Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 1 tháng tuổi chi tiết bố mẹ phải nắm rõ 

Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 1 tháng tuổi chi tiết bố mẹ phải nắm rõ 

Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ có thể phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hại ngay từ những năm tháng đầu tiên khi chào đời.


Tiêm phòng là cách an toàn nhất giúp trẻ có thể phòng ngừa được những căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, thủy đậu, cúm, sởi, rubella… trong tháng đầu tiên mới chào đời và những năm sau đó. Mặc dù biết được tầm quan trọng của tiêm phòng nhưng có khá nhiều bố mẹ không biết rõ lịch dẫn đến lỡ rất nhiều mũi tiêm quan trọng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con sau này. Nhằm giúp bạn dễ dàng nắm rõ lịch trình tiêm phòng, Mái ấm nhỏ sẽ giúp bạn cập nhật trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo ngay nhé.

Vì sao bố mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đầy đủ ngay từ khi mới sinh?

Ngay từ những ngày đầu tiên mới chào đời tới khi 5 tuổi, sức đề kháng của con rất yếu. Chỉ với những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nhiễm khuẩn, khí hậu… cũng khiến dịch bệnh có nguy cơ bùng phát đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Việt Nam quốc gia có tình trạng bé bị nhiễm bệnh cao trong khu vực Đông Nam Á với nhiều căn bệnh lạ như vi trùng ăn thịt người, dịch tả lợn, cúm gà,... cùng với trình độ y học chưa phát triển dẫn đến tình trạng không cấp cứu kịp thời khiến trẻ có di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Việc tiêm phòng đầy đủ giúp con bạn có thể hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt với các bé dưới 5 tuổi. Khi tiêm phòng, cơ thể trẻ có thể tăng cường hệ miễn dịch với các kháng thể, kháng nguyên chống lại virus gây bệnh. Chúng có tác dụng ngăn ngừa việc xâm nhập và phát tán dịch bệnh trong cơ thể của con. Các kháng thể này tồn tại nhiều trong máu và cần được tiêm mũi nhắc điều độ theo đúng lịch trình.

tiêm phòng đầy đủ

Bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ

Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng 

Tiêm chủng đầy đủ theo chương trình của bộ y tế là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số điều như sau khi cho con đi tiêm phòng.

Trẻ cần được sàng lọc trước khi tiêm 

Việc sàng lọc trước khi tiêm giúp các bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng trẻ. Do đó bố mẹ cần thông báo chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ như trẻ có biểu hiện gì lạ không, đang sử dụng kháng sinh, cảm cúm, quấy khóc, mắc bệnh, dị ứng… trước khi cho con tiêm phòng.

tiêm phòng đầy đủ

Trẻ cần được sàng lọc trước khi tiêm

Giữ sổ và phiếu tiêm chủng

Giữ sổ và phiếu tiêm chủng của con giúp các bác sĩ, phụ huynh theo dõi chính xác lịch tiêm của con. Nếu bạn con con đi tiêm tại VNVC thì tất cả thông tin về thời gian tiêm, mũi tiêm đều được lưu trữ trong kho dữ liệu. Bố mẹ có thể dễ dàng nhờ nhân viên tra cứu và nhắc nhở về lịch trình tiêm trong thời gian tới.

Tuân thủ nguyên tắc 

Sau khi tiêm vắc xin xong, bố mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc về theo dõi tình trạng sức khỏe tại cơ sở y tế 30 phút và tại nhà 24 giờ. Trong trường hợp thấy có có bất cứ triệu chứng nào ngay tại chỗ tiêm như co giật, sốc phản vệ, đau, sưng tấy, quấy khóc.. thì nên nên đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và tìm ra nguyên nhân, tránh để quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của con. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, nếu như vết tiêm xuất hiện tình trạng đau, hơi sưng đỏ là hiện tượng bình thường, sẽ tự khỏi.

tiêm phòng đầy đủ

Tuân thủ nguyên tắc

Theo dõi và chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho trẻ 

Sau quá trình tiêm phòng, trẻ cần được theo dõi và đánh giá sức khỏe chính xác, bạn có thể cho con tắm rửa và ăn uống bình thường. Khi con có triệu chứng nào bất thường hoặc tiêu cực thì hãy tới bệnh viện để khám ngay.

Trẻ không được tiêm phòng trong trường hợp nào?

Đa phần trẻ đều có thể đi tiêm phòng được, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ không được phép tiêm chủng. Qua quá trình khám sàng lọc, các bác sĩ có thể phát hiện được những trường hợp bất thường và có chỉ định phù hợp nhất. Dưới đây là một vài trường hợp trẻ không được tiêm phòng bố mẹ nên nắm rõ:

  • Trẻ đã có tiền sử bị sốc phản vệ, dị ứng với thành phần hoặc vắc xin trong mũi tiêm trước đó. Trẻ sốt cao, co giật, xuất hiện dấu hiệu của viêm não, cơ thể tím tái, khó thở… 
  • Trẻ bị suy chức năng hô hấp, suy gan, thận, suy tuần hoàn…
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng không tiêm vắc xin sống
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị dự phòng lây truyền thì không tiêm vắc xin phòng bệnh lao
  • Các trường hợp khác theo chỉ định của nhà sản xuất và bác sĩ về từng loại vắc xin.

khám sàng lọc

Trẻ cần được khám sàng lọc để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe

Các bác sĩ sẽ tiến hành đo thân nhiệt, nhịp thở, nghe tim, đánh giá tri giác… để phát hiện tình trạng bất thường của trẻ.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến 3 tuổi bố mẹ nên biết 

Đối với trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, trẻ có thể được cho tiêm các mũi như 

  • Vắc xin Engerix B/Hepavax/Euvax B phòng bệnh viêm gan B. Mũi này sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh
  • Vắc xin BCG phòng bệnh lao.

Đối với trẻ 2 tháng tuổi 

Trẻ được tiêm 3 mũi quan trọng bao gồm

  • Tiêm mũi 1 vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh gồm ho gà, bạch cầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, Haemophilus influenzae týp B (bệnh gây ra viêm phổi hoặc viêm màng não mủ) là 6 trong 1 Infanrix hexa . Nhiều nơi có tiêm phòng vắc xin 5 bệnh (trừ kháng nguyên viêm gan B) là 5 trong 1 Pentaxim  
  • Tiêm mũi 1 phòng bệnh tiêu chảy là vắc xin Rotarix, Rotateq 
  • Tiêm mũi 1 phòng 3 bệnh là viêm phổi, viêm màng não do phế cầu và viêm tai giữa là vắc xin Synflorix.

Trẻ 2 tháng tuổi 

Trẻ 2 tháng tuổi cần được tiêm khá nhiều loại vắc xin

Đối với trẻ 3 tháng tuổi 

  • Tiêm mũi 2 tổ hợp 6 bệnh hoặc 5 bệnh như trẻ 2 tháng tuổi. Đối với trẻ tiêm phòng 5 bệnh thì phải tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B
  • Tiêm mũi 2 phòng bệnh tiêu chảy do virus Rotavirus 

Đối với trẻ 4 tháng tuổi 

  • Tiêm mũi 3 tổ hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 cách mũi tiêm thứ 2 khoảng 1 tháng. Đối với trẻ tiêm phòng 5 bệnh thì cần phải tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B
  • Tiêm mũi 2 vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não phế cầu và viêm tai giữa

Tiêm mũi 2

Bố mẹ nên quan tâm đến từng mũi tiêm của con

Đối với trẻ 6 tháng tuổi 

  • Tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh cúm Vaxigrip/Influvac cách mũi 1 khoảng 1 tháng 
  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu B+C VA-MENGOC-BC
  • Tiêm mũi 3 vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não phế cầu và viêm tai giữa.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi

  • Viêm mũi 2 vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu B+C VA-MENGOC-BC
  • Tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn MVVac 

Trẻ được 9 tháng 

Trẻ được 9 tháng cần được tiêm phòng viêm màng nã và sởi đơn

Đối với trẻ 12 tháng tuổi 

  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh sởi, rubella, quai bị 3 trong 1 MMR-II/MMR
  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax/Varicella
  • Tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B Jevax, mỗi mũi cách nhau từ 1 - 2 tuần 
  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm gan A Varivax/Varicella
  • Tiêm mũi 4 vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não phế cầu và viêm tai giữa.

Đối với trẻ từ 15 - 24 tháng tuổi 

  • Tiêm mũi 4 vắc xin phòng 6 bệnh hoặc 5 bệnh.  Đối với trẻ tiêm phòng 5 bệnh thì cần phải tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B
  • Tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm gan A Avaxim 80U/0.5ml. Mũi này sẽ được cơ sở y tế thông báo sau khi tiêm mũi 1 từ 6 - 18 tháng 
  • Tiêm mũi 3 vắc xin phòng bệnh cúm Vaxigrip sau mũi 2 khoảng 1 năm.

Trẻ từ 15 – 24

Trẻ từ 15 – 24 tháng tuổi sẽ tiếp tục được tiêm các mũi phòng bệnh cúm, viêm gan A, tổ hơp 5 hoặc 6 bệnh

Đối với trẻ đủ 24 tháng tuổi

  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu A+C MENINGOCOCCAL A+C
  • Tiêm mũi 3 vắc xin phòng bệnh viêm màng não Nhật Bản B Jevax 
  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh thương hàn TYPHIM
  • Uống 2 lần viên uống phòng bệnh tả, lần sau cách lần 1 khoảng 2 tuần. Chỉ áp dụng với những trẻ sống tại vùng có nguy cơ mắc bệnh tả cao. 

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên

  • Tiêm mũi nhắc vắc xin phòng bệnh sởi, rubella, quai bị 3 trong 1 MMR-II/MMR 
  • Tiêm 3 mũi vắc xin Gardasil/ Cervarix phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung và sùi mào gà cho trẻ từ 9 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 2 tháng, mũi 3 cách mũi 1 khoảng 6 tháng. Sau 3 năm tiêm nhắc một lần
  • Tiêm 1 mũi nhắc  phòng bệnh thương hàn Cervarix đối với trẻ từ 5 tuổi. Sau đó cứ 3 năm thì tiêm nhắc lại một lần 
  • Tiêm nhắc 1 mũi vắc xin hàng năm phòng bệnh cúm Cervarix
  • Tiêm nhắc 1 mũi vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C MENINGOCOCCAL A+C
  • Tiêm nhắc 1 mũi phòng bệnh viêm màng não Nhật Bản B Jevax đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, sau đó cứ 3 năm lại tiêm nhắc lại 1 lần cho tới khi bé 15 tuổi
  • Tiêm 1 mũi vắc xin Tetraxim/Adacel phòng bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Sau đó 10 năm thì tiêm nhắc lại một lần.

Ngoài những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, các bạn cũng nên thường xuyên cập nhật thông báo về lịch đi tiêm phòng cho trẻ tại khu dân cư. Việc này rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con.

>>> Xem thêm: Bỏ túi thực đơn cho bé 2 tuổi ngon, bổ, rẻ

2 lượt
Vote :

Bình luận


TM
Thảo Minh

Bài viết hay, đầy đủ thông tin

Trả lời
Mái Ấm Nhỏ

Chào chị, cảm ơn chị đã quan tâm đến Mái ấm nhỏ. Chị hãy thường xuyên truy cập vào web để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn hơn nữa nhé.


Bài viết liên quan