Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào? Trẻ sơ sinh vài tháng tuổi tiêu chảy cấp dễ mất nước, mệt mỏi, nếu kéo dài có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu chấu. Đi ngoài tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột... mà cha mẹ cần lưu ý để có cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ.


Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách phòng bệnh hiệu quả sẽ được Mái Ấm Nhỏ chia sẻ ngay bài viết dưới đây. Các bậc phụ huynh cùng tham khảo để có cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé!

Trẻ đi ngoài thế nào là bình thường và thế nào là tiêu chảy? Đây là điều đầu tiên mẹ cần biết để có thể sớm khắc phục khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Trẻ dưới 1 tháng có thể đi ngoài mỗi ngày 4-10/lần
  • Trẻ từ 1 - 3 tháng đi ngoài trên 2 lần/ngày

Số lần đi ngoài mỗi ngày thường tùy theo từng trẻ, tuy nhiên bé dưới 2 tuổi thưởng đi ngoài phân mềm và có đóng khuôn. Bệnh học tiêu chảy ở trẻ em xảy ra khi trẻ đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường đối với trẻ sơ sinh và đối với trẻ lớn là trên 3 lần một ngày với biểu hiện phân lỏng hoặc toàn nước.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em khiến trẻ mất nước, mất điện giản nên cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần phối hợp bù nước, bù điện giải song song với điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám có thể theo dõi và điều trị tại nhà.

bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh học tiêu chảy ở trẻ em, các bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ em

Thường khi trẻ tiêu chảy, phương pháp chữa trị hiệu quả để bù nước, bù điện giải là cho trẻ uống Oresol với một số lưu ý như sau:

  • Oresol chỉ dùng để trị mất nước, mất điện giải do tiêu chảy, không phải thuốc trị tiêu chảy
  • Pha Oresol theo hướng dẫn trên bao bì với nước đã đun sôi, không pha cùng nước khác. Pha đúng tý lệ, không được ít nước hơn so với hướng dẫn
  • Cho trẻ uống thay nước chậm rãi, từ 50-100ml tương đương với 10-20 muỗng cà phê sau mỗi lần tiêu chảy.
  • Trẻ trên 6 tháng có thể thay Oresol bằng nước cơm, nước dừa...
  • Nếu trẻ không muốn uống hoặc bị nôn ói ngay sau khi uống thì cần theo dõi tình trạng mất nước của trẻ.
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ.

Bệnh tiêu chảy được phân thành 3 loại là:

  • Tiêu chảy cấp
  • Tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên
  • Tiêu chảy xâm lấn có chứa nhầy máu

bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh học tiêu chảy ở trẻ em, các bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Khi thấy trẻ tiêu chảy có biểu hiện nặng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời

Cần đi khám ngay nếu trẻ có một trong các biểu hiện:

  • Sốt cao không giảm
  • Trẻ khát nước hoặc biểu hiệt mất nước như: Mắt trũng, khô môi, thóp lõm (trẻ dưới 18 tháng tuổi còn thóp), khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong 4-6 giờ, đòi uống nước liên tục, ăn hoặc bú kém...
  • Trẻ nôn nhiều
  • Trong phân có máu
  • Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ
  • Trẻ li bì khó thức hoặc bị co giật

Nội dung bài viết chỉ đối với các trường hợp bệnh lý ở trẻ nhẹ, nếu gặp tình trạng nặng hơn như trên cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ hoặc đưa đến bệnh viện để được chữa trị sớm, tránh những biến chứng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ

  • Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy hơn gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn
  • Trẻ ăn bổ sung không đúng cách khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn trước và sau khi chế biến, thức ăn cho trẻ để quá lâu ở nhiệt độ phòng...
  • Nước uống không sạch như nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, cho trẻ uống nước chưa đun sôi hoặc đã đun nhưng để quá lâu...
  • Dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn cho trẻ chưa vệ sinh sạch sẽ, không rửa tay sau khi đi vệ sinh... khiến thức ăn nhiễm khuẩn
  • Xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách do nhiều nhà bận rộn hoặc có quan niệm phân trẻ em không bẩn như người lớn.

bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh học tiêu chảy ở trẻ em, các bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ ăn hoặc uống không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị tiêu chảy

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Chế độ ăn uống

Trẻ tiêu chảy do thức ăn mới hoặc do dùng kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Mẹ có thể phòng tránh bằng cách cho trẻ ăn ít một để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần rồi mới từ từ tăng lượng thức ăn lên. Nếu do thức ăn để ở nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển thì mẹ cần cho trẻ ăn ngay sau khi nấu.

Cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều đạm và giàu năng lượng khi trẻ bị tiêu chảy để giúp bé đi tiêu dễ hơn và mau hồi phục. Bổ sung thực phẩm giàu probiotics như các loại sữa chua để củng cố lại hệ tiêu hóa, cân bằng giữa các loại vi khuẩn tốt và xấu trong dạ dày.

Tránh vi khuẩn và vật ký sinh

Tiêu chảy thường do vi khuẩn và ký sinh trùng trong thức ăn và nước uống gây ra như ô nhiễm nguồn nước, nước chưa đun sôi, thịt chưa chín... Do đó mẹ cần lưu ý đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ để tránh sự tấn công của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng.

Không nên cho trẻ chơi ở các vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng vì những nơi này cũng có chứa rất nhiều vật ký sinh.

bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh học tiêu chảy ở trẻ em, các bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Cho trẻ ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh là một cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

Vắc-xin phòng bệnh do virus rota

Virus rota là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy, làm rối loạn tiêu hóa đường ruột khiến trẻ mất nước. Trên thị trường hiện nay có vắc-xin mới ngăn virus gây bệnh, phòng tiêu chảy dạng uống. Mẹ có thể tham khảo kỹ hơn cho trẻ uống 2-3 liều khi trẻ 6 tháng tuổi.

Trên đây là cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ tới bạn. Đừng quên theo dõi Mái Ấm Nhỏ mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích về sức khỏe gia đình nhé.

 >>> Xem thêm: 

1 lượt
Vote :