Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa

Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa

Khi mang bầu, ăn trái cây rất tốt, nhưng không phải trái cây nào cũng phù hợp. Không ít trường hợp sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng, gặp biến chứng vì ăn nhầm trái cây không hợp cho mẹ bầu. Vậy đối với vú sữa thì sao? Bà bầu ăn vú sữa được không? Đây là câu hỏi nhiều mẹ bầu đang băn khoăn, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.


Bà bầu ăn vú sữa được không?

Với đặc trưng thịt quả ngọt thanh, mọng nước cùng nhiều dưỡng chất, vú sữa là một trong những loại quả nằm trong danh sách trái cây nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Nhiều người cho rằng vú sữa có tính nóng, nhiều mủ và có vị chát nên bà bầu ăn vú sữa sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bà bầu ăn vú sữa sẽ ăn luôn lớp vỏ bên ngoài, vị chát của lớp vỏ sẽ khiến bà bầu bị táo bón và điều này không có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như của mẹ.

Vú sữa là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong 1 trái vú sữa cụ thể sẽ có các dưỡng chất: canxi, kali, magie, sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B2 … và nhiều dưỡng chất khác đều cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Do đó, nếu ăn vú sữa, bà bầu chỉ nên ăn phần thịt, không được ăn phần vỏ thì vú sữa vẫn là một trái cây ngon, bổ dưỡng.

Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa

Bà bầu ăn vú sữa tốt cho sức đề kháng 

Lợi ích của vú sữa mang lại cho mẹ bầu

Giúp nâng cao chất đề kháng

Hàm lượng vitamin có trong vú sữa dồi dào không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu mà còn là tiền đề hỗ trợ giảm miễn dịch của mẹ bầu hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, vú sữa còn chứa vitamin c, hỗ trợ chống quá trình oxy hóa tự nhiên và ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh thường gặp.

Cung cấp sắt và canxi dồi dào

Sắt và canxi là hai loại vi chất mà bà bầu cần bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Canxi cần thiết cho sự phát triển hệ thống xương của trẻ. Hàm lượng sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mệt mỏi ở mẹ.

Theo nghiên cứu cho thấy, 100 gam vú sữa có chứa 14,65mg canxi và 2,33mg sắt nên được xem là nguồn cung cấp sắt và canxi lành tính cho mẹ và bé. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng 100 gam đến 200 gam vú sữa mỗi ngày.

Cung cấp gluxit cho cơ thể

Trong vú sữa có hàm lượng gluxit cao, có thể cung cấp từ 60-70% nguồn năng lượng để phục vụ hoạt động của con người mỗi ngày. Vì vậy, bà bầu ăn nhiều vú sữa sẽ có nhiều năng lượng hoạt động ngày dài hơn. Đồng thời cũng giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa

Vú sữa cung cấp hàm lượng dưỡng chất cao cho cơ thể mẹ bầu

Hạn chế táo bón

Hàm lượng chất xơ trong vú sữa cao nên có thể giúp mẹ bầu hạn chế được chứng táo bón trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần ăn nhiều vú sữa để cung cấp lượng chất xơ gấp đôi so với mức bình thường.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhu cầu chất xơ của mẹ bầu trong suốt thai kỳ tăng gấp đôi bình thường để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh táo bón. Lượng nước và chất xơ trong vú sữa sẽ trị được các chứng táo bón, kích thích sự co bóp của nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa trơn tru.

Làm đẹp da, giữ dáng

Trong vú sữa có nhiều nước và các loại vitamin khác nhau giúp mẹ bầu có làn da sáng đẹp, căng mịn. Khi ăn vú sữa sẽ đem đến cảm giác no bụng, rất thích hợp cho những mẹ bầu không muốn tăng quá nhiều cân nhưng vẫn đảm bảo tốc độ phát triển của thai nhi.

Duy trì đường huyết

Chất xơ có trong vú sữa sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Giảm triệu chứng cảm thông thường

Bà bầu ăn vú sữa có thể đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh khó chịu như ho, đau họng, mệt mỏi, mang lại sức đề kháng tốt trong giai đoạn mang thai.

Giúp ăn ngon hơn

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn vú sữa, sẽ giúp ăn ngon hơn, làm giảm cảm giác ốm nghén và thèm ăn trở lại.

Những lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn vú sữa

Với những tác dụng mà vú sữa đem lại, bà bầu hoàn toàn có thể ăn vú sữa được. Tuy nhiên, ăn thế nào và lượng ăn vú sữa là bao nhiêu thì các mẹ cũng nên lưu ý.

Do đó, bà bầu ăn vú sữa cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 100 – 200g vú sữa, không nên ăn quá nhiều vú sữa cùng lúc.
  • Tránh ăn phần nhựa mủ gần vỏ để giảm nguy cơ bị táo bón.
  • Mẹ bầu bị táo bón nên ngừng ăn vú sữa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây tính mát để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Trong loại quả này có chứa nhiều ofacrid, đặc biệt ở phần vỏ mủ nhựa sẽ gây đến tình trạng táo bón, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu bị dị ứng với vú sữa hoặc cảm thấy khó tiêu khi ăn vú sữa nên tránh xa, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Bà bầu ăn vú sữa được không? Những lợi ích khi ăn vú sữa

Vú sữa có thể chế biến được nhiều món, ăn lạ miệng hơn

Cách chế biến các món từ vú sữa thơm ngon cho mẹ bầu

Sinh tố vú sữa

  • Nguyên liệu: 2 quả vú sữa chín, sữa tươi, sữa đặc, máy xay sinh tố.
  • Cách làm: Lấy phần thịt vú sữa, không nên cạo sát vỏ vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho cùng sữa tươi, sữa đặc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra cốc là mẹ đã có cốc sinh tố thanh thanh, ngọt mát rồi đó.

Chè vú sữa hạt lựu

  • Nguyên liệu: 1 quả vú sữa, 10g hạt lựu, 10g bánh lọt, 2 thìa cà phê đường, đá viên, nước cốt dừa.
  • Cách làm: Nạo lấy ruột vú sữa, cho hạt lựu và bánh lọt trộn chung với vú sữa cùng đường trắng. Để hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh. Đến khi ăn, chan nước cốt dừa và cho thêm đá lạnh.

Vú sữa dầm

  • Nguyên liệu: 2 trái vú sữa, 1 muỗng sữa tươi, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê sữa đặc.
  • Cách làm: Nạo lấy phần thịt vú sữa. Sau đó, trộn hết nguyên liệu trên với nhau. Có thể dùng ngay hoặc để vào ngăn lạnh là ta có ngay món vú sữa dầm thơm ngon.

Vú sữa chính là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn, phù hợp với mẹ bầu. Hãy cùng theo dõi thêm các bài viết của Mái Ấm Nhỏ để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích nhé.

>>> Tham khảo thêm:

Vote :