Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Khi mang bầu, nhiều mẹ thường có sự thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống. Do đó, sự thay đổi đột ngột này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng dễ dẫn đến tiêu chảy
Trở nên nhạy cảm hơn so với một số thực phẩm
Trong thời gian mang thai, một số mẹ bầu bỗng gặp tình trạng, nếu ăn thức ăn mới nạp vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng bị tiêu chảy. Do đó, điều nào có thể khiến cho mẹ bầu bị đầy hơi, đau bụng đi ngoài nhiều lần.
Viên uống vitamin bổ sung khi mang thai
Việc bổ sung các viên vitamin trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có một số loại vitamin khi uống vào sẽ có tác dụng phụ khiến dạ dày khó chịu, chướng bụng và khiến mẹ bầu bị đi ngoài.
Thay đổi hormone khi mang thai
Khi mang thai, Hormone thay đổi, đặc biệt sự gia tăng progesterone sẽ cao hơn bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột sẽ kéo dài thời gian làm việc, từ đó dẫn đến tình trạng thức ăn nằm trong dạ dày lâu hơn gây đầy hơi, khó chịu ở phần bụng dưới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ bị tiêu chảy.
Ở một số thai phụ thường gặp tình trạng tiêu chảy xảy ra ở cuối thai kỳ, tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể do, ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ nên dẫn đến tình trạng này.
Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Mẹ bầu bị tiêu chảy thường kèm theo tình trạng nôn mửa, nhất là trường hợp mẹ bị đi ngoài do vi khuẩn tả hoặc virus Rota.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe của mẹ
Do đó, việc đi lỏng và nôn mửa quá nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Triệu chứng đau bụng thường gặp ở vùng quanh rốn, đôi khi có thể sẽ đau dữ dội. Các cơn đau bụng có thể dẫn đến tử cung co bóp và đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Do đó, khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần đi khám bác sĩ, không nên chủ quan để kéo dài.
Phụ nữ mang thai có sức đề kháng kém hơn nên rất dễ mắc bệnh tiêu chảy trong các trường hợp bình thường nên mức độ cũng cao hơn. Nếu bị tiêu chảy trong 3 tháng cuối có thể dẫn đến tình trạng sinh non bé.
Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ như mỏi mệt, kén ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và hơn nữa có thể làm thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
Cách điều trị tiêu chảy khi mang thai
Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây đi ngoài
Đối với những thực phẩm dễ gây đi ngoài, mẹ bầu lưu ý cần nên tránh xa như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các sản phẩm từ bơ, sữa, nước uống có ga, caffeine, trái cây sấy khô, thực phẩm các loại thịt đỏ,...
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Mẹ nên bổ sung một số thực phẩm lành mạnh như chuối, táo, khoai tây, cà rốt, thịt heo, thịt gà, sữa chua có chứa lợi khuẩn, giúp cân bằng vi khuẩn ở đường ruột và cung cấp dinh dưỡng cơ thể.
Uống đủ nước
Mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, nhất là khi gặp phải tình trạng bà bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.
Nên uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước
Đi khám bác sĩ
Nếu trong vòng 2-3 ngày tình trạng tiêu chảy không hết. Bạn nên đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, chỉ định bạn làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.
Không tự ý dùng thuốc
Bạn không được dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không được kê đơn vì chúng sẽ có hại cho mẹ và bé.
Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai
Một số biện pháp phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai mẹ cần biết:
- Uống nhiều nước: Khi bị tiêu chảy sẽ làm cho mẹ mất nước. Nên tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.
- Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi. Hạn chế ăn uống ở hàng quán, nơi không đảm bảo vệ sinh.
- Tránh ăn các nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa chất béo vượt ngưỡng cho phép.
- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc, hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
- Các thực phẩm nên ăn: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.
Trường hợp tiêu chảy ở bà bầu kéo dài nếu kèm theo những triệu chứng khác, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay. Như vậy, tiêu chảy rất nguy hiểm ở bà bầu nên các mẹ cần phải cẩn thận. Đây là bài chia sẻ của Mái Ấm Nhỏ, các mẹ hãy đi khám ngay nếu có hiện tượng tiêu chảy dài ngày nhé.
>>> Tham khảo thêm:
- Top 3 vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất
- Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
- Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa
Bình luận
Bài viết liên quan