Động thai và dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất 

Động thai và dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất 

Động thai là một trong những dấu hiệu của sảy thai. Vậy động thai có nguy hiểm đến thai nhi không? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng động thai là gì?


Động thai là tình trạng xảy ra trong quá trình mang thai của các bà bầu. Thời điểm 3 tháng đầu tiên rất dễ xảy ra tình trạng này bởi mẹ chưa thể thích nghi kịp thời với việc mang thai. Động thai rất nguy hiểm và là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời. Chỉ với một vài hành động bất cẩn trong việc đi lại, ăn uống mà các mẹ cũng rất dễ dẫn đến tình trạng động thai. Trong bài viết này, hãy để Mái ấm nhỏ giúp bạn nhận biết được dấu hiệu động thai, hãy theo dõi ngay nhé.

Động thai là gì? Chúng khác sảy thai ở điểm nào?

Động thai còn có tên gọi khác là dọa sảy thai dễ dàng xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Hiện tượng dễ nhận biết nhất của động thai là âm đạo chảy máu kèm theo tình trạng bụng dưới trướng lên, đau bụng. Xuất huyết âm đạo khi động thai khá ít, có màu đặc trưng là đỏ hoặc đen cùng với dịch nhầy. Tuy nhiên khi bị động thai thì thai nhi vẫn ở trong buồng tử cung và còn sống. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

 

Động thai

Động thai còn có tên gọi khác là dọa sảy thai dễ dàng xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên

Trong khi đó sảy thai lại là hiện tượng đau quặn tại vùng bụng dưới kèm theo tình trạng xuất huyết âm đạo. Sảy thai có hai loại gồm sảy thai hoàn toàn và sảy thai không hoàn toàn. Khi đau bụng kèm theo xuất huyết âm đạo không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi và nhau thai bị sổ ra cùng một lúc. Dù hết đau bụng nhưng máu âm đạo vẫn tiếp tục rỉ ra ngoài giống như tình trạng đến kỳ. Hiện tượng này được gọi là sảy thai hoàn toàn. Trong khi đó sảy thai không hoàn toàn là hiện tượng nhau thai hoặc một phần của thai nhi vẫn còn dính trong tử cung. Hiện tượng này thai phụ cũng không. Trường hợp này bạn cũng không thể giữ lại em bé nhưng sản phụ vẫn tiếp tục bị đau bụng, ra máu liên tục, nặng hơn là băng huyết.

 

Sảy thai

Sảy thai là tình trạng một phần hoặc toàn bộ thai nhi đã ra khỏi tử cung

Hiện tượng động thai khá phổ biến trong thời nay, mặc dù em bé vẫn còn trong bụng mẹ nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai có thể diễn ra bất cứ khi nào nếu mẹ không cẩn thận. Khi xuất hiện hiện tượng động thai, bạn nên hết sức cẩn thận trong đi đứng, làm việc và ăn uống để không xảy ra bất kỳ thường hợp nào ngoài mong muốn.

Vì sao lại xuất hiện tình trạng động thai?

Các chuyên gia đã đưa ra một vài yếu tố dẫn đến tình trạng dọa sảy thai trong từng giai đoạn bao gồm:

Tam cá nguyệt đầu tiên

  • Nhau thai bất thường 
  • Mẹ bầu đã lớn tuổi 
  • Mẹ bị mắc bệnh tiểu đường 
  • Thai nhi gặp bất thường về nhiễm sắc thể hoặc gen
  • Mẹ sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn hoặc thuốc lá 
  • Mẹ uống quá nhiều cafein hàng ngày 
  • ...

Tam cá nguyệt thứ 2

  • Mẹ bị tiểu đường không kiểm soát được 
  • Mẹ bầu bị bệnh về thận, cao huyết áp, ban đỏ, rubella, nhiễm trùng
  • Mẹ gặp vấn đề trong tuyến giáp 
  • Mẹ bị ngộ độc thực phẩm, sốt rét
  • Mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV
  • Mắc các bệnh khác lây lan qua đường tình dục
  • ...

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng động thai

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng động thai

Ngoài ra, khả năng bị dọa sảy thai còn do khá nhiều nguyên nhân khác như xuất hiện quá nhiều khí hư, hay tức bụng, đi tiểu nhiều, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên, do bị ngã, mang vác nặng 

Dấu hiệu của động thai phổ biến

Xuất huyết âm đạo

Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo việc động thai chính là xuất huyết âm đạo kèm theo đau bụng. Tuy nhiên cổ tử cung vẫn đóng kín và thai nhi chưa bị đẩy ra ngoài, hoặc cổ tử cung mở nhưng thai nhi chưa bị tụt ra ngoài. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi thấy đau bụng dưới, mỏi vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc máu ở âm đạo thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và xác định được nguyên nhân. Cũng có một vài trường hợp mẹ bầu không bị ra huyết nhưng vẫn đau bụng, đó cũng là dấu hiệu của hiện tượng bị sảy thai. Chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. 

 

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo

Cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường 

Ngoài việc xuất huyết âm đạo thì đau quặn vùng bụng dưới, đau mỏi thắt lưng là dấu hiệu cảnh bảo việc dọa sảy thai sắp xảy ra. Thai nhi có thể bị kích ngược lên trên, hoặc xa lấp xuống dưới, đẩy dịch ra ngoài kèm theo máu. Mẹ bầu gặp trường hợp này cũng nên đi khám nhanh và sử dụng thêm các biện pháp an thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Dấu hiệu kéo dài không dứt 

Trong trường hợp mẹ bầu tiếp tục bị chảy máu hoặc đau bụng liên tục dù đã sử dụng biện pháp an thai theo chỉ định. Các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung thì đó là sảy thai. Mẹ cần được đưa đi chữa trị kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất.

 

Dấu hiệu kéo dài không dứt

Dấu hiệu kéo dài không dứt

Những lưu ý khi bị động thai mẹ nên nhớ

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị động thai tốt nhất dành cho mẹ bầu nên khi xuất hiện dấu hiệu của động thai thì mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh di chuyển xa. Gia đình nên đưa mẹ bầu đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân của tình trạng dọa sảy thai và kê đơn thuốc chống co thắt tử cung. Dưới đây là một vài lưu ý khi bị an thai mẹ bầu nên nhớ:

  • Không sử dụng các bài thuốc chưa được kiểm định kỹ lưỡng và truyền miệng rằng là thuốc an thai 
  • Mẹ bầu không xoa bụng khi xuất hiện dấu hiệu đau bụng. Việc này sẽ kích thích co thắt tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài 
  • Không quan hệ vợ chồng
  • Không kiểm tra âm đạo thường xuyên 
  • Không đưa dị vật vào trong âm đạo
  • Chú ý ăn uống phù hợp tránh thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
  • Không sử dụng chất kích thích, chất có cồn, thuốc lá, cà phê
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau củ quả, ít dầu mỡ
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong suốt thời gian thai nghén
  • Không thức quá khuya
  • Không lao động nặng trong thời gian đầu và cuối thai kỳ 
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe 
  • ...

Mẹ nên hết sức lưu ý khi bị động thai

Mẹ nên hết sức lưu ý khi bị động thai

Nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải gập lại

Đây là từ thế đầu tiên và thường xuyên được áp dụng đối với các mẹ bầu trong thời gian mang thai. Tư thế này làm giảm áp lực lên thai nhi, giúp nhịp tim dễ dàng hoạt động ổn định hơn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã khuyến cáo rằng nếu mẹ bầu nằm tư thế này thì thai nhi sẽ không đè lên tĩnh mạch giúp quá trình vận chuyển máu từ chân trở về tim thuận tiện hơn, từ đó lưu thông máu đến dạ con, thận và thai nhi diễn ra liên tục. Tư thế này cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng bị động thai, em bé cũng phát triển toàn diện hơn, ổn định hơn. Nếu nằm nghiêng bị mỏi, các mẹ có thể kê thêm một chiếc gối dưới chân hoặc lưng để thoải mái hơn khi sử dụng. Đặt gối giữa hai chân để ngủ cũng là cách giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu hiệu quả hơn.

 

Nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải gập lại

Nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải gập lại

Tư thế nằm treo chân 

Nằm treo chân là tư thế hạn chế tình trạng động thai đã được khoa học chứng minh an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên phương pháp này không phổ biến bằng tư thế đầu tiên và được sử dụng chủ yếu đối với những mẹ bầu sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo, cấy tinh trùng. Để thực hiện được phương pháp này, chị em nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng nhất.

 

Tư thế nằm treo chân

Tư thế nằm treo chân

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến động thai cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng động thai. Bạn nên theo dõi thường xuyên theo dõi thai nhi bằng cách đi khám định kỳ, siêu âm và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu động thai

1 lượt
Vote :