Phù nề khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù nề khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù nề khi mang thai là hiện tượng xảy chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khiến không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.


Mang thai là một quá trình dài mà người mẹ sẽ trải nghiệm được hết những thay đổi của cơ thể từ khi em bé bắt đầu thành hình cho đến khi con lớn dần. Cũng như ốm nghén, phù nề khi mang thai là một trong những vấn đề phổ biến mà rất nhiều thai phụ phải đối mặt. 

Tần suất chân phù nề khi mang thai

Mặc dù phù nề khi mang thai khá phổ biến, tuy nhiên mức độ sưng phù còn tùy từng người, thời điểm trong ngày và thời tiết. Đôi khi chân sẽ phù to hơn vào buổi tối và những khi nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra tình trạng sưng quanh mắt cá, bàn chân và bắp chân cũng có thể nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Ngoài phù nề chân thì ngực, môi, mũi, mặt phù nề khi mang thai cũng là hiện tượng mà các mẹ cần hết sức lưu ý.

Phù nề khi mang thai

Phù nề khi mang thai là hiện tượng phổ biến

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ sưng phù khi mang thai:

  • Thời tiết nắng nóng khiến tình trạng sưng phù nặng hơn
  • Ăn mặn khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều muối, gây nên hiện tượng trữ nước
  • Đứng trong thời gian dài làm máu và chất lỏng khó lưu thông, dồn nhiều xuống chân
  • Chế độ ăn uống thiếu kali khiến mẹ bầu bị phù nề
  • Hoạt động thể chất liên tục cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sưng phù trầm trọng hơn
  • Uống cà phê hoặc các thức uống chứa caffeine thường xuyên.

Nguyên nhân phù nề khi mang thai

  • Theo các bác sĩ cho biết, trong thời kỳ mang thai, cơ thể thai phụ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung cho cơ thể để đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Đây là nguyên nhân chính phổ biến gây nên hiện tượng phù nề khi mang thai.
  • Thai nhi càng lớn khiến tử cung cũng lớn dần, làm gia tăng áp lực chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, gây khó khăn cho việc vận chuyển máu về tim. Máu dồn nhiều ở chân gây phù nề, đặc biệt là ở các vị trí bàn chân, mắt cá.
  • Sự thay đổi hoóc-môn thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng phù. Hoóc-môn thay đổi khiến thành mạch mềm hơn, từ đó quá trình vận chuyển máu từ chi về tim của tĩnh mạch cũng sẽ khó khăn hơn gây nên phù.

nguyên nhân chủ yếu gây ra phù nề khi mang thai

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra phù nề khi mang thai

Những cách làm giảm phù nề khi mang thai

Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

Mẹ bầu cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Nếu phải đứng lâu thì có thể ngồi xuống một lúc để nghỉ giải lao. Hoặc nếu mẹ phải ngồi lâu thì hãy đứng dậy và đi lại một chút. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh ngồi bắt chéo hai chân.

Ngủ nghiêng bên trái

Tư thế nghiên bên trái khi ngủ khiến áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu về tim giảm, giúp giảm bớt hiện tượng phù nề. Ngoài ra mẹ cũng có thể kê cao chân bằng một chiếc gối khi ngủ để giảm đau và sưng phù.

Ngủ nghiêng bên trái

Ngủ nghiêng bên trái để máu lưu thông dễ dàng hơn

Mang dép lớn hơn

Trong thai kỳ, bàn chân to lên do phù nề khiến những đôi dép cũ có thể không vừa nữa. Lúc này mẹ hãy thay những đôi dép thoải mái cho mình, lưu ý không nên đi giày cao gót trong thời gian mang thai. Mẹ cũng có thể đi giày thể thao để làm giảm đau lưng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ có thể làm giảm sưng đau do phù nề:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Giảm muối đường, chất béo
  • Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn nhạt vì muối, đồ ăn mặn làm cơ thể trữ nước
  • Bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết

Quan trọng nhất là uống nhiều nước trong thời gian mang thai. Nước giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài cơ thể đồng thời giúp các cơ quan trọng trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, tránh tích lũy chất lỏng gây phù nề.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ tránh phù nề khi mang thai

Tránh xa quần áo hoặc tất bó chặt

Tránh mặc quần áo hoặc tất bó chặt quanh chân hoặc tay để máu và các chất lỏng lưu thông dễ dàng hơn. Mang các loại quần tất không quá bó chặt và đặc biệt không bó bụng.

Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông trong cơ thể. Mẹ có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian mang bầu như đi bộ hoặc các bài tập có sự đồng ý của bác sĩ.

Ngoài ra bơi cũng là một cách tốt để đối phó với phù nề khi mang thai. Khi bơi, nước bao phủ và vỗ về lên toàn bộ cơ thể, tạo áp lực nhẹ nhàng lên da giúp kích thích các mạch bạch huyết trong cơ thể lưu thông dễ dàng.

Bơi ngửa là cách tốt nhất vừa thắt chặt mông vừa thư giãn được vùng dưới lưng, là vùng phải chịu nhiều áp lực của bà bầu. Khi bơi, hoạt động của cơ bắp chân cũng tăng cường kích thích lưu thông máu từ chân trở về tim. Mẹ bầu có thể đi bơi khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tập yoga khi mang thai

Tập yoga khi mang thai cũng là một cách giảm sưng phù hiệu quả

Tham gia các liệu pháp điều trị

Nếu như tình trạng phù nề quá nặng thì mẹ cũng có thể thử những liệu pháp điều trị theo ý kiến của bác sĩ như massage chân, ngâm chân sưng với các loại thảo dược để làm dịu sự khó chịu hoặc uống các loại trà tốt cho lưu thông máu do bác sĩ chỉ định.

làm giảm sự khó chịu của phù nề

Ngâm chân giúp làm dịu sự khó chịu của phù nề

Ngâm mình thư giãn

Thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước hoặc ngâm chân trong nước lạnh cũng có thể tạo lực ép lên các mô chân, làm giảm bớt các cơn đau.

Tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn và caffeine

Thuốc lá, đồ uống có cồn và caffeine là những thứ cần tránh xa trong giai đoạn mang thai vì chúng có thể làm tăng thêm triệu chứng sưng phù và gây ra đau đớn hơn.

Mặc dù mẹ bầu không thể hoàn toàn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu điển hình khi mang thai nhưng có thể khắc phục được một phần nào đó nhờ những phương pháp trên. Và các hiện tượng này cũng chỉ là tạm thời và sẽ hết sau khi sinh nở. Đây là quãng thời giạn mà mẹ bầu cần để ý chăm sóc bản thân nhiều hơn, ngoài việc bảo vệ bé yêu, mẹ cũng có thể tận hưởng thai kỳ một cách vui vẻ và hạnh phúc.

Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và caffeine

Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và caffeine để thai kỳ khỏe mạnh

Phù nề có nguy hiểm không?

Ngoài phù nề sinh lý đã kể ở trên, mẹ bầu còn có thể bị phù nề do bệnh lý. Phù nề sinh lý chủ yếu xảy ra ở chân hoặc bàn tay và sẽ giảm dần khi có các phương pháp khắc phục, nghỉ ngơi hợp lý. Phù bệnh lý khiến cho mẹ có nguy cơ đối mặt với các bệnh tiền sản giật, bệnh thận... ảnh hưởng tới thai nhi. Trong trường hợp thai phụ có sẵn tiền sử các bệnh như bệnh tim, bệnh thận thì đây cũng là nguyên nhân gây ra phù và phù nề xảy ra trước khi bụng to gây chèn ép, có thể phù nhiều ở mặt và tay.

Những trường hợp phù nề nguy hiểm mà mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay:

  • Phù nề liên tục nhiều ngày dù nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm
  • Phù nặng ở tay, mặt hay các bộ phận khác
  • Phù nề kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng
  • Phù nề kèm nôn với bất kỳ triệu chứng nào.

phù nề nguy hiểm

Trong trường hợp phù nề nguy hiểm, mẹ cần đi gặp bác sĩ để điều trị kịp thời

Trên đây Mái Ấm Nhỏ đã giới thiệu cho về hiện tượng phù nề khi mang thai, những nguyên nhân cũng như cách làm giảm sưng phù hiệu quả, đồng thời giải đáp thắc mắc Có rất nhiều bà bầu gặp phải hiện tượng phù nề khi bắt đầu bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ và biểu hiện nặng hơn vào 3 tháng cuối, thậm chí kéo dài đến sau khi sinh. Mặc dù phù nề là hiện tượng sinh lý phổ biến khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bởi vậy nên mẹ cần phải lưu ý các phương pháp cải thiện, khắc phục và trong trường hợp xấu cần điều trị sớm để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

>>> Xem thêm: 10 dưỡng chất bà bầu cần bổ sung khi mang thai

1 lượt
Vote :