Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không? Có nhiều trẻ sơ sinh trong những tháng tuổi đầu đời bú sữa xong cũng khó ngủ, quấy khóc, không ngủ ngon giấc có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển khiến cha mẹ lo lắng. Cùng Mái Ấm Nhỏ tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ ngủ ít qua bài viết dưới đây


Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày hay trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm đều có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ có sự chuyển biến khác nhau theo mỗi tháng tuổi nhưng hầu hết là không theo nhịp ngày đêm. Khi mới chào đời, hầu hết thời gian trẻ dành để ngủ và chỉ thức dậy khi bú hoặc đi sinh với thời gian ngủ trung bình từ 18-20 tiếng một ngày được chia thành giấc. Mỗi giấc ngủ có thời gian khá ngắn khoảng 2-3 tiếng vào ban ngày và ngủ sâu 8-9 tiếng vào ban đêm.

trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít có sao ko, tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít, vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít khó ngủ, trẻ sơ sinh ngủ ít thiếu chất gì, trẻ sơ sinh ngủ ít bú ít, trẻ sơ sinh ngủ ít tại sao

Trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ khá dài

Tuy vậy, mỗi trẻ lại có thời gian ngủ không giống nhau, trẻ càng lớn sẽ càng ngủ ít đi. Để đánh giá thời gian trẻ ngủ ít hay nhiều thì mẹ cần dựa vào tổng thời gian trẻ sơ sinh ngủ trong ngày. Nếu bé ngủ ít hơn 10 tiếng thì tức là trẻ đang ngủ ít. Thời gian ngủ của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của cha mẹ, nên nếu trẻ ngủ ít, quấy khóc sẽ khiến cha mẹ không khỏi mệt mỏi.

Mối nguy hại khi trẻ ngủ ít ban ngày:

  • Có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển
  • Dễ căng thẳng lo lắng, dễ ảnh hưởng bởi yếu tố từ môi trường bên ngoài, biểu hiện sợ hãi, quấy khóc...
  • Rối loạn giấc ngủ do không ngủ đủ giấc ban ngày, hình thành thói quen ngủ ít, thức nhiều, không có giờ ngủ cố định.
  • Trẻ sơ sinh ít ngủ làm đảo lộn sinh hoạt gia đình. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra căng thẳng, mệt mỏi, stress không chỉ cho bé mà còn cho các thành viên trong gia đình.

trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít có sao ko, tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít, vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít khó ngủ, trẻ sơ sinh ngủ ít thiếu chất gì, trẻ sơ sinh ngủ ít bú ít, trẻ sơ sinh ngủ ít tại sao

Trẻ sơ sinh ngủ ít ban ngày là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít

Trẻ sơ sinh ngủ ít khó ngủ, ngủ không ngon giấc thường do những nguyên nhân thường gặp như:

Trẻ bị đói

Dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn còn khá nhỏ nên cần phải nạp nhiều lần trong ngày để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ đói, không được bú đủ thì dễ dẫn đến ngủ không sâu, dễ thức.

Trẻ thiếu chất

Trẻ thiếu canxi, kẽm thường ngủ không sâu, dễ giật mình, khó chịu bứt rứt khi ngủ.

Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Tiếng ồn ào và ánh sáng mạnh có thể khiến trẻ khó ngủ. Trong thời gian bé ngủ thì không gian yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp là rất quan trọng.

Trẻ mắc bệnh

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh... khiến trẻ mệt mỏi, bú kém hơn và khó ngủ.

trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít có sao ko, tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít, vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít khó ngủ, trẻ sơ sinh ngủ ít thiếu chất gì, trẻ sơ sinh ngủ ít bú ít, trẻ sơ sinh ngủ ít tại sao

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít, quấy khóc vào ban ngày

Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao

Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Trong 8 tuần đầu sau khi sinh, trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì nếu tình trạng này xảy ra trẻ sẽ quá mệt mỏi và khó ngủ. Dấu hiệu buồn ngủ của trẻ là liên tục chớp mắt, mắt lim dim, ngáp hay có quầng thâm giúp cha mẹ dễ nhận ra để dỗ trẻ ngủ, đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.

Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm

Một số trẻ có thói quen thức đêm trong bụng mẹ và khi ra đời trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày đêm nên vẫn duy trì thói quen này. Một vài tuần đầu sau sinh, cha mẹ khó có thê rthay đổi thói quen của trẻ mà chỉ có thể dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày, cha mẹ có thể thức đề chơi với trẻ, nói chuyện và hát cho trẻ nghe, đảm bảo cữ bú trong ngày. Môi trường ngủ cần không ồn ào, vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không quá gắt với nhiệt độ khoảng 28-29 độ C.

Tạo điều kiện tốt cho trẻ ngủ

Mẹ chú ý thay tã thường xuyên để tránh ẩm ướt cho trẻ. Cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ quá sát hay vướng víu tạo sự thoải mái, giúp con dễ ngủ hơn.

Dạy trẻ tập tự ngủ

Đặt trẻ ngủ nôi riêng thay vì ngủ chung với bố mẹ. Tạo thói quen cho trẻ ngủ để hạn chế tình trạng giật mình, vặn mình, khóc giữa giấc khiến giấc ngủ không sâu được. Cha mẹ có thể tập dạy trẻ tự ngủ khi trẻ được 6-8 tuần với cách thức dỗ rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ.

Cha mẹ nên đặt trẻ lên giường hoặc nôi ngay khi trẻ có các dấu hiệu buồn ngủ bên trên nhưng vẫn còn thức. Có thể áp dụng các cách phù hợp như hát ru, nghe nhạc, vuốt lưng, gãi nhẹ mông, gãi nhẹ đầu... Không nên để trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì dễ tạo thói quen xấu, cứ đặt xuống giường trẻ lại thức giấc.

trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít có sao ko, tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít, vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít, trẻ sơ sinh ngủ ít ban ngày, trẻ sơ sinh ngủ ít khó ngủ, trẻ sơ sinh ngủ ít thiếu chất gì, trẻ sơ sinh ngủ ít bú ít, trẻ sơ sinh ngủ ít tại sao

Cha mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ để tạo điều kiện ngủ cho con

Trên đây là những điều phụ huynh cần biết khi trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày và cách để khắc phục tình trạng này mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ. Hi vọng rằng bài viết đã giúp cha mẹ tìm hiểu kỹ hơn được vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít và phương pháp giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc hơn để con có thể phát triển khỏe mạnh mà mẹ cũng đỡ lo lắng. Đừng quên theo dõi Mái Ấm Nhỏ để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác về sức khỏe gia đình nhé.

>>> Xem thêm:

1 lượt
Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan