Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối nguy hiểm như thế nào?
Để biết được bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối nguy hiểm như thế nào, trước hết chúng ta cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân chảy máu mũi, có nguy hiểm gì đến thai nhi hay không và cách để cầm máu hiệu quả. Mẹ cũng cần biết rằng trong trường hợp nào thì cần đến ngay bệnh viện để xử lý kịp thời,
Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối thai kỳ là nỗi lo của rất nhiều người
Vì sao bà bầu bị chảy máu mũi tháng cuối
Tại sao bà bầu hay bị chảy máu cam? Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố rất lớn, khiến các mạch máu trong mũi giãn ra, tăng lượng máu cung cấp gây áp lực khiến cho các mạch máu mỏng ở mũi dễ dàng bị vỡ gây hiện tượng chảy máu cam. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên chảy máu cam, một hiện tượng phổ biến trong thời gian mang thai. Có đến 20% mẹ bầu chảy máu cam trong khi con số này là 6% ở phụ nữ không mang thai.
- Khi mang thai, hoóc môn thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng đồng thời lượng máu cũng tăng lên để đáp ứng đủ nhu cầu cho cả mẹ và bé, tăng nguy cơ vỡ mạch máu do áp lực lên thành mạch tăng cao.
- Thai phụ dễ chảy máu cam hơn khi mắc phải các bệnh cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc do yếu tố môi trường khiến màng nhầy trong mũi bị khô như thời tiết quá lạnh, ở trong phòng điều hòa lâu, cabin máy bay hoặc ở trong điều kiện khô khác
- Chấn thương và các bệnh lý cũng có thể khiến mẹ bầu chảy máu cam như tăng huyết áp hợc bệnh rối loạn đông máu.
- Một số loại thuốc như aspirin, warfarin... hoặc các thuốc chống viêm không steroid có thể khiến mẹ bầu bị chảy máu cam khi mang thai.Mẹ cũng cần cẩn thận lưu ý khi sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi cũng như các loại thuốc xịt mũi khác gây khô mũi.
Giải đáp thắc mắc vì sao mẹ bầu bị chảy máu cam tháng cuối
Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối có nguy hiểm không
Thường bà bầu bị chảy máu cam không đáng lo ngại. Các bác sĩ sản khoa cũng cho biết thông tin rằng bà bầu có thể bị chảy máu cam một vài lần trong quá trình mang thai và điều này không gây ra nguy hiểm nên mẹ không cần lo lắng quá nhiều, không gây ra bất lợi gì cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Chảy máu cam khi mang thai là vô hại và hiếm khi nguy hiểm nhưng có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 10% phụ nữ chảy máu cam khi mang thai bị băng huyết sau sinh, trong khi đối với nhóm không bị chảy máu cam là 6%. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn cho thấy chảy máu cam khi mang thai dẫn đến biến chứng này.
Chảy máu cam không ảnh hưởng đến cách sinh con nhưng với trường hợp nặng, chảy máu cam nhiều và kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Nếu mẹ chảy máu cam nhiều hơn 4 lần mỗi tuần thì cần đến bác sĩ kiểm tra xem có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không. Vì tần suất 2-3 lần một tuần có thể do nguyên nhân bạn đang mắc một căn bệnh mãn tính khác.
Chảy máu cam là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải
Bà bầu bị chảy máu mũi nên làm gì
Làm gì khi bị chảy máu cam trong thai kỳ?
Chảy máu mũi nếu do bắt nguồn từ những mạch máu nhỏ trước mũi thì khá dễ để cầm máu, tuy nhiên nếu chảy máu bắt nguồn từ những mạch máu lớn sau mũi thì tình hình thường nghiêm trọng hơn và khó ngăn chặn. Một số việc cần làm khi bị chảy máu mũi được liệt kê dưới đây:
- Ngồi xuống và hơi nghiêng về phía trước một chút, mở miệng để máu sót lại trong mũi chảy hết ra ngoài, ngăn máu chảy ngược lại vào trong lỗ mũi, lọt xuống họng và dạ dày.
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ giữ chắc phần mềm mại trước lỗ mũi, thở bằng miệng.
- Hít thở nhẹ nhàng bằng miệng và siết chặt lỗ mũi khoảng 10-15 phút. Không nên bỏ tay ra để kiểm tra tình trạng chảy máu trong thời gian này vì có thể gây cản trở quá trình đông máu
- Chườm đá để làm hẹp mạch máu đồng thời làm chậm lại quá trình chảy máu bằng cách giữ túi đá đã được bọc trong khăn hoặc vải để chườm lạnh đặt trên sống mũi.
Lưu ý:
- Nếu chóng mặt không thể nghiêng về phía trước được thì bạn cũng có thể nghiêng sang một bên. Không nên nằm xuống hoặc ngửa ra sau vì có thể khiến bạn nuốt phải máu gây buồn nôn hoặc gây kích thích đường thở vô cùng nguy hiểm.
- Nếu thực hiện sau các bước cầm máu trên 15 phút máu vẫn không ngừng chảy thì tiếp tục thực hiện trong 10-15 phút nữa.
Khi nào cần đến sự trợ giúp?
Nếu mẹ chảy máu cam thường xuyên hay diễn biến trở nặng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được trợ giúp trong cách trường hợp:
- Chảy máu cam không ngừng sau 30 phút
- Chảy quá nhiều máu
- Chảy máu gây khó thở, máu chảy ra từ miệng
- Chảy máu sau khi chấn thương đầu cũng cần đi khám ngay lập tức, ngay cả khi chỉ bị chảy máu nhẹ
- Chảy máu cam gây ra mệt mỏi, chóng mặt, không xác định được phương hướng
- Làn da tái nhợt do chảy máu cam
- Đau tức ngực khi chảy máu cam quá nhiều
Khi chảy máu cam quá nhiều mẹ bầu cần có sự trợ giúp của chuyên gia y tế
Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối nên ăn gì?
Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu tránh chảy máu cam
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, kiwi, ớt chuông... hỗ trợ củng cố các mạch máu, khiến mạch máu ít bị vỡ hơn từ đó ngăn chặn nguyên nhân chính gây ra chảy máu cam khi mang thai.
- Thực phẩm giàu vitamin K hỗ trợ đông máu gồm các loại rau xanh lá cũng cần bổ sung vào danh sách dinh dưỡng mẹ bầu. Trong các loại rau xanh cũng chứa hàm lượng folate rất cao, là một vitamin thiết yếu khác cho thai kỳ.
- Uống nhiều nước, ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước, giữ cho màng nhầy luôn có độ ẩm phù hợp, tránh màng mũi quá khô gây tổn thương và chảy máu. Đồng thời nước cũng giúp cho hoạt động trao đổi chất tốt hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tránh chảy máu cam khi mang thai
Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam khi mang thai
- Xì mũi nhẹ nhàng, tránh việc xì mũi quá mạnh, gắng sức sẽ gây chảy máu cam.
- Phân phối áp lực khi hắt hơi bằng cách cố gắng giữ cho miệng mở ra khi hắt hơn, tránh áp lực tập trung vào mũi gây chảy máu.
- Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, nhất là trong mùa hanh khô như mùa đông. Không nên sử dụng máy sưởi trong phòng ngủ quá nhiều. Tránh xa các loại chất kích thích mũi như khói, bụi, thuốc lá để tránh dị ứng.
- Sử dụng các loại nước muối để xịt và vệ sinh mũi hàng ngày, giúp đường thở thông thoáng và ngăn khô mũi. Lưu ý sử dụng xịt thông mũi theo hướng dẫn của bác sĩ vì một số loại có thể khiến mũi bạn khô và dễ kích ứng hơn.
Uống đủ nước để giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn
Bài viết trên đây của Mái Ấm Nhỏ đã giải đáp cho các vấn đề về việc bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối, cũng như đưa ra giải pháp giúp mẹ có thể khắc phục tình hình một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Hi vọng rằng mẹ đã có được những thông tin hữu ích để có một thai kỳ thật trọn vẹn và khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết khác của Mái Ấm Nhỏ để cập nhật nhiều tin tức về chăm sóc sức khỏe và gia đình nhé.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan
Hiện không có bài viết nào liên quan