Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống: Khoa học hay lỗi thời?

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống: Khoa học hay lỗi thời?

Ngoài phương pháp ăn dặm mới như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW, thì phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống vẫn được các mẹ Việt ưa chuộng. Với cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng, dễ dàng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, phương pháp này khoa học hay lỗi thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống này nhé.


Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm chính là giai đoạn giúp trẻ phát triển, đây là giai đoạn giúp bé làm quen và bổ sung thêm các dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác không phải là sữa. Hiện có 3 phương pháp ăn dặm được áp dụng đó là: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu BLW, và ăn dặm truyền thống. Một số người vẫn còn áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống tốt cho bé.

Ăn dặm kiểu truyền thống

Đặc điểm của kiểu ăn dặm truyền thống

Với phương pháp này, bé sẽ được ăn các thức ăn đã nghiền nhuyễn, các loại thực phẩm sẽ được nấu và trộn chung. Mẹ thường sử dụng nước xương ninh, thịt cua để bổ sung dưỡng chất canxi và đạm cho bé. Cho nên cần phải cho bé ăn một cách khoa học không bé sẽ béo phì ở giai đoạn này.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống sẽ không phân biệt các loại thực phẩm và độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn ăn dặm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn thô cũng như nhận biết được khẩu vị của bé.

Bé thường sẽ được ăn với số lượng lớn, 1 đĩa hay 1 bát bột. Để bé có thể ăn được nhiều, mẹ thường ép bé ăn hay bé đi rong cho bé ăn được nhiều hơn.

Ưu điểm của kiểu ăn dặm truyền thống

  • Bé có thể ăn được một lượng nhiều hơn ngay từ giai đoạn tập ăn dặm, bé sẽ tăng cân tốt hơn.
  • Dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.
  • Tốn ít chi phí hơn, các món ăn dặm được chế biến đơn giản hơn.

Nhược điểm của kiểu ăn dặm truyền thống

  • Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn, khả năng ăn thô của bé rất kém.
  • Mẹ sẽ mất công cho bé ăn.
  • Do thức ăn trộn lẫn với nhau nên bé không nhận được mùi vị từng loại. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng chán ăn, biếng ăn.

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều mẹ Việt áp dụng

Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách và khoa học

Để thực hiện việc ăn dặm có hiệu quả, mẹ nên chia giai đoạn ăn dặm của bé thành nhiều phần nhỏ, mỗi giai đoạn sẽ áp dụng những món ăn, chất dinh dưỡng khác nhau:

Giai đoạn 1: Ăn bột kết hợp cùng thịt, cá, rau củ xay nhuyễn (5-6 tháng)

Cho bé ăn bột hoặc nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 kết hợp với nước luộc gà, nước hầm xương, nước hầm thịt với rau của, các thực phẩm phải được ninh kỹ và mềm. Giai đoạn đầu mẹ không cho bé ăn hải sản, tránh gây dị ứng.

Giai đoạn 2: Tăng độ đậm đặc của món ăn (7-9 tháng)

Thời gian đầu mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa sữa bột và 1 bữa cháo. Trong thực đơn mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn thêm rau hay các loại củ, cá và cua để đa dạng các hương vị món ăn hơn. Đây là giai đoạn bé mọc răng, mẹ nên chia nhỏ bữa ra giúp bé ăn.

Giai đoạn 3: Ăn cháo nguyên hạt (10-12 tháng)

Mẹ có thể cho bé ăn cháo nguyên hạt và dần làm quen với các món ăn thô, mềm như chuối, đu đủ. Có thể nấu cháo đặc hơn và kết hợp các nguyên liệu như xay nhuyễn như tôm, thịt.

Nên cho bé ăn với muỗng, bạn hãy để cho bé tự xúc ăn. Nên cho bé ngồi chung với cả nhà khi ăn cơm. Có thể cho bé ăn những gì cả nhà ăn nhưng với lượng nhỏ.

Cho bé ăn cháo nguyên hạt

Giai đoạn 4: Tập cho bé ăn cơm (1 tuổi trở lên)

Đối với bé từ 1 tuổi trở nên đã có thể ăn được cơm rồi, mẹ có thể tập cho bé ăn các thực phẩm giống như người lớn. Nhìn chung với kỹ năng rèn luyện, bé nhà bạn sẽ nhanh chóng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ

Giai đoạn cho bé từ 6-7 tháng

Giai đoạn này bé mới bắt đầu ăn dặm nên mẹ vẫn cho bé bú mẹ là chính là thêm vào đó là 1 -2 bữa bột loãng và đặc dần lên và một chút nước quả cụ thể như:

  • Bột gạo: 20g (4 thìa cafe, mỗi bữa là 2 thìa - tương đương 200ml, tức 1 bát ăn cơm)
  • Thịt (cá, tôm): 20 - 30g (2 - 3 thìa cà phê)
  • Rau xanh: 20g
  • Dầu mỡ: 1 - 2 thìa cà phê
  • Sữa mẹ/ sữa bột: 600 - 700ml

Giai đoạn ăn dặm cho bé từ 6-7 tháng

Giai đoạn từ 8-9 tháng

Sữa mẹ cùng 2 - 3 bữa sữa bột + nước quả, hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramen

  • Bột gạo: 40 - 60g (mỗi bữa 3 - 4 thìa cà phê).
  • Thịt (cá, tôm): 40 - 50g
  • Rau xanh: 40g hoặc hơn
  • Dầu mỡ: 5 - 6 thìa cà phê
  • Sữa mẹ/ sữa bột; 500 - 600ml

Giai đoạn 10-12 tháng

Sữa mẹ + 3-4 bữa bột đặc cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen

  • Bột gạo: 60 - 80g
  • Thịt (cá, tôm): 60 - 80g
  • Rau xanh: 60g hoặc hơn
  • Dầu mỡ: 7 - 8 thìa cà phê
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 - 600ml

Giai đoạn 1-2 tuổi

Sữa mẹ + 3 - 4 bữa cháo, cơm, mì + hoa quả nghiền, xắt miếng nhỏ hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem, caramen.

  • Gạo: 100 - 120g
  • Thịt (cá, tôm): 100 - 200g
  • Một tuần có thể ăn 3 - 4 quả trứng
  • Rau xanh: 50 - 80g
  • Dầu mỡ: 20 - 30g
  • Hoa quả: 100 - 150g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 400 - 500ml.

Ngoài việc cho bé ăn dặm, mẹ cũng đừng quên việc cần phải bổ sung thêm sữa cho bé hàng ngày. Dù ở giai đoạn này sữa mẹ không phải là nguồn dưỡng chất chính như sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Với thông điệp mà Mái Ấm Nhỏ chia sẻ, mẹ có thể cho bé ăn dặm theo nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng đó là phải giúp trẻ hấp thụ tốt, ăn uống ngon miệng hơn.

>>> Tham khảo thêm:

 

 

 

 

 

 

 

Vote :