng là khác nhau nên bố mẹ không được áp dụng chế độ dinh dưỡng của người khác lên con mình được. Khi con có biểu hiện của chậm tiêu, đầy hơi, khó chịu thì bố mẹ nên giảm hàm lượng thức ăn và sữa để khả năng ăn uống của con ổn định hơn. Một vài bé sẽ gặp trường hợp bị bệnh đường ruột, gan, mật, di truyền… thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Hãy tìm hiểu và xây dựng thực đơn phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình nhé. 

Ngoài ra, những bé mắc bệnh liên quan đến tuyến yên, tuyến giáp thì khả năng chậm lớn, nhẹ cân rất cao.

Nạp quá nhiều chất đạm 

Nhiều bà mẹ cho rằng cứ cho con ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… thì con sẽ khỏe mạnh và nhanh lớn hơn. Tuy nhiên khả năng dung nạp chất đạm của con có hạn, khi ăn quá nhiều sẽ khiến con chậm tiêu, giảm ăn, khó chịu, thậm chí là táo bón, tiêu chảy. Ăn thực phẩm có nhiều chất đạm sẽ tạo gánh nặng cho thận, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chất đạm không phải nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ mà phải là tinh bột, chất béo, trong khi chất đạm chỉ chiếm 14% năng lượng. Bố mẹ nên nắm vững và cho con ăn uống thực phẩm đúng mức.

Nạp quá nhiều chất đạm 

Nạp quá nhiều chất đạm

Bé quá hiếu động 

Con ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng khả năng tiêu thụ năng lượng quá lớn do các hoạt động hàng ngày như chạy nhảy, nô đùa quá mức nên bé sẽ vẫn gầy và thiếu cân. Theo thống kê, cứ 10 em bé trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi thì có tới 5 em hiếu động và cân nặng không đạt tiêu chuẩn dù con ăn rất nhiều.

Bé bị giun sán 

Giun sán luôn là thứ mà bố mẹ nghĩ đến đầu tiên khi thấy con ăn nhiều nhưng không tăng cân. Các loại ký sinh trùng này tồn tại trong đường ruột và hấp thụ phần lớn lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Do đó con có ăn nhiều như thế nào nhưng dinh dưỡng nuôi cơ thể vẫn rất ít. Bố mẹ nên tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần. 

Bé bị giun sán

Bé bị giun sán

Bé hấp thụ dinh dưỡng kém 

Hệ tiêu hóa của con không tốt dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém là nguyên nhân khiến con chậm tăng cân. Nguyên nhân chính là hệ tiêu hóa của con thiếu men tiêu hóa hoặc các vi khuẩn tiêu hóa quá yếu. Trường hợp này thường xảy ra đối với những bé có sức đề kháng kém, hay đau ốm và phải sử dụng kháng sinh. 

Biểu hiện của hiện tượng hấp thụ dinh dưỡng kém 

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là do thức ăn không được hấp thụ hết vào cơ thể, chúng có những biểu hiện cụ thể như:

  • Con hay bị tiêu chảy, mỗi lần tiêu chảy thường kéo dài rất lâu và dễ bị lặp lại
  • Phân của trẻ còn nguyên các thực phẩm của quá trình tiêu hóa mà người ta hay gọi là phân sống 
  • Hậu môn đau nhức, lở loét khiến con khó chịu, la khóc 
  • Trẻ xuất hiện các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Bé bị giun sán 

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của việc bé không tăng cân

Khi con có những biểu hiện của việc chậm tăng cân, bạn nên nhanh chóng tìm hiểu ra nguyên nhân và xây dựng lại thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho con. Bảng đo chiều cao, cận nặng cho trẻ từ 0 - 10 tuổi theo tiêu chuẩn của WHO dưới đây sẽ giúp bạn biết chính xác tình trạng sức khỏe của con yêu nhà mình.

Bảng đo chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0 – 10 tuổi

Bảng đo chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0 – 10 tuổi

Biện pháp cải thiện tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân 

Bố mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đúng cách 

Việc đầu tiên bạn nên làm là xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn cho con yêu nhà mình. Đối với trẻ em trên 1 tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm thì hãy bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho con. Mỗi bữa ăn phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, chất đạm, chất béo và rau, củ quả. Phụ huynh có thể xem xét và chia bữa ăn cho con thành nhiều bữa khác nhau, giảm áp lực ăn uống và tiêu hóa của con. Nhờ khó bé dễ tăng cân hơn và ăn uống tốt hơn. 

chế độ ăn uống đúng cách

Bố mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đúng cách

Cung cấp sữa đầy đủ dinh dưỡng và số lượng cho trẻ 

Trẻ đang trong độ tuổi phát triển nên cần được bổ sung thêm sữa ngoài những bữa ăn hàng ngày. Sữa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường chiều cao, cân nặng cho con đủ dinh dưỡng cho một ngày dài hoạt động. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà con cần được cung cấp lượng sữa khác nhau, bố mẹ chú ý để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Hãy cho bé uống sữa vào các bữa phụ, không nên uống sữa vào bữa chính.

Bổ sung thêm men vi sinh 

Để tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bố mẹ có thể cho con sử dụng thêm men vi sinh từ các loại thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm. Như vậy hệ tiêu hóa của con sẽ khỏe mạnh hơn, hấp thụ thức ăn tốt hơn. Đừng quên tẩy giun cho con định kỳ để giảm các loại ký sinh trùng tồn tại trong ruột.

Bổ sung thêm men vi sinh

Bổ sung thêm men vi sinh

Cho bé vận động vừa phải 

Trẻ vận động vừa phải sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, phụ huynh không nên cho con nô nghịch quá mức sẽ khiến con mệt, hao tổn năng lượng mà không thể tăng cân được. Hãy quan sát con khi con chơi đùa, cho con tắm nắng từ 8 - 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D vào cơ thể.

Hãy bảo vệ sức khỏe toàn diện cho con bằng trong từng bữa ăn hàng ngày, do đó bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của con. Tốt nhất định kỳ nên đi đo chiều cao, cân nặng để biết tình trạng sức khỏe và bổ sung kịp thời dinh dưỡng khi cần thiết.

>>> Xem thêm: Phân biệt và cách sử dụng men vi sinh và men tiêu hóa 

1 lượt
Vote :