Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ là bệnh do virus trong tuyến nước bọt có tên Paramyxovirus gây ra, thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là từ 6-10 tuổi. Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lây, nếu không tiêm vắc xin ngừa quai bị thì hoàn toàn có thể lây qua đường tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh khi họ nói chuyện, hắt hơi hay ho.
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ thường phát vào mùa đông xuân khi trời chuyển lạnh, dễ lây nhiễm ở những nơi như nhà trẻ, trường học, các khu tập thể, ký túc xá... Theo ghi nhận có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị ởViệt Nam mỗi năm. Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng vẫn được coi là nguy hiểm vì chưa có thuốc đặc trị và có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Hình ảnh bệnh quai bị ở trẻ em
Trẻ nhỏ mắc bệnh quai bị ít gặp biến chứng hơn nhưng cũng có thể gây những ảnh hưởng lâu dài khi bé lớn lên. Một số biến chứng thường thấy bao gồm:
- Điếc tai
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết biết chứng tai điếc là rất hiếm gặp đối với bệnh quai bị ở trẻ nhỏ. Chỉ khoảng 1/200,000 trẻ nhiễm bệnh bị điếc tai. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát bệnh do virus gây tổn thương tại ốc tai, thường là điếc một bên tai và hiếm gặp hơn là điếc cả hai bên. Có thể cải thiện thính lực bằng phương pháp cấy ghép ốc tai nhưng phương pháp này tốn kém và gây ra nhiều cản trở.
- Viêm não
Virus quai bị có thể tấn công lên hệ thần kinh trung ương tăng nguy cơ viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não. Biến chứng tại hệ thần kinh thường gặp hơn ở người lớn mắc bệnh quai bị nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em.
- Viêm tinh hoàn bé trai
Trẻ em cũng dễ gặp biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị như người lớn. Tỷ lệ thường thấy là cứ 10 bé trai bị quai bị thì có 4 bé gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu thấy trẻ bệnh quai bị có dấu hiệu đau đầu nhiều, sốt cao, đặc biệt là đau nhiều tại bìu (nơi chứa tinh hoàn) ở 1 hoặc cả 2 bên thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, điều trị đúng và kịp thời để tránh vô sinh trong tương lai.
Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
- Viêm buồng trứng bé gái
Với bé gái, chứng viêm buồng trứng do biến chứng bệnh quai bị có các biểu hiện đau bụng nhiều. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đi siêu âm tại bệnh viện để có chẩn đoán kịp thời và chính xác.
- Viêm màng não
Một trong những biến chứng hiếm gặp nhất của bệnh quai bị xảy ra khi virus lây lan qua máu, nhiễm vào hệ thần kinh trung ương là não và tủy sống gây viêm màng não. Biểu hiện nặng gồm có đau bụng nhiều, nôn ói, có thể tụt huyết áp.
Ngoài ra trong 12-16 tuần đầu thai kỳ phụ nữ mang thai bị quai bị có nguy cơ sảy thai cao.
Tuyến nước bọt đau nhức, sưng to khi mắc quai bị
Dấu hiệu bệnh quai bị ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em:
- Sốt 39-40 độ, đau đầu, kém ăn, miệng khô, cơ th mệt mỏi
- Đau họng và góc hàm, tuyến mang tai đau nhức và sưng to dần lên
- Sưng 1 bên mang tai trước sau đó khoảng 1-2 ngày sau sẽ sưng bên còn lại. Ít trường hợp chỉ sưng 1 bên
- Nếu được chăm sóc và điều trị tốt thì trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.
Biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em
Cách trị bệnh quai bị ở trẻ em
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh quai bị mà chủ yếu tập trung chăm sóc, cải thiện các triệu chứng. Điều trị tại nhà chỉ giúp giảm triệu chững cho đến khi cơ thể hình thành khả năng miễn dịch với virus. Hầu hết các trường hợp trẻ có thể tự khỏi trong 2 tuần.
Cần có phương pháp chăm sóc đúng khi trẻ mắc bệnh quai bị để bệnh sớm khỏi
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến bệnh quai bị ở trẻ nhỏ mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ tới bạn. Trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho trẻ uống nhiều nước, chườm lạnh vùng bị sưng, ăn thức ăn mềm, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh cho trẻ vận động đặc biệt vào những ngày bệnh đang diễn biến cấp tính. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
>>> Xem thêm:
Chảy máu cam ở trẻ là bệnh gì? Cách chữa trị
Bệnh zona thần kinh ở trẻ sơ sinh triệu chứng và cách điều trị
Bình luận
Bài viết liên quan