10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý

10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý

Hệ miễn dịch còn yếu nên bé yêu rất dễ bị mắc bệnh, cha mẹ cần có kiến thức bệnh học đúng để ứng phó kịp thời. Dưới đây là 10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý


Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh?

Trẻ em là đối tượng hàng đầu mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Lý do nằm ở hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên không thể giúp trẻ chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bú mẹ và trực tiếp nhận được nguồn kháng thể từ sữa mẹ. Sau 6 tháng, các chất kháng thể trong sữa giảm dần. Và thời điểm trẻ cai sữa được gọi là “khoảng trống miễn dịch”, cơ thể bé phải tự sản sinh ra kháng thể để chống lại sự đe dọa từ các mầm bệnh.

Trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện

Cùng với đó các hệ cơ quan của bé vẫn còn yếu. Hệ hô hấp còn rất non nớt. Hệ tiêu hóa mong manh với thành ruột mỏng, các chất độc dễ dàng xâm nhập và máu. Hệ thần kinh của bé cũng chưa hoàn thiện.  

Việc biến đổi khí hậu cùng môi trường ngày càng ô nhiễm cũng là tác nhân gây bệnh cho trẻ. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Theo số liệu thống kê của các bệnh viện nhi: thời điểm chuyển mùa, số lượng trẻ mắc bệnh tăng cao đột biến, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, bé chưa ý thức được để tự bảo vệ mình khỏi nấm mốc, vi khuẩn... như người lớn nên rất hay mắc bệnh.

10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý

Vì trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả nên mẹ cần đặc biệt lưu ý. Mỗi bệnh đòi hỏi một cách xử lý và chăm sóc riêng để tình trạng bệnh không tiến triển xấu, trẻ nhanh chóng phục hồi. Mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên quý giá về cách xử lý 10 bệnh thường gặp ở trẻ sau:

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Trẻ thường phát bệnh vào vào thời điểm giao mùa: tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng 10. Đây là căn bệnh biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách.

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng biến chứng rất nguy hiểm nên mẹ không được lơ là

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

  • Trẻ mọc các nốt mụn, lở loét trong khoang miệng, trên da xuất hiện nhiều vết phát ban hồng đường kính từ 2-3mm
  • Trẻ khó ngủ, quấy khóc liên tục
  • Trẻ chán ăn, bỏ ăn, kêu đau mỗi khi nhai và nuốt
  • Trẻ sốt li bì khoảng 2 ngày, dùng nhiều biện pháp hạ sốt không có kết quả

Mẹ cần làm gì khi trẻ mắc tay chân miệng?

  • Đầu tiên, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Trong quá trình điều trị tại nhà: cách ly trẻ theo đường tiếp xúc, hạn chế tối đa cho bé ra ngoài
  • Dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Vệ sinh khoang miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ. Thực hiện trước khi trẻ ăn khoảng nửa tiếng.
  • Đối với trẻ mọc nhiều vết phỏng nước: mẹ có thể dùng xanh - methylen chấm và bôi nhẹ nhàng lên vùng da đó cho trẻ.
  • Luôn cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Tắm rửa nhẹ nhàng cho bé bằng nước ấm.
  • Theo dõi sát sao tình trạng của bé, nếu thấy phát sinh các dấu hiệu như mạch nhanh, chân tay run, giật mình hoảng loạn liên tục,.. mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc báo ngay cho bác sĩ.

Bệnh quai bị 

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp. Căn bệnh này có thể gây viêm tinh hoàn ở bé trai, viêm buồng trứng ở bé gái dẫn đến vô sinh, gây viêm màng não, nhồi máu phổi,…

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh quai bị:

  • Trẻ sốt cao đột ngột, kéo dài
  • Tuyến nước bọt sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất, mắt trẻ bị biến dạng, cản trở quá trình nhai nuốt.
  • Trẻ nôn trớ, đau đầu, bỏ bữa, kêu ca đau mỏi chân tay
  • Trẻ nam có thể sưng bìu và đau tinh hoàn

Các nguyên tắc chăm sóc trẻ bị quai bị:

  • Mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải. Mẹ có thể mua Oresol tại các hiệu thuốc cho trẻ.
  • Với tuyến nước bọt sưng to và gây đau đớn: thực hiện chườm đá từ 2-3 lần/ ngày
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị quai bị, mẹ cần lưu ý không dùng các gia vị cay nóng khi nấu ăn. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn cháo, súp dễ nhai, dễ nuốt.

Bệnh thủy đậu

Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bùng phát mạnh mẽ vào mùa xuân. Thủy đậu có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như: viêm tai cấp, viêm thận, viêm thanh quản,..

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ và cần được chăm sóc đặc biệt

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: rất khó để nhận biết vì các dấu hiệu mơ hồ, dễ nhầm lẫn: kén ăn, mệt mỏi,..
  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ sốt nhẹ, có những nốt phát ban nhỏ đường kính vài mm, nổi hạch sau tai
  • Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao hơn, xuất hiện các nốt phỏng nước tròn trên da ngứa rát đau đớn. Những nốt mụn mọc dày toàn thân, chứa dịch mủ ở bên trong. Trẻ sẽ nhức mỏi toàn thân, nằm một chỗ, không còn sức hoạt động
  • Giai đoạn hồi phục: Sau từ 7 - 10 ngày mắc bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ rồi đóng vảy, khô lại cuối cùng là bong vẩy tự lành. Nhưng đây cũng là giai đoạn dễ nhiềm trùng và nếu cha mẹ chăm sóc không kĩ, trẻ sẽ phải chịu những vết sẹo lồi xấu xí.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:

  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, chất vải mềm, thấm hút mồ hôi
  • Giữ cho trẻ không gãi vào các nốt mụn, tránh làm vỡ bọng nước và dịch lây lan ra vùng da khác.
  • Giữ trẻ trong không gian thoáng, kín gió
  • Vệ sinh cơ thể của bé bằng các dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ, tắm rửa nhẹ nhàng với nước ấm
  • Mẹ có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước để tăng cường khả năng kháng viêm, tránh để lại sẹo.
  • Khi mụn nước bắt đầu vỡ, mẹ có thể sử dụng các loại kem trị ngứa, ngừa sẹo để bôi cho bé.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính và diễn biến nhanh, phức tạp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu cha mẹ chủ quan và không xử trí đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi:

Thông thường bệnh này gồm 4 giai đoạn:  

  •  Thời kỳ ủ bệnh: 8 - 11 ngày đầu không có biểu hiện lâm sang, trẻ chỉ mệt mỏi và chán ă hơn thường ngày một chút
  • Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm long): Kéo dài 3-4 ngày với sốt nhẹ hoặc vừa. trẻ bị sưng mề mí mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt ròng ròng. Trẻ ho và chảy nước mũi, hạch ngoại biên phình to.
  • Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là giai đoạn mọc ban: trẻ mọc các nốt ban đỏ hồng, hơi cộm trên bề mặt da, dính liền với nhau thành từng cụm đường kính 3-6 mm. Ban mọc từ sau tai rồi đến mặt, tiếp đó lan xuống cổ, ngực, lưng và chân.
  • Thời kỳ lui bệnh: Những vết ban bay đi theo đúng thứ tự mọc của chúng, thường sẽ để lại các vết thâm trên da trẻ. Giai đoạn này, nhiều trẻ vẫn liên tục sốt cao và mệt mỏi.

Điều trị tại nhà cho trẻ mắc bệnh sởi:

  • Trẻ sốt trên 38.5 độ, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Vệ sinh phòng ốc cho trẻ thật sạch sẽ, thoáng mát
  • Vệ sinh thân thể cho bé hằng ngày bằng nước ấm và lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn lông. Không nên dùng những thuốc bôi trôi nổi trên thị trường.
  • Chế độ dinh dưỡng cho bé cần bổ sung vitamin A để tránh làm trẻ bị loét giác mạc, mù

Bệnh viêm đường hô hấp 

Theo thống kê của WHO (Tổ chứa Y Tế Thế Giới), trẻ nhỏ có thể mắc viêm đường hô hấp cấp đến 4 lần trong một năm. Đây là căn bệnh khó chịu, dai dẳng và không thể xem nhẹ.

Triệu chứng bé mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp:

  • Trẻ Sốt cao, nhiệt độ trung bình luôn rơi vào tầm 39 độ
  • Trẻ hắt hơi sổ mũi, nước mũi chảy ròng ròng, than đau rát họn. Nếu trẻ đã biết nói sẽ bị khan tiếng
  • Ho cũng là biểu hiện đặc trưng trong các bệnh viêm đường hô hấp trên: trẻ có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm.
  • Trẻ gặp triệu chứng khó thở, thở phì phò nặng nề.

Cách xử lý khi bé bị viêm đường hô hấp cấp:

  • Cho trẻ dùng các loại thuốc kháng viêm, hạ sốt, cắt cơn ho,… tại chỗ theo đúng liều lượng chỉ định
  • Nếu trẻ bị chảy nước mũi nhiều: bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ nhàng bằng khăn giấy mềm mại.
  • Nếu trẻ bị ho dai dẳng, kéo dài mẹ nên cho bé uống chanh mật ong mỗi ngày hoặc quất hấp đường kính.
  • Luôn cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dùng nước ấm lau các vùng trán nách bẹn cho bé.

Bệnh ho gà

Bệnh ho gà là bệnh về đường hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi bất ngờ

Trẻ thường mắc bệnh ho gà

Trẻ thường mắc bệnh ho gà khi thời tiết thay đổi

Mẹ hãy lưu ý các dấu hiệu trẻ mắc bệnh ho gà sau:

  • Khi mới phát bệnh, trẻ ho nhẹ, hung hắng vài tiếng, trán cũng sốt nhẹ
  • Giai đoạn bệnh nặng hơn: các cơn ho xuất hiện thường xuyên, ho thành tràng dài. Khi ho trẻ đỏ mặt, thở rít, ho có đờm đặc quánh. Trẻ có thể ho ngay cả khi đang ngủ.

Cách chăm sóc trẻ bị ho gà:

  • Cha mẹ sử dụng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10 – 14 ngày theo chỉ dẫn của y bác sĩ. 
  • Mẹ có thể mua thêm siro ho, mát gan, bổ phổi, long đờm cho bé.
  • Chế độ dinh dưỡng tuyệt đối kiếng các món tanh, cay nóng. Không cho bé uống nước đá.

Bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc trong của trẻ. Các mô lympho trong vùng hầu họng, amidan của trẻ bị sưng tấy, phình to tạo thành ô trùng. Căn bệnh gây đau đớn và cản trở cuộc sống của bé yêu

Dấu hiệu trẻ bị mắc viêm họng hạt:

  • Viêm họng, xuất hiện các đốm li ti nổi cộm trong họng, gây khó khăn cho việc ăn uống của bé.
  • Bé bị nghẹt mũi, nói chuyện bằng âm mũi
  • Các tuyến trong cổ sưng lên, có thể quan sát bằng mắt.
  • Viêm tai giữa, ù tai, đau bên trong tai

Mẹ xử trí thế nào khi bé bị viêm họng hạt:

  • Thường thì các bác sĩ sẽ đề nghị bé cắt amidan nên mẹ cần có cách chăm sóc bé hậu thời kỳ cắt amidan:
  • Cho bé uống nhiều nước
  • Không cho bé ăn các thức ăn cứng, giòn trong 2 tuần đầu sau tiểu phẫu. Thay vào đó bạn có thể cho bé sử dụng nước hoa quả, cháo, súp dinh dưỡng, canh hầm thịt mềm,..
  • Cho bé uống trà chanh với mật ong hàng ngày
  • Hướng dẫn bé súc miệng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bệnh dị ứng

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vì chúng rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết. Mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau và vấn đề dị ứng riêng. Thông thường sẽ là nổi mẩn đỏ, ngứa toàn thân, buồn nôn, bồn chồn khó chịu. Nhiều bé bị dị ứng thời tiết sẽ ho không ngớt, sốt nhẹ,..

Cách chăm sóc đúng với bé bị dị ứng:

  • Hạn chế tối đa việc đưa bé ra ngoài. Nếu phải ra ngoài cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để trang bị cho bé ô, nón, áo ấm, khăn ấm,…
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với thú nhồi bông ở nơi công cộng, thay ga đệm vỏ gối thường xuyên vì đây làn những ổ dịch làm cho tình trạng ngứa ngáy nặng nề hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc cho bé uống thêm các loại nước ép, sinh tố hoa quả để bổ sung vitamin.
  • Hạn chế ăn những hải sản vì chúng dễ gây dị ứng.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở trẻ diễn ra quanh năm, trong cả mùa nóng, mùa lạnh.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở trẻ diễn biến rất phức tạp, mẹ cần hết sức lưu ý

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, đại tiện kgoong kiểm soát, phân lỏng, phân sống hoặc toàn nước
  • Trẻ đau bụng, bụng sôi ầm ĩ
  • Trẻ háo nước, cơ thể uể oải.

 Cách xử lý khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy:

  • Điều trị tình trạng mất nước mất điện giải ở trẻ bằng Oresol. Cho bé uống nhiều nước, bổ sung thêm nước dừa, nước súp
  • Thận trong khi dùng kháng sinh. Mẹ có thể mua Men vi sinh Probiotics cho bé uống để giảm nhẹ các triệu chứng
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều kém để ngăn ngừa tái phát.

Bệnh kiết lỵ

Trẻ mắc kiết lỵ khi đường ruột bị nhiễm trùng. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nên mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trẻ:

  • Trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có trẻ thậm chí không muốn rời bô.
  • Tình trạng đau thắt, quặn đau như xoắn ruột khi muốn đi đại tiện
  • Phân của trẻ lỏng, dính dịch nhầy và máu
  • Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc nhiều hơn

 Biện pháp ứng phó khi trẻ mắc kiết lỵ:

  • Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám
  • Với chăm sóc tại nhà, mẹ cần chủ động cân bằng chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm thực phẩm: chất xơ, chất đạm, tinh bột và vitamin.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bé
  • Cho bé uống Oresol để tránh mất nước. Cho bé uống thêm các chế phẩm lợi khuẩn khác 

Trên đây là 10 căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà mẹ cần hết sức lưu tâm. Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để xử lý kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh!

>>> Xem thêm: Điều cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ vào mầm non

1 lượt
Vote :