Thiếu canxi ở trẻ em đã và đang là một trong những nguyên nhân khiến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trí tuệ. Vậy những dấu hiệu trẻ thiếu canxi là như thế nào? Cách nhận biết trẻ bị còi xương là gì? Trong bài viết này, Mái ấm nhỏ sẽ đề cập tới những dấu hiệu trẻ thiếu canxi cũng như cách nhân biết trẻ bị còi xương, các mẹ đừng bỏ qua nhé.
Trẻ cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?
Mỗi một độ tuổi khác nhau, các bé sẽ có yêu cầu về việc bổ sung hàm lượng canxi không giống nhau. Tổ chức y tế thế giới đã có mức quy chuẩn với từng độ tuổi như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung 300mg canxi/ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi cần bổ sung 400mg canxi/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung 500mg canxi/ngày
- Trẻ từ 4 – 6 tuối cần bổ sung 600mg canxi/ngày
- Trẻ từ 7 – 9 tuổi cần bổ sung 700mg canxi/ngày
- Trẻ từ 10 – 11 tuổi cần bổ sung 1.000mg canxi/ngày
- Trẻ trên 11 tuổi cần bổ sung 1.200mg canxin/ngày
Nếu canxi không được cung cấp đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất, trí não.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?
Những dấu hiệu trẻ thiếu canxi trầm trọng
Tóc rụng hình vành khăn
Những tháng đầu tiên khi chào đời, các bé thường có dấu hiệu bị rụng tóc. Đây là biểu hiện rất dễ quan sát, nếu tóc rụng thành một hình một vòng tròn trên đầu. Nếu bạn thấy có hiện tượng này với con yêu thì hãy đưa ngay ra bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp chữa trị phù hợp. Thường thì các bé sẽ được chuẩn đoán thiếu vitamin D bởi đây là chất giúp hấp thụ canxi vào cơ thể. Nếu thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến canxi không được hấp thụ được.
Rụng tóc hình vành khăn
Quấy khóc về đêm
Canxi là dưỡng chất giúp điều tiết trạng thái của con người, là tác nhân tạo ra cảm xúc hưng phấn hay ức chế. Vì thiếu hụt canxi nên hệ thần kinh trung ương cũng chịu ảnh hưởng khiến các bé thường trằn trọc, khó ngủ, thậm chí là giật mình, khóc đêm. Những trẻ thiếu canxi trầm trọng thường có dấu hiệu khóc thét, mặt đỏ hoặc tím, co cứng toàn thân, không nín và kéo dài từ 5 – 6 tiếng. Nếu các ông bố, bà mẹ không phát hiện sớm thì tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng tới tính mạng của các mẹ.
Quấy khóc về đêm
Hay chớ, biếng ăn
Thiếu canxi còn biểu hiện trong khi bé vừa mới được bú xong hoặc không muốn ti mẹ. Hệ thần kinh co thắt thanh quản gây khó thở và co thắt dạ dày nên trẻ dễ dàng bị chớ ngay sau khi mới bú xong. Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ, từ đó các bé hay bị bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa hơn những trẻ khác.
Hay chớ, lười biếng ăn
Thóp lâu liền
Khi các bé sinh ra, vùng mềm giữa xương sọ bên trên trán của các bé được gọi là thóp sẽ khép kín lại sau thời gian từ 12 – 18 tháng. Với những trẻ bị thiếu hụt canxi thì vùng thóp này thường lâu liền dẫn đến những hiện tượng não to bất thường và còi xương, thiếu dinh dưỡng.
Chậm mọc răng, dễ bị sâu răng
Cũng vì thiếu hụt canxi nên quá trình mọc răng của bé bị chậm lại. Nếu mọc bình thường thì cũng sẽ dễ dàng bị sâu răng, răng mọc lệch và có khoảng cách.
Chậm mọc răng, răng dễ bị sâu
Chậm nhận thức và khó thích ứng
Mỗi trẻ em thường có nhận thức khác nhau, tuy nhiên việc thiếu hụt canxi cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới mức độ nhận thức và giao tiếp với những người xung quanh. Ông bà ta đã có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng đối với những em bé bị thiếu canxi thì quá trình này thường diễn ra khá chậm, thậm chí có những bé tới gần 2 tuổi mà vẫn chưa đi vững.
Chậm nhận thức và khó thích ứng
Biểu hiện bất thường ở vùng chân
Những bé bị thiếu canxi thì chân sẽ dễ bị cong hình chữ O, X, chân yếu, lỏng lẻo. Cũng vì lý do này nên các bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lẫy, tập đi, đứng… và thường biết đi muộn hơn so với những bạn khác.
Biểu hiện bất thường ở vùng chân
Đổ mồ hôi trộm
Với cả trẻ sơ sinh và người lớn thì hiện tượng đổ mồ hôi trộm cũng là biểu hiện của thiếu canxi. Đặc biệt là những vùng như gáy, trán thường đổ khá nhiều mồ hôi dù bé không chạy nhảy hay vận động nhiều. Ngay trong thời tiết mát mẻ nhưng mồ hôi vẫn “vã ra như tắm”.
Nếu các mẹ không phát hiện kịp thời thì mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại làm cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm…
Thường xuyên đau nhức ở chân
Khi trẻ có ý thức và biết đi thì biểu hiện của việc thiếu canxi là rất hay đau nhức ở chân. Do canxi không được cung cấp đầy đủ khiến khung xương yếu dẫn tới việc hoạt động của trẻ bị hạn chế. Nếu quá đà rất dễ bị gãy xương.
Ngoài ra, dấu hiệu của việc thiếu canxi còn biểu hiện ở việc lồng ngực đỏ, đầu nằm nhiều bị bẹp, hơi thở gấp, tim đập nhanh, hay vặn mình... Các bà mẹ bỉm sữa nên quan tậm tới trạng thái của các bé để phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương
Có khá nhiều biểu hiện của bệnh còi xương mà các mẹ có thể dễ dàng nhận biết như
- Bất cứ lúc nào da của trẻ cũng xanh, cơ mềm, nhão, bụng to và ngực lép
- Trẻ lười vận động, chậm phát triển, chậm lẫy, bò, tập đi…
- Chậm mọc răng, răng mọc không đều, dễ bị sâu
- Xương chày ở chi dưới dễ bị cong thành hình chữ bát (chân vòng kiềng)
- Xương ngực nhô ra, hơi thở gấp
- Xương chậu bị biến dạng, hẹp. Với những bé gái thì sau này sẽ là trở ngại lớn trong việc sinh nở
- Trẻ thường hay kêu đau bụng nhưng sau đó lại hết
- Các bé thường đau nhức xương đặc biệt là vào buổi tối hoặc đêm sau khi vận động
Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương
Nên bổ sung canxi cho trẻ em như thế nào?
Khi trẻ có biểu hiện bị thiếu canxi, các mẹ nên nhanh chóng tìm ra phương pháp bổ sung kịp thời. Với những bé dưới 6 tháng tuổi thì vẫn còn bú sữa mẹ thì cần phải tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu canxi cho mẹ. Đồng thời kết hợp với việc tắm nắng hàng ngày cũng giúp trẻ được cúng đầy đủ vitamin và canxi kịp thời. Bạn nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng mỗi ngày từ 1,5 – 2 giờ vào một trong hai khoảng thời gian là 06:30 – 08:00 và 05:30 – 18:30 chiều. Nên mặc quần áo mỏng và để lộ chân tay để da các bé đón ánh nắng nhiều hơn.
Đối với các bé đã có thể ăn dặm được thì mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp, giàu canxi trong tôm, cua, hải sản… cùng với các loại rau xanh như bắp cải, cần tây, xải xoăn, rau diếp… Bạn cũng có thể bổ sung thêm canxi qua đường uống của các bé như tăng cường uống các loại sinh tố. Mỗi bữa ăn, các mẹ có thể cho thêm dầu mỡ chứa nhiều vitamin D vào trong bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, các bé chỉ nạp khoảng 20% canxi vào cơ thể bằng thức ăn, những phần còn lại thì sẽ bị bài tiết ra ngoài. Vì vậy, bố mẹ nên xác định chính xác lượng canxi trong thành phần món ăn của bé và cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tắm nắng hàng ngày cũng giúp trẻ được cúng đầy đủ vitamin và canxi kịp thời
Việc vô cùng quan trọng là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi sát tình trạng bệnh và biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Với những dấu hiệu cũng như cách nhận biết trẻ bị thiếu canxi mà Mái ấm nhỏ chia sẻ ở trên, hi vọng các mẹ sẽ có biện pháp phòng tránh phù hợp cho con em mình. Hãy để con yêu của mình phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất nhé.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin A và cách phòng ngừa
Bình luận
Bài viết liên quan