[Cần biết] Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi phù hợp

[Cần biết] Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi phù hợp

Giai đoạn 7 tháng tuổi là cột mốc để trẻ bước vào giai đoạn tập ăn dặm và làm quen với nhiều thực phẩm mới. Tuy nhiên, để xác định lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong ngày lại khiến nhiều mẹ gặp khó khăn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để sắp xếp lịch ăn dặm cho bé sao cho hợp lý nhé.


Bao nhiêu tháng tuổi cho bé ăn dặm là phù hợp?

Khi đến thời điểm nhất định, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé nữa bé có nhu cầu nạp thêm các chất ngoài sữa mẹ, do đó bạn cũng cần lên kế hoạch cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, để biết được thời gian cho bé ăn dặm như thế nào là hợp lý thì hãy cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia để không làm tổn thương đến cơ thể bé.

Nên cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi là phù hợp

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới, thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bộ máy tiêu hóa của bé phát triển hầu như toàn diện, có thể tiếp xúc với thức ăn ngoài, đặc biệt là thức ăn mềm.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm mẹ cần nhớ

  • Nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này của bé vẫn là sữa mẹ. Những loại thực phẩm khác chỉ là bữa phụ, mang tính chất để bé làm quen với mùi vị của thực phẩm mới.
  • Tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
  • Thức ăn đầu cho bé ăn là các món nấu từ bột gạo, sau đó mới cho bé ăn đến các món quả nghiền, rau nghiền. Khi bé đã làm quen mới cho ăn các thực phẩm giàu protein.
  • Món ăn đều phải được nghiền nhuyễn, độ loãng sao cho hợp lý và phù hợp với khả năng hấp thụ của bé.

Thời gian ăn dặm cho bé 6,7 tháng tuổi

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Do vậy, mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày với cháo loãng, sau đó tăng dần đến 2-3 bữa/ngày, xen kẽ bổ sung sữa cho bé. Lịch ăn dặm của bé như sau:

  • Sáng sớm: cho bé bú sữa mẹ.
  • Giữa buổi sáng: cho bé bú sữa mẹ.
  • Buổi trưa: cho bé ăn dặm với bột/cháo loãng hoặc rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Bú sữa mẹ.
  • Buổi tối: Bú sữa mẹ.
  • Khi bé bước sang tuần 2 hoặc 3 có thể bổ sung bữa ăn dặm vào lịch sinh hoạt trong ngày của bé.

Mẹ cần lên lịch cho bé ăn dặm sao cho phù hợp

Thời gian cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ngày. Ở độ tuổi này, bé có thể tập ăn được thức ăn mềm, nghiền nhỏ.

  • Sáng ngủ dậy: Bú sữa mẹ.
  • Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng, trái cây hoặc rau củ nghiền.
  • Buổi trưa: Cho bé ăn nhẹ với trái cây hoặc sữa chua.
  • Giữa buổi chiều: Bú sữa mẹ.
  • Buổi tối: ăn dặm với cháo loãng hoặc rau củ nghiền.
  • Trước khi đi ngủ: Bú sữa mẹ.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Sau khi bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm khác nhau, mẹ có thể đa dạng hóa các loại thức ăn cho bé tháng tiếp theo:

Trái cây xay nhuyễn

Trái cây mang đến rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ của bé.

Rau xanh là thực phẩm rất tốt trong thực đơn ăn dặm của bé

Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất thiết yếu để bổ sung dưỡng chất cho trẻ phát triển. Các loại rau được mẹ nấu chín, xay nhuyễn và nấu kèm trong súp phù hợp cho bé.

Cháo

Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ. Có thể được hấp chín thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị bữa ăn cho bé.

Thịt xay nhuyễn

Thịt luôn là nguồn cung cấp protein cho bé. Cũng có thể chế biến bằng cách chế biến cũng là nấu chín hay xay tán nhuyễn.

Trứng

Trong trứng giàu chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể làm thành nhiều món cho bé ăn đỡ ngán.

Phô mai

Phô mai là thực phẩm được làm từ sữa tiệt trùng, không chỉ giàu chất béo, protein và vitamin còn có hương vị hấp dẫn, mọi trẻ em đều yêu thích.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn dặm

  • Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, nếu phải căn thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều, nên có bé ăn từng thìa nhỏ một và cho bé ăn trong một vài ngày để làm quen với thức ăn mới.
  • Cho trẻ ăn rau, củ hay quả màu vàng bởi chúng dễ tiêu hóa.
  • Nên thử lại các thực phẩm khác nhau xem bé thích ăn thực phẩm nào.
  • Đồ ăn cho trẻ không nên cho quá mặn, có thể nêm một chút mắm hoặc muối nhưng nên nêm nhạt để bảo đảm sức khỏe của trẻ.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn cháo với nước thịt hoặc nước hầm xương, thay đổi nhiều loại thực phẩm giàu đạm để đa dạng và kích thích vị giác.
  • Không cho quá nhiều dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ, chỉ được bổ sung với một lượng vừa đủ để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Nên sử dụng các loại dầu thực vật để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, cũng giúp nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Trên đây là những món ăn cũng như lịch ăn dành cho bé 6,7 tháng tuổi đang trong thời kỳ ăn dặm mà Mái Ấm Nhỏ chia sẻ. Mẹ cần lưu ý không nên để cho trẻ ăn dặm quá sớm nhé.

>>> Tham Khảo:

2 lượt
Vote :