Bạch hầu là bệnh gì? Những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bạch hầu là bệnh gì? Những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao? Bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn tại đường thở và vùng mũi hầu tạo thành một lớp màng xám ảnh hưởng đến khí quản. Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng rất dễ mắc bệnh bạch hầu. Mặc dù hiện nay bệnh này đã có vắc xin phòng, tuy nhiên trong thời gian gần đây lại có xu hướng bùng phát. Bạch hầu có thể gây tê liệt tim, thận và hệ thần kinh, nặng nề hơn là gây tử vong cho người bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời. 


Bạch hầu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng?

Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào là phù hợp? Hạch hầu là bệnh khá nguy hiểm và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh này có nguy cơ lây lan ra những độ tuổi rộng hơn. Trong ngày 25/6 tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện quân y 175 đã tiếp nhận và điều trị một học viên 20 tuổi bị bạch hầu.

Trước đó cũng đã có 12 trường hợp xác định dương tính với bạch hầu, 1 trường hợp tử vong và hơn 1.200 người phải đưa vào diện cách ly. Bạch hầu mặc dù đã có từ rất lâu, tuy nhiên bệnh này vẫn có khả năng lây lan rộng rãi ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh bạch hầu cũng như phương pháp phòng bệnh nhé. 

bạch hầu là bệnh gì, bệnh bạch hầu là gì triệu chứng 

Bạch hầu là gì? Bệnh này xuất hiện ở đối tượng nào?

Bạch hầu có tên khoa học là Diphtheria là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bệnh này được phát hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên ở Ai Cập và Syria. Tuy nhiên chi tới thế kỷ thứ 19 mới có thể phát minh ra thuốc kháng độc tố của loại vi khuẩn gây hại này. 

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển cũng có người bị bạch hầu, tuy nhiên do thực hiện tốt công cuộc tuyên truyền tiêm vắc xin nên số người bị bạch hầu rất thấp. Đến năm 2000, số người bị mắc bệnh bạch hầu là 0,01/100.000. Bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em, vì thế ngay từ khi mới sinh cho đến 1 tuổi bé cần được tiêm vắc xin ngay. 

Nguyên nhân của bạch hầu 

Bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn virus Corynebacterium diphtheriae, vi khuẩn này có 3 tuýp là Mitis, Intermedius và Gravis có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. 

Khi vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi, và lây nhiễm sang người bình thường khác. Do đó cả người bình thường và người bệnh đều có thể mang vi khuẩn. Những người bị bệnh thường đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát và phát bệnh trong vòng 2 tuần, còn người bình thường có thể lâu hơn, từ 3 - 4 tuần.

bạch hầu là bệnh gì, bệnh bạch hầu là gì triệu chứng 

Bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn virus Corynebacterium diphtheriae

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thường lây nhiễm qua đường hô hấp nên tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Chỉ cần bạn chạm trực tiếp vào người gây bệnh có thể đã bị truyền virus, chúng xâm nhập trực tiếp qua da và gây tổn thương bạch hầu da. 

Triệu chứng của bệnh bạch hầu 

Bệnh bạch hầu có triệu chứng rất dễ nhận biết, sau khi nhiễm bệnh từ 2 - 5 ngày, người bệnh có thể có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, xám, đen, dính dính 
  • Đau học, khàn giọng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ 
  • Sốt từng cơn kèm theo ớn lạnh và chảy nước mũi 
  • Khó chịu, khó thở hoặc thở gấp 
  • Da xanh, mệt mỏi, nổi hạch, sưng tấy vùng cổ 
  • Đi khám thấy có giả mạc 

Tuy nhiên cũng có những người bị nhiễm khuẩn bạch hầu nhưng những biểu hiện không rõ ràng, vì thế rất khó để nhận biết và điều trị sớm. Cũng có một loại bạch hầu gây bệnh trên da, chúng có khả năng làm sưng đỏ, đau, lở loét và được bao phủ bằng một lớp màng màu xám. Bạch hầu rất phổ biến ở những quốc gia nằm trong khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là những người sống trong điều kiện đông đúc, thiếu an toàn vệ sinh. 

Các con đường lây truyền của bạch hầu 

Có 3 con đường chính để bệnh bạch hầu có thể phát triển là giọt nước trong không khí, vật dụng có chứa mầm bệnh hoặc đồ gia dụng bị ô nhiễm.

  • Giọt nước trong không khí: Những người bị nhiễm bệnh khi hắt hơi sẽ làm phát tán các giọt nước ra ngoài không trung, người bình thường hút phải sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh. Tại những nơi đông người, công sở hoặc khu vui chơi giải trí thường rất dễ lây lan 
  • Vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh: Khi chạm tay vào những đồ dùng có chứa mầm bệnh của người bị bệnh thì bạn cũng có khả năng đã bị nhiễm virus gây bệnh
  • Đồ gia dụng bị ô nhiễm: Mặc dù trường hợp này khá hiếm, tuy nhiên nếu một thành viên trong nhà đã bị nhiễm bạch hầu thì khả năng bị dính virus của các thành viên trong nhà cũng khá cao. 

bạch hầu là bệnh gì, bệnh bạch hầu là gì triệu chứng 

Bạch hầu lây lan qua 3 con đường chính

Phương pháp điều trị Bạch hầu 

Đối với những người bình thường thì bạn có thể phòng ngừa bạch hầu bằng cách tiêm vắc xin. 3 loại vắc xin quan trọng được các bác sĩ khuyên dùng là bạch hầu, uốn ván và ho gà. Trẻ sẽ được tiêm vào các thời điểm như: 

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi 
  • 6 tháng tuổi 
  • 15 - 18 tháng tuổi 
  • 4 - 6 tuổi 

Sau đó trẻ sẽ được tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Gia đình cần theo dõi lịch và tiêm đầy đủ các mũi tiêm chủng trước 7 tuổi, tiêm nhắc lại từ 11 - 12 tuổi.

bạch hầu là bệnh gì, bệnh bạch hầu là gì triệu chứng 

Bạn nên cho bé đi tiêm vắc xin đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu

Đối với những người bị nhiễm bạch hầu, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo các biện pháp sau:

  • Kháng độc tố: Các bác sĩ sử dụng hơn 40.000 đơn vị độc tố bạch hầu để kháng độc tố. Tuy nhiên để hạn chế khả năng bị sốc phản vệ, người ta sẽ tiêm thử lần test dưới da trước.
  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh là phương pháp rất phổ biến và thường áp dụng nhiều nhất hiện nay. Khi trẻ bị nghi ngờ mắc bạch hầu sẽ được tiêm bắp sâu mỗi ngày loại kháng sinh procaine benzylpenicillin 50mg/kg liên tục trong vòng 10 ngày 
  • Liệu pháp oxy: Bé sẽ được cho thở oxy để tránh tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là các trường hợp như thở rút lõm ngực, bứt rứt thì cần phải chỉ định thở khí quản ngay.
  • Mở khí quản/đặt nội khí quản: Phương pháp này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm khi bệnh nhân có dấu hiệu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn
  • Điều trị hỗ trợ: Trẻ bị sốt trên 39 độ, khó nuốt, khó thở,... thì cần được điều trị hỗ trợ thường xuyên. Gia đình nên cho bé nhập viện hoặc đưa đi khám thường xuyên 
  • Theo dõi: Trẻ gặp vấn đề về hệ hô hấp thì cần phải được điều dưỡng đánh giá 3 giờ liên tục để xác định tình trạng bệnh.

>>> Xem thêm: 

Vote :

Bình luận



Bài viết liên quan

Hiện không có bài viết nào liên quan