Táo bón ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Táo bón ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Không ít mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Vậy nên những chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu ích với để mẹ có thể nhìn nhận đúng đắn và có cách chăm sóc bé yêu tốt nhất!


Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh trong từng thời kỳ

trẻ bị táo bón

Biểu hiện của từng giai đoạn khi trẻ bị táo bón

Được biết có rất nhiều bậc cha mẹ chỉ thấy trẻ giảm số lần đi đại tiện so với những ngày trước là tự đoán trẻ bị táo bón sau đó hốt hoảng tìm cách điều trị. Tuy nhiên việc tự chẩn đoán rất dễ nhầm lẫn nếu như không biết những biểu hiện sau đây:

Trẻ từ 1-3 tháng tuổi

Trong giai đoạn sơ sinh này biểu hiện của trẻ bị táo bón là 3-4 ngày mới đi đại tiện một lần. Phân bé bị táo bón trong giai đoạn này thường ít khi rắn mà keo lại và dẻo như đất sét. Bé khó chịu, hay quấy khóc, không chịu bú. Khi ngủ cũng không ngon mà hay giật mình tỉnh giấc. Mẹ sờ bụng bé thấy hơi phình, mỗi lần đại tiện thì khóc nhiều, oằn mình là trẻ bị táo bón. Nguyên nhân trẻ bị táo bón là do sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi

Giai đoạn này khi bị táo bón thì biểu hiện của bé cũng khá giống với 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên nếu bé đã uống nhiều sữa ngoài hoặc ăn thêm bột dinh dưỡng thì tình trạng phân có thể nhỏ và hơi cứng. Khi đại tiện bé phải rặn nhiều, mặt đỏ khó chịu, hay quấy khóc. Nguyên nhân táo bón có thể do sữa, do tiêm phòng bị sốt dẫn đến mất nước hoặc do uống kháng sinh .

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Độ tuổi này trẻ rất dễ bị táo bón do bắt đầu ăn dặm, đường tiêu hóa tập làm quen với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn, có thể gây khó tiêu nếu không có đủ chất xơ trong ruột. Mức độ biểu hiện táo bón cũng rõ rệt hơn so với những giai đoạn trước. Bé sẽ có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc không thường xuyên từ 2-3 ngày mới đi một lần.

Đầu phân cứng hoặc tròn như phân dê, đại tiện rất khó khăn, trẻ dặn nhiều gây đau rát do chảy máu hoặc tổn thương niêm mạc hậu môn. Phần bụng căng đầy, nắn có thể thấy cứng rắn. Ngoài những nguyên nhân như trên thì còn có thể do mất nước do vận động nhiều như thích lật hay ham tập đi, tập bò. Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ từ rau củ quả tươi cũng sẽ khiến bé dễ bị táo bón ở giai đoạn này.

Những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh

Do chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng đến bé

Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến bé trong giai đoạn sơ sinh

Trẻ sơ sinh vẫn còn đang bú sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tình trạng bệnh của bé. Nếu như mẹ có chế độ ăn uống hợp lý thì bé rất hiếm khi bị táo bón vì nguyên nhân này. Vì sữa mẹ chứa hoóc-môn motilin có tác dụng làm tăng nhu động ruột của bé. Và trong đường tiêu hóa bé cũng có hệ vi sinh vật giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu trong sữa mẹ như: chất đạm, chất béo và chất đường giúp bé dễ đại tiện hơn.

Tuy nhiên trong trường hợp mẹ ăn nhiều những đồ ăn có tính chất cay, nóng (như gừng, nghệ, thức ăn nhiều gia vị), đồ ăn khó tiêu như ít xơ, nhiều đạm hay ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý cũng sẽ khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé không được đầy đủ và có những chất bé không tiêu hóa được, gây nên khó tiêu, làm trẻ dễ bị táo bón,.

Mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ quả tươi giàu khoáng chất và vitamin có lợi, các loại sữa chua bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để tránh táo bón ở trẻ sơ sinh.

Do dùng sữa ngoài

không hợp sữa ngoài

Việc không hợp với một số loại sữa ngoài có thể sẽ khiến bé bị táo bón

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể do bé không dùng sữa mẹ mà dùng sữa ngoài sớm. Sữa công thức là sự kết hợp của rất nhiều chất, dạ dày trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện khó tiêu hóa được. Cộng thêm việc nếu mẹ pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón rất lớn.

Việc thay đổi sữa công thức cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Khi đã quen với một loại sữa và phải làm quen với nhãn hiệu sữa mới thì nhiều bé dễ gặp khó khăn để tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong sữa.

Do thiếu nước

bé bú sữa đầy đủ

Mẹ chú ý cho bé bú sữa đầy đủ để cung cấp đủ nước cho bé nhất là những ngày nắng nóng

Cơ thể trẻ sơ sinh lấy nước từ nguồn sữa mẹ và hoặc sữa công thức, nếu không đủ lượng nước thì bé dễ bị táo bón. Đây là nguyên nhân rất dễ khắc phục vì mẹ chỉ cần cho bé bú nhiều hơn về số lần và số lượng mỗi lần. Thành phần của sữa mẹ thay đổi khi bé lớn hơn để cung cấp cho nhu cầu cơ thể bé ở từng giai đoạn.

Ngoài ra thời tiết nóng bức cũng có thể là nguyên nhân gây ra mất nước, khiến trẻ bị táo bón. Vào những ngày này mẹ cũng nên cho bé bú nhiều hơn bình thường để lượng nước nạp vào cơ thể đủ để bù đắp cho lượng nước thoát ra. Ngoài ra mẹ cũng chú ý làm mát cho bé vào những ngày nắng nóng.

Do bệnh lý

Táo bón trẻ sơ sinh

Táo bón có thể là triệu chứng của nhiều bệnh bẩm sinh ở trẻ

Ngoài những nguyên nhân trên thì bé bị táo bón còn có thể do bệnh lý trong cơ thể. Táo bón có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như xơ nang, tiểu đường, do tổn thương các thực thể trong đường tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể do các dị tật bẩm sinh như đại tràng phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.

Giải pháp tác động điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Ngoài những cách thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé theo những nguyên nhân như trên thì cha mẹ còn có thể làm những biện pháp vật lý để giúp bé dễ đi đại tiện hơn khi bị táo bón

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Với những trẻ lười ăn hay quấn khóc thì đây là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả. Nước ấm giúp kích thích cơ vòng hậu môn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Nếu trẻ đang bị táo bón thì mẹ chỉ cần ngâm hậu môn vào nước ấm cho bé khoảng 1-2 lần/ngày và mỗi lần 5-10 phút sẽ giúp tình trạng táo bón của bé được cải thiện.

Massage bụng

Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng để bé dễ đi ngoài hơn bằng cách đặt tay vào rốn và xoa bóp nhẹ theo chiều kim đồng hồ. Xoa nhẹ và ấn với lực vừa đủ để giúp bé thư giãn, giúp thức ăn khó tiêu trong bụng mềm ra và di chuyển xuống hậu môn. Mỗi lần massage khoảng 10-15 phút để kích thích bé đi ngoài. Lưu ý không xoa khi bé ăn no.

Bài tập "đạp xe"

Bài tập đạp xe

Bài tập "đạp xe" giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn

Đặt bé nằm ngửa, cầm hai chân bé di chuyển lên xuống như động tác đạp xe để kích thích đường ruột cho bé. Thực hiện 10-15 phút và sau khi bé ăn ít nhất là 30 phút.

Không kích thích trực tiếp lên hậu môn bé

Có rất nhiều cha mẹ vì sốt ruột với tình trạng táo bón của bé mà sử dụng những vật dụng như nhiệt kế đặt vào hậu môn bé để kích thích nhu động ruột. Việc này là cực kì không nên vì có thể sẽ gây ra tổn thương trực tràng của bé, khiến bé gặp khó khăn trong đại tiện hơn và vết thương có thể gây nhiễm trùng.

Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Với trẻ đang ăn dặm thì cho bé kết hợp với nhiều thực phẩm có chất xơ, bổ sung lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước ngày nắng nóng và khiến bé dễ đào thải những chẩt cứng rắn trong bụng. Đây là biện pháp lâu dài và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Kết luận

Khắc phục sớm táo bón ở trẻ sơ sinh

Khắc phục sớm táo bón ở trẻ sơ sinh để tránh tình trạng bệnh nặng hơn

Bé bị táo bón thì khi đi đại tiện sẽ rất đau đớn vì phân cứng tích tụ trong ruột lâu ngày, khiến bé khó chịu. Hậu môn khi đại tiện cũng sẽ căng ra dễ gây những vết nứt, có thể chảy máu gây đau nên tiềm thức bé sẽ tránh những cơn đau này bằng cách né tránh việc đại tiện. Phân ở lâu trong ruột sẽ khiến ruột hấp thụ nhiều nước hơn khiến phân càng rắn chắc, làm bé táo bón nặng hơn, trong nhiều trường hợp bé dễ bỏ ăn và nôn trớ.

Để chấm dứt tình trạng này, cha mẹ nên có những phương pháp đúng đắn trị táo bón cho trẻ và xin ý kiến bác sĩ khi cần thiết. Mong rằng những chia sẻ trên đây giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm khi con táo bón và thành công cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ.

>>> Xem thêm: 20 dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách xử lý

1 lượt
Vote :