Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và biện pháp khắc phục

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và biện pháp khắc phục

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai là tình trạng khiến nhiều mẹ bầu khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, đau đầu nhũ hoa còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác mà bạn cần lưu ý. Vậy liệu rằng đây có phải là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường liên quan đến sức khỏe hay không?


Đau nhũ hoa khi mang thai như thế nào?

Nhũ hoa hay còn được gọi là núm vú, là một bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nữ giới. Hiện tượng đau nhũ hoa chính là khi chị em cảm thấy bầu vú và nhũ hoa đau nhức, ửng đỏ, sưng tấy hoặc bỏng rát. Tình trạng có thể diễn ra thường xuyên hay thi thoảng tùy vào cơ thể mỗi người với các mức độ khác nhau.

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và biện pháp khắc phục

Đau nhũ hoa khi mang thai là hiện tượng núm vú đau nhức

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai

Về cơ bản, vấn đề đau đầu nhũ hoa khi mang thai rất phổ biến trong giai đoạn thai kỳ. Đa số các mẹ bầu đều từng trải qua cảm giác này, một số người trải qua vào tuần thứ 4, thứ 6 hay những tháng cuối của thai kỳ. Đặc biệt thời điểm gần sinh các mẹ hay bị đau nhũ hoa nhất.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chị em hay bị đau nhũ hoa vào những tháng cuối của thai kỳ? Dưới đây là 3 nguyên nhân chính sau:

Do sự tăng sinh hormone nữ trong thai kỳ

Khi chị em mang thai, 2 hormon chính là estrogen và progesterone sẽ tăng cao để kích thích tuyến vú nở, làm quá trình lưu thông máu tới vùng ngực nhiều hơn và thay đổi các mô tuyến vú. Do đó cảm giác căng cứng và đau nhức hình thành.

Đặc biệt, khiến toàn bộ vùng ngực của mẹ nhạy cảm hơn, phần nhũ hoa thường xuyên cọ xát với áo ngực dễ dẫn đến cảm giác đau nhức, khó chịu.

Do sự phát triển của thai nhi

Dù cơ thể chị em có đầy đủ khả năng để mang thai nhưng khi em bé đã đạt đến gần tuần tuổi thai nhi thì khoang bụng sẽ trở nên chật chội, sức ép gây ra quá lớn sẽ dẫn đến việc đau nhũ hoa.

Việc đó gây ảnh hưởng đến dạ dày và cơ hoành tiếp phải chịu sự chèn ép, sự phát triển của bé gây đến chứng ợ nóng. Ợ nóng kéo dài gây sức ép lên khoang ngực khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Do các cơ dây chằng bị căng cứng

Trong thời gian mang thai, bầu ngực của mẹ sẽ thay đổi. Ngực sẽ căng do tuyến sữa phát triển dễ tạo sức ép nhất định cho hệ thống cơ và các dây chằng. Bầu ngực mẹ càng căng thì nhũ hoa sẽ càng đau nhức và khó chịu.

Đau nhũ hoa khi mang thai vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Tình trạng này phản ánh sức khỏe của mẹ không được tốt. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa của từng người và tần suất đau nhũ hoa khác nhau. Có mẹ chỉ cảm thấy hơi nhức mỏi nhưng có mẹ lại cảm thấy ngực bị căng cứng, nặng. Thậm chí kéo dài đến phát sốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Nếu mẹ không kịp thời tìm biện pháp để xử lý thì vùng nhũ hoa bị đau sẽ càng nhạy cảm, tinh thần của mẹ cũng giảm sút thấy rõ. Vì vậy, việc đau nhũ hoa trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ. Nhiều người không vệ sinh sạch sẽ gây đến nhiễm trùng.

Việc đau nhũ hoa ở mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không? Khi thai nhi ở trong bụng mẹ, sẽ không ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, khi bé ra đời, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có ảnh hưởng, mẹ sẽ bị tắc sữa, viêm tuyến vú. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng.

Cách khắc phục đau nhũ hoa khi mang thai tháng đầu, tháng cuối

Chọn áo ngực phù hợp

Nếu như áo ngực của mẹ mặc có kích cỡ không phù hợp sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhũ hoa ngày càng nhiều. Một chiếc áo ngực vừa size không phải là lựa chọn tồi đâu, sẽ ngăn chặn hiện tượng đau đầu nhũ.

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và biện pháp khắc phục

Chọn áo ngực đúng size, phù hợp

Vào ban đêm bạn có thể lựa chọn mặc áo ngực loại mỏng hoặc không mặc, giúp bạn thư giãn và tận hưởng giấc ngủ ngon.

Tắm nước nóng

Nhiệt độ của nước ấm có thể hỗ trợ giảm đau đầu nhũ nếu như bạn biết áp dụng đúng cách. Việc đau nhũ hoa có thể đến từ nguyên nhân tuyến sữa phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai dẫn đến căng, tức vùng ngực.

Vì vậy, tắm nước ấm sẽ có tác động giúp các ống dẫn sữa giãn ra, loại bỏ cảm giác đau và khó chịu nhanh chóng. Đây là phương pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng khi trong giai đoạn mang thai đau nhũ hoa.

Lưu ý: Mẹ bầu nên sử dụng vòi hoa sen thay vì dùng nước tắm trong bồn, cách này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được nhiệt độ hơn, tránh tình trạng bỏng ngoài da. Dù tắm nước ấm nhưng mẹ nên tắm trong vòng 10-15 phút, không nên tắm quá lâu sẽ khiến mẹ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là phương pháp hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng, được đánh giá phát huy tác dụng tốt trong việc giảm đau và tiêu sưng. Nhiệt độ thấp sẽ gây cảm giác tê dại khi tiếp xúc, hạn chế cảm giác đau và tức ở vùng ngực.

Tuy không giúp giải quyết được tình trạng đau nhũ hoa triệt để nhưng cũng giúp mẹ bầu được dễ chịu hơn.

Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ nên dùng một chiếc khăn đặt lên vùng ngực, đặt thêm một túi đá nhỏ lên phía trên, giữ trong vòng 20 phút thôi nhé.

Vệ sinh sạch sẽ

Trong thời kỳ mang thai, các chị em cần vệ sinh mỗi ngày và đúng cách. Nên sử dụng nước ấm để vệ sinh, loại bỏ các chất dịch tiết khô bám quanh đầu ti. Tránh sử dụng xà bông, sản phẩm chăm sóc da chứa cồn hay chất có tính sát khuẩn mạnh.

Hiện tượng đau đầu nhũ hoa khi mang thai và biện pháp khắc phục

Cần vệ sinh sạch sẽ để giúp máu lưu thông

Sau khi vệ sinh xong, mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm phù hợp giúp phần bầu ngực dễ chịu hơn.

Dùng miếng lót ngực

Đây là sản phẩm giúp sữa không bị rỉ ra áo khi sinh con. Bạn cũng có thể sử dụng trong thai kỳ để hạn chế ma sát, giảm cơn đau đầu nhũ hoa. Miếng lót ngực mềm mại sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng.

Uống nhiều nước

Khi thiếu nước, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nhiều nước hơn dẫn đến hiện tượng sưng và khiến núm vú trở nên đau nhức, bên cạnh đó thiếu nước khiến da khô ráp, nhăn nheo, khối tượng tuần hoàn máu đến tuyến vú cũng giảm đi.

Do đó, việc bổ sung nước trong ngày là rất cần thiết, nên uống đủ nước mỗi ngày và tránh sử dụng các đồ uống có cồn và chứa cafein.

Sử dụng các loại kem làm dịu

Có khá nhiều dòng sản phẩm kem dưỡng nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng giảm căng tức ngực. Mẹ có thể dùng để massage nhẹ nhàng xung quanh nhũ hoa cho khu vực này được thư giãn. Lưu ý phải sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên từ hoa cúc, mỡ cừu,...

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết khi bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Mẹ đừng quá lo lắng khi gặp phải những biểu hiện khác thường trên cơ thể. Hãy theo dõi để cập nhật thêm các kiến thức thai kỳ từ Mái Ấm Nhỏ nhé. Chúc mẹ có được sức khỏe và thai kỳ khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

Vote :