Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì
Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì? Bệnh chốc lở là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em ở các vùng vệ sinh do cầu khuẩn Staphylococcus (tụ cầu vàng) hoặc Streptococcus (liên cầu) gây ra. Vùng da bị chốc lở xuất hiện những bóng nước, đám da rộp đỏ khi vỡ ra sẽ chuyển thành các vết loét. Vi khuẩn gây chốc lở tùy từng trường hợp có thể xâm nhập qua lớp da nông hay sâu.
Bệnh chốc lở rất dễ lây lan, có thể lan rộng trên cơ thể, gây ra những vết loét và đau đớn. Vết loét có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường quanh mũi, miệng, bàn tay và bàn chân. Khi các mụn nước vỡ sẽ có chất lỏng chảy ra và tạo thành lớp vỏ vàng nâu. Bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, thường phát vào mùa hè, trong điều kiện sống quá đông đúc hoặc thiếu vệ sinh.
Hình ảnh bệnh bệnh chốc (Nguồn: BS Trần Thị Huyền - Bệnh viện Da liễu Trung Ương)
Thông thường có 3 loại chốc lở sau:
- Chốc không có bọng nước:
Là dạng chốc lây ở trẻ em hình thành các vết lở và bọng nước nhỏ không quá nghiêm trọng,, xảy ra phổ biến ở trẻ em.
Bệnh do khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ trên da, ở đó có các protein giúp các vi khuẩn có cơ hội gắn chặt vào tổ chức và hình thành bệnh.
- Chốc bọng nước:
Là dạng bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ tiến triển nặng hơn và hình thành nên các bọng nước lớn như bị bỏng, trên trong có nhiều mủ và có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Chốc bọng nước thường do cầu nối desmoglein 1 của tế bào gai ở thượng bì bị tác động bởi độc tố bong da của tụ cầu, khiến lớp nông của thượng bì bị bóc tách ra và tạo thành hình giống pemphigus vảy lá.
- Chốc loét:
Bệnh chốc loét ở là dạng nặng nhất của chốc lây, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu đã xâm nhập vào các lớp sâu hơn của da. Thường bệnh chốc loét xảy ra ở người mắc bệnh mãn tĩnh, người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch và người già.
Liên cầu khuẩn khu trú trên da bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh chốc ở trẻ
Bệnh chốc ở trẻ em có nguy hiểm không
Dấu hiệu bệnh chốc ở trẻ em
Bệnh chốc ở trẻ thường xuất hiện tại tay, chân, mặt hoặc khắp cơ thể, bắt đầu với những thương tổn đơn độc trên da. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chốc ở trẻ nhỏ như sau:
Với chốc không có bọng nước thì thường bắt đầu với dát hồng trên da rồi hình thành các mụn nước nhỏ, trong có nước hóa mủ nhanh và mau chóng vỡ tạo nên các vết xước đóng vảy tiết ra màu vàng ngà. Vị trí bị thương tổn có thể ngứa nhẹ hoặc không.
Chốc bọng nước có xuất hiện mụn nước nhỏ ban đầu sau đó lớn dần thành bọng nước có mủ, thường nông và dễ vỡ trong khoảng 1-3 ngày. Sau vị bọng nước vỡ sẽ để lại viền da mỏng xung quanh, tạo ra cảm giác rát đỏ ẩm ướt, không để lại sẹo khi lành.
Chốc loét có các biểu hiện giống như chốc lây nên rất dễ nhầm lẫn, nhưng sau đó lại thành các vết hoại tử có lõm ở giữa, rất lâu lành và có thể để lại sẹo.
Trẻ em rất dễ bị chốc lở nếu không vệ sinh đúng cách
Biến chứng của bệnh chốc ở trẻ
Bệnh chốc da ở trẻ em mặc dù rất phổ biến và không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì có thể tiến triển nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có nguy cơ thành các biến chứng:
- Viêm quầng
- Viêm mô tế bào
- Mề đay
- Vảy nến nhỏ giọt
- Hồng ban đa dạng
- Sốt tinh hồng nhiệt
- Nhiễm trùng máu
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em và chăm sóc như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ các thương tổn, loại bỏ vảy tiết một cách nhẹ nhàng
- Sử dụng các loại thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ. Nếu các vết loét lan rộng có thể dùng kháng sinh toàn thân nhưng cần theo chỉ dẫn điều trị.
- Che phủ các vết chốc lại để vi khuẩn không thể lây lan sang các phần da khác thông qua dịch trên bóng nước lan khắp cơ thể cũng như những người tiếp xúc với trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoãng mát
- Cắt móng tay thường xuyên đẻ đảm bảo vi khuẩn không tích tụ dưới móng khi trẻ gãi đồng thời cũng hạn chế làm vỡ bóng nước hay tổn thương da.
- Trẻ nhỏ bị chốc lở không nên cho mặc tã,
- Thường xuyên dùng chất diệt khuẩn an toàn để rửa tay cho trẻ, ngăn ngừa sự tích tụ của liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.
- Vệ sinh vết loét với nước ấm mỗi ngày một lần.
- Nên để trẻ ở trong nhà cho đến khi khỏi và giặt riêng đồ cho trẻ.
Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để đảm bảo vệ sinh
Trên đây là những thông tin về bệnh chốc lở ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị viêm da chốc lở mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho cha mẹ để chăm sóc trẻ tốt hơn, giúp bệnh nhanh lành và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan