Hành động xoa bụng bầu tưởng chừng như không ảnh hưởng gì này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé mà nhiều người không biết. Tuy nhiên xoa bụng khi mang bầu cũng là một cách để giao tiếp, giúp con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ. Vậy thực chất xoa bụng bầu có tốt không? Cùng Mái Ấm Nhỏ tìm hiểu ngay dưới đây!
Những nguy cơ tiềm ẩn khi xoa bụng bầu
Có thể ảnh hưởng tới ngôi thai
Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở của mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bé dễ dàng di chuyển trong tử cung mẹ vì có nhiều nước ối. Khi sang tuần 32 trở đi, nước ối giảm dần do thai nhi phát triển hơn, không gian để bé cử động, di chuyển cũng hẹp đi. Bởi vậy nên việc xoa bụng bầu thường xuyên trong khoảng 30-32 tuần có thể khiến bé xoay vị trí và không thể trở lại ngôi thuận lợi để mẹ sinh thường.
Xoa bụng bầu có thể khiến bé chuyển ngôi thai
Có thể khiến thai nhi bị dây cuốn cổ
Dây rốn quấn cổ là hiện tượng không hiếm gặp vì bé thường xuyên xoay chuyển, thay đổi tư thế trong bụng mẹ. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và chào đời bình thường an toàn. Nhưng dây rốn quấn cổ nhiều vòng sẽ gây ra nguy cơ cao cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến bé không có đủ dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn là dây rốn co thắt chặt gây tắc nghẽn mạch máu. Xoa bụng bầu thường xuyên trước 30 tuần tăng nguy cơ tràng hoa quấn cổ ở trẻ.
Có thể gây sinh non
Mẹ bầu thường sẽ cảm nhận những cơn co thắt giả từ tuần 34 trở đi. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung mẹ nhạy cảm hơn nên việc xoa bụng bầu thường xuyên có thể kích thích những cơn co tử cung gây đứt nhau thai khiến mẹ bầu sinh non.
Trường hợp mẹ cần tránh xoa bụng bầu
Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường
Việc trò chuyện, chơi đùa với con là điều mà mẹ bầu nên làm để giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên nếu mẹ nhận thấy thai nhi cử động nhiều hơn bình thường, liên tục máy hoặc không máy trong thời gian dài thì mẹ cần tuyệt đối tránh xoa bụng bầu.
Việc xoa bụng bầu trong trường hợp này sẽ kích thích sinh non, dọa sẩy, động thai cũng như đe dọa tính mạng con trong bụng. Lúc này mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh nguy hiểm.
Nếu thai nhi cử động nhiều hoặc không cử động thì mẹ cần tránh xoa bụng bầu
Ba tháng cuối thai kỳ
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì gần đến ngày sinh. Mẹ bầu cần tránh xoa, hay tác động vào vùng bụng có thể khiến xoay ngôi thai theo chiều bất lợi. Khoảng thời gian này tử cung người mẹ cũng nhạy cảm hơn nên việc xoa bụng bầu có thể khiến nhau thai tổn thương, tạo ra các cơn co rút gây sinh non ảnh hưởng trực tiếp đến bé.
Bà bầu bị nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng bánh nhau bám ở dưới, che một phần hoặc toàn bộ tử cung thay vì ở trước hay sau đáy tử cung. Đây là biến chứng thai kỳ khiến thai nhi gặp nhiều khó khăn khi đi qua ống sinh. Nếu mẹ được xác định bị nhau tiền đạo thì cần tuyệt đối tránh xoa bụng bầu, tránh tình hình xấu hơn.
Có dấu hiệu sinh non
Nếu mẹ có tiền sử sinh non, lưu thai hay sảy thai, ra huyết khi mang thai thì việc xoa bụng bầu quá nhiều có thể gây ra những cơn co thắt kích thích, đẩy bé ra sớm hơn so với ngày dự sinh. Bé sinh non có nhiều thiệt thòi hơn về trí tuyệ và thể chất, sức khỏe so với những bé khác. Vậy nên mẹ cần chú ý đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt của bản thân để con không bị thiếu tháng, ốm yếu.
Xoa bụng bầu dễ khiến mẹ bầu sinh non
Có nên xoa bụng bầu khi mang thai không?
Không phải lúc nào việc xoa bụng bầu cũng gây ảnh hưởng xấu. Nếu xoa bụng massage đúng cách và đúng thời điểm thì cũng có nhiều lợi ích như sau:
Lợi ích với mẹ
- Mẹ dễ sinh hơn, không bị đau đớn nhiều như bình thường
- Xoa bụng giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, dễ ngủ hơn
- Khi mang bầu thì quá trình lưu thông máu ở bà bầu sẽ diễn ra khá chậm, vậy nên xoa bụng kích thích máu lưu thông, hạn chế phù nề khi mang thai
- Làm dịu những cơn đau khi mang thai
- Giúp mẹ cảm nhận những chuyển động của con như xoay mình, đưa chân, vung tay...
Lợi ích với bé
- Xoa bụng là cách giao tiếp với thai nhi, để bé cảm nhận được sự yêu thương
- Xoa bụng bầu giúp kích thích trí não bé phát triển
- Cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài.
Xoa bụng bầu vừa phải và đúng cách để giúp ích cho cả mẹ và bé
Xoa bụng bầu thế nào cho tốt?
Việc xoa bụng bầu chỉ thực sự gây nguy hiểm khi thực hiện không đúng cách. Điều quan trọng là mẹ bầu cần luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết được những dấu hiệu bất thường vì cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người là không giống nhau. Dưới đây là những lưu ý để xoa bụng bầu an toàn:
Về thời gian
Vào 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu massage bụng không quá 5 phút
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ không nên xoa bụng quá 10 phút. Với những mẹ bị dọa sảy thì không nên xoa bụng trong hai tháng cuối thai kỳ vì dễ làm bé hoảng sợ dẫn đến sinh non
Không xoa bụng nhiều lần trong ngày, nên xoa bụng vào thời điểm cố định trong ngày
Nhiều mẹ có thói quen xoa bụng bầu trước khi đi ngủ để tâm sự với bé. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng khuyên mẹ không nên duy trì thói quen này. Vì mẹ xoa bụng vào ban đêm sẽ đánh thức em bé dậy, khiến bé chuyển động nhiều hơn. Lúc này mẹ muốn đi ngủ sẽ rất khó, có thể gây mất ngủ. Tốt nhất là mẹ chỉ nên tâm sự với bé từ sớm hơ. Một tiếng trước khi đi ngủ mẹ không nên đụng chạm vào bụng bầu.
Về hướng
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ nên massage bụng theo hướng vòng tròn, hạn chế sự dịch chuyển của thai nhi theo động tác của mẹ và tránh cuống rốn bị rối.
Thai nhi nằm cố định trong những tháng đầu khi mang thai nên mẹ rất dễ nhận biết đâu là đầu, đâu là chân của bé nên dễ dàng massage từ đầu xuống đến chân.
Xoa bụng bầu theo hướng vòng tròn
Về mức độ
Dù ở giai đoạn nào thì khi xoa bụng, mẹ bầu cũng cần nhẹ nhàng và hạn chế. Xoa nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay xoa bụng, không ấn chặt tay vào bụng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Nếu dùng kem chống rạn da hoặc tinh dầu massage thì cần chọn sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như hoa cúc, trà, chanh... để tránh kích ứng da.
Khi xoa bụng mẹ hãy lắng nghe chuyển động của bé, nếu thấy thai đạp ít hay không đạp thì mẹ cần đến bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.
Với trường hợp thai nhỏ chưa biết máy, đạp, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu động thai như chảy máu âm đạo, đau âm ỉ bụng dưới...
Với mẹ bầu có nhiều bất thường khi mang thai thì cần tránh xoa bụng hết sức có thể. Mẹ hoàn toàn có thể giao tiếp với thai nhi bằng cách trò chuyện cùng bé hoặc cho bé nghe nhạc. Dù thế nào thì an toàn của mẹ của bé cũng cần được đặt lên hàng đầu. Hi vọng rằng những thông tin mà Mái Ấm Nhỏ chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Bình luận
Bài viết liên quan