Cách nhận biết bé mọc răng chậm bố mẹ nên biết

Cách nhận biết bé mọc răng chậm bố mẹ nên biết

Bắt đầu từ tháng thứ 6, các bé đã “rục rịch” bắt đầu quá trình mọc răng. Tuy nhiên cũng có khá nhiều bé chẳng chịu mọc răng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng.


Nuôi dưỡng các bé sơ sinh và nhỏ tuổi chưa bao giờ là vấn đề đơn giản với những ông bố, bà mẹ mới lần đầu có con. Đặc biệt là thời kỳ bé bắt đầu mọc răng sữa sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như ốm, sốt cao, ngứa ngáy… khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bé không chịu mọc răng cũng đi kèm với khá nhiều tật bệnh khác như chậm phát triển chiều cao, không tăng cân, còi xương. Vậy cách nhận biết bé mọc răng chậm là gì? Trong bài viết này Mái ấm nhỏ sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin liên quan đến vấn đề bé mọc răng chậm, bố mẹ hãy tham khảo nhé.

Các giai đoạn mọc răng của trẻ 

Trong 1 năm đầu tiên, những bé phát triển bình thường sẽ mọc khoảng 6 chiếc răng, một năm tiếp theo sẽ hoàn thiện cả hàm răng sữa. Cũng có một số bé từ tháng thứ 3 đã bắt đầu dấu hiệu của mọc răng. Các giai đoạn mọc răng của trẻ cụ thể bao gồm:

Hàm răng trên:

  • Tháng thứ 7 - 12: Bé mọc răng cửa giữa 
  • Tháng 9 - 13: Bé mọc răng cửa bên
  • Tháng thứ 16 - 22: Bé mọc răng hàm đầu tiên
  • Tháng thứ 13 - 19: Bé mọc răng nanh
  • Tháng 25 - 33: Bé mọc răng hàm thứ 2

Hàm răng dưới:

  • Tháng thứ 6 - 10: Bé mọc răng cửa giữa 
  • Tháng thứ 7 - 16: Bé mọc răng cửa bên
  • Tháng 16 - 23: Hàm hàm đầu tiên
  • Tháng thứ 12 - 18: Bé mọc răng nanh
  • Tháng thứ 20 - 31: Bé mọc răng hàm thứ 3

Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé đã bắt đầu quá trình mọc răng sữa

Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé đã bắt đầu quá trình mọc răng sữa

Việc mọc răng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ và nhiều yếu tố khác của từng bé. Bố mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Vì sao bé mọc răng chậm? 

Thông thường từ tháng từ 6 đến tháng thứ 9, những chiếc răng sữa đầu tiên và chúng thường là răng cửa. Nếu qua 12 tháng mà con bạn không mọc răng tức là bé đã bị mọc răng chậm. Nguyên nhân có thể là do bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi vào cơ thể trong thời gian trước đó. 

Bé mọc răng chậm do di truyền

Đây cũng một trong những lý do phổ biến của nhiều gia đình khi thấy con chưa mọc răng. Trong trường hợp bố hoặc mẹ mọc răng chậm thì em bé sinh ra cũng rất có khả năng bị mọc răng chậm. Bởi lẽ, mọc răng chậm cũng do gen di truyền đấy nhé.

 

Bé mọc răng chậm do di truyền

Bé mọc răng chậm do di truyền

Mẹ sinh thiếu tháng hoặc sinh quá ngày

Mẹ sinh non hoặc sinh quá ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là khi mọc răng. Bé rất dễ bị mọc răng chậm hoặc nhanh hơn những trẻ khác. Thông thường, trẻ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân thì có xu hướng mọc răng nhanh hơn trẻ sinh quá ngày và ngược lại.

Do sinh lý

Nhiều ông bố bà mẹ lo lắng vì không tìm ra nguyên nhân con mình không mọc răng dù chiều cao hay cân nặng đều phát triển bình thường. Nguyên nhân là do sinh lý bởi thời kỳ mọc răng của trừng bé là khác nhau, bạn không thể áp dụng quy tắc chung vào các con yêu nhà mình được. Nếu trẻ mọc răng chậm là do sinh lý thì bố mẹ không phải lo lắng về tình trạng này đâu nhé.

 

Do sinh lý

Do sinh lý

Thiếu canxi

Canxi là một trong những chất quan trọng trong cơ thể của mẹ và bé ngay trong thời gian đang mang bầu. Sau khi chào đời, bé vẫn cần tới hàm lượng khoáng chất này đều đặn với mức độ dinh dưỡng từng tháng là khác nhau. Nếu thiếu canxi thì bé rất dễ bị mọc răng chậm, còi xương, suy dinh dưỡng và trí não cũng không phát triển bình thường. Trẻ thiếu canxi có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết như rụng tóc vành khăn, thóp lâu liền, quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, chân vòng kiềng… Khi ấy, bố mẹ cần theo dõi bé và bổ sung ngay hàm lượng canxi qua sữa và thực đơn ăn dặm cho con.

Hàm lượng canxi cần thiết cho bé trưng độ tuổi bao gồm:

  • Từ 0 - 6 tháng bé cần nạp 210mg canxi/ngày
  • Từ 6 - 12 tháng bé cần 270mg canxi/ngày
  • Từ 1 - 3 tuổi bé cần 500mg canxi/ngày
  • Từ 4 - 8 tuổi bé cần 800mg canxi/ngày.

Nhiễm khuẩn khoang miệng

Nhiễm khuẩn khoang miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bé quấy khóc và lên răng muộn. Nhiễm khuẩn là tình trạng vi khuẩn, nấm ngứa sinh sôi, phát triển trong khoang miệng khiến nướu và lợi bị tổn thương dẫn tới răng không thể mọc lên được. Những bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng thường có khoang miệng hôi, hay đau và quấy khóc. Bạn nên đưa con đến nha sĩ ngay để có phương pháp điều trị.

 

Nhiễm khuẩn khoang miệng

Nhiễm khuẩn khoang miệng

Suy giảm tuyến giáp

Trong cơ thể, tuyến giáp là một trong những phần quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, thể trạng và trí não của trẻ. Nếu bé bị mắc suy giảm tuyến giáp bẩm sinh thì kèm theo đó là các biểu hiện như chậm mọc răng, thấp, suy dinh dưỡng, đần độn.

Thiếu vitamin

Thành phần vitamin B, D, A cũng đóng vai trò quan trọng giúp bé tăng cường khả năng hấp thụ canxi cũng như sức đề kháng. Mẹ nên bổ sung hàm lượng vitamin hàng ngày cho con qua đường ăn uống và sữa. 

 

Thiếu vitamin

Thiếu vitamin

Hấp thụ quá nhiều phốt pho

Photpho cũng là một trong số những khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Tuy nhiên quá nhiều photpho lại rất có hại bởi chúng ngăn cản quá trình hấp thụ canxi, kèm theo đó là nhiều biểu hiện khác như tim phình to, suy thận, xơ cứng mạch máu, mầm răng lâu nhú ra khỏi nướu…

Bé mọc chậm răng phải làm sao?

Thai nghén là quá trình quan trọng ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe và trí não của con sau này. Do đó mẹ bầu không nên ăn kiêng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực đơn phong phú hàng ngày, giàu canxi, acid folic, kẽm… để phát triển hệ thần kinh và khung xương đầy đủ. 

Đối với những bé sinh ra chậm mọc răng bố mẹ cần:

  • Tăng cường hàm lượng canxi, vitamin D, chất béo… trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé. Mẹ nên cho bé uống sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Có thể bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất này qua việc uống thuốc, tuy nhiên cần phải sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé, lượng sữa cần thiết tối thiểu từ 500 - 800ml
  • Tăng cường ăn hoa quả tươi, ngủ đủ giấc, tích cực tắm nắng vào buổi sáng để hấp thụ vitamin.
  • Không sử dụng nước khoáng, nước rau củ, nước cháo… để pha sữa cho con bởi đây đều là những sản phẩm có hàm lượng chất kháng cao. Khi kết hợp với sữa sẽ làm giảm hấp thụ canxi

 

Thiếu vitamin

Bố mẹ nên tăng cường thực đơn dinh dưỡng trong các bữa ăn cho bé

Bên cạnh đó, để kích thích bé mọc răng thì bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ có vị chua, đồ lạnh bởi đây đều là những sản phẩm làm gián đoạn quá trình mọc răng. Bên cạnh đó, hãy chú ý tới hàm lượng photpho trong thực phẩm nạp vào cơ thể bé hàng ngày. Nếu quá nhiều photpho sẽ rất hại men răng, khiến răng dễ vỡ, giòn… Photpho có nhiều trong rau củ, ngũ cốc, trứng, ức gà… và các loại đậu.

Bạn nên đưa con đi khám nha sĩ khi nào?

Nhiều bố mẹ khi thấy con qua giai đoạn mọc răng hoặc thấy bạn cùng trang lứa mọc răng rồi mà con mình chưa mọc thì sốt sắng đưa con đi khám nha sĩ ngay. Tuy nhiên việc bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân vì sao bé mọc răng chậm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tìm hiểu rõ quá về sức khỏe răng miệng và đưa con đi thăm khám định kỳ tổng quan chứ không phải chờ tới khi con không mọc răng mới đi khám. Thời gian khám răng miệng được các bác sĩ khuyến cáo 2 lần mỗi năm. Trong trường hợp bé gặp tình trạng đau nhức răng, xuất hiện vết loét trong khoang miệng, đau nướu, đau vùng xương hàm hoặc xuất huyết lưỡi… thì bố mẹ nên đưa con tới gặp nha sĩ ngay.

 

Thiếu vitamin

Bố mẹ cũng cần tìm hiểu rõ quá về sức khỏe răng miệng và đưa con đi thăm khám định kỳ

Với những thông tin về việc bé mọc răng chậm mà chúng mình vừa chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc mọc răng rồi phải không. Bố mẹ không cần phải quá lo lắng về quá tình trạng con mọc răng chậm nếu biết rõ nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi trẻ có biểu hiện mọc răng chậm.

>>> Xem thêm: Mẹo nhận biết trẻ thông minh ngay từ trong bụng mẹ

1 lượt
Vote :