Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng ốm vặt ở trẻ

Nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng ốm vặt ở trẻ

Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh, các bé thường hay bị ho, ốm vặt... ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân là gì? Có cách nào để phòng tránh và tăng sức đề kháng cho trẻ không?


Bé hay ốm vặt là nỗi lo của khá nhiều bậc cha mẹ bởi hầu như lúc nào con mình cũng trong tình trạng ốm yếu, gầy gò hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc trời chuyển lạnh, các bé sẽ dễ bị nhiễm lạnh, viêm họng, ho, sốt… Nếu không biết cách chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ chuyển thành mãn tính rất nguy hiểm.

 

Vì sao trẻ hay ốm vặt?

Vì sao trẻ hay ốm vặt?

Vì sao trẻ hay ốm vặt?

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện

Giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, các bé thường xuyên bị ốm vặt nhất bởi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Dù trẻ đã nhận được một số lượng lớn kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ, tuy nhiên dưới sự tác động của môi trường dễ dẫn đến cơ thể non nớt của bé không chịu được vi khuẩn xấu. Chính vì vậy, tiêm phòng vắc xin tại các trung tâm y tế gần nhất có thể tăng khả năng miễn dịch của trẻ và giúp trẻ phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

 

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Việc các men tiêu hóa chưa đủ cùng với vi khuẩn có lợi cho đường ruột chưa hoàn thiện cũng không đủ kháng lại “sức mạnh” của virus cảm cúm. Đặc biệt là với các bé kém ăn, suy dinh dưỡng thì càng dễ bị ốm vặt khi thời tiết thay đổi hơn. Vì thế, cha mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhất cho trẻ, không cai sữa sớm trước 12 tháng tuổi vì sữa mẹ cung cấp rất nhiều lợi khuẩn giúp bé phát triển cơ thể và trí não toàn diện. Bước vào tháng thứ 6 hãy tập cho trẻ ăn dặm nhưng đừng vội ép bé ăn nhé, hãy đa dạng hóa bữa ăn và từ từ làm bé thích nghi hơn với việc ăn dặm.

 

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Ảnh hưởng của thuốc các loại

Việc sử dụng thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Bởi loại thuốc này có khả năng diệt hết các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Không ít loại thuốc trên thị trường quy định rõ độ tuổi các bé được sử dụng thuốc, vì thế các mẹ nên mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ để không xảy ra bất cứ vấn đề nào đáng tiếc. Nếu có thấy có dấu hiệu về việc phản ứng lại thuốc thì bạn nên đưa bé đi bệnh viên ngay.

 

Bé bị ảnh hưởng từ thuốc các loại

Bé bị ảnh hưởng từ thuốc các loại

Không rửa tay đúng cách

Theo một nghiên cứu đã cho thấy, có tới hơn 74% số trẻ em không rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn. Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan như miệng, mắt, mũi, tai… Tuy nhiên bộ phận này thường xuyên bị dính bẩn bởi các bé thích chạy nhảy, vui chơi, nghịch ngợm. Có khá nhiều bé có thói quen đưa tay lên ngậm miệng, theo đó các vi khuẩn có có hại sẽ chui vào bụng một cách dễ dàng và gây nên các bệnh như cảm cúm, chân tay miệng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch của trẻ yếu không thể chống lại tác động xấu từ môi trường khiến trẻ dễ dàng bị ốm. Nguyên nhân có thể từ khi sinh ra bé đã có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc phải trong quá trình sống khiến hệ miễn dịch không có khả năng phản ứng lại với virus có hại nữa.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Việc sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là căn nguyên khiến bé dễ dàng bị ốm vặt. Môi trường ô nhiễm khi không gian nhỏ hẹp, chật chội, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, bẩn thỉu hoặc có người thân trong gia đình hút thuốc lá, thuốc lào…

Rối loạn cảm xúc theo mùa

Thực tế cho thấy số lượng các bé bị rối loạn cảm xúc theo mùa ngày càng tăng khiến các bé dễ dàng bị ốm vặt hơn. Hội chứng này được biểu hiện cụ thể như cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, hay khóc, lười hoạt động và lười tiếp xúc với người khác. Khi thay đổi thời tiết khiến nhịp sinh học cũng thay đổi làm hormone melatonin không được cân bằng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Việc bổ sung kịp thời các loại vitamin, omega 3, rau củ quả… và cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình này.

 

Bé bị rối loạn cảm xúc theo mùa

Bé bị rối loạn cảm xúc theo mùa

Cách tăng đề kháng cho trẻ

Tăng sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Các mẹ bầu có thể tăng sức đề kháng cho con yêu bằng cách bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vitamin… Mẹ khỏe thì con sẽ tránh được nguy cơ bị suy dinh dưỡng và phát triển toàn diện nhất.

Nên sinh thường để tăng kháng thể cho bé

Hầu hết các bé sinh thường sẽ có sức đề kháng tốt hơn so với những đứa trẻ sinh mổ bởi khi bé sinh thường sẽ có thể tiếp xúc trực tiếp với những vi khuẩn có lợi qua âm đạo của mẹ. Những vi khuẩn này kích thích sự phát triển của các kháng thể có lợi trong đường ruột bé giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa nhanh chóng hơn.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Ngay khi trẻ vừa sinh ra thì nên cho bé bú sữa mẹ ngay bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa những kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh, tránh xa các loại bệnh về đường hô hấp, đường ruột. Với những bà mẹ bị tắc sữa hoặc ít sữa thì nên sử dụng thêm các loại sữa ngoài bởi nếu các bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ khi mới sinh sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh hơn.

 

cung cấp đầy đủ dinh dương cho trẻ

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Tiêm phòng ngay từ khi mới sinh

Tiêm phòng là cách giúp bạn phòng tránh cho con khỏi những căn bệnh nguy hiểm như sởi, viêm gan, thủy đậu, bại não, quai bị… Vì thế ngay từ khi bé mới chào đời, hãy đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, khi có thông báo đi tiêm vắc xin thì hãy đưa con mình tới trung tâm y tế gần nhất để được tiêm phòng đúng cách.

 

Tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi mới sinh

Tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi mới sinh

Rèn luyện thói quen ngủ

Giấc ngủ không chỉ giúp cho cơ thể được thư giãn mà còn góp phần phát triển trí tuệ và tăng sức đề kháng cho trẻ. Các bé mới sinh thường ngủ rất nhiều, từ 18 – 20 tiếng mỗi ngày, bé tập đi thì ngủ từ 12 – 13 tiếng mỗi ngày nên mẹ hãy quan tâm tới việc tập cho bé ngủ đủ giấc. Những em bé bị thiếu ngủ thường dễ dàng bị ốm hơn do các tế bào xung kích tự nhiên bị suy giảm nên tất nhiên hệ miễn dịch cũng suy giảm nghiêm trọng.

Uống đủ nước

Uống nước có tác dụng làm sạch ruột và hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể trẻ. Vì thế hãy tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Các bé mới sinh tới 6 tháng tuổi không cần uống nước vì bé bú sữa mẹ là đủ, với trẻ từ 6 – 12 tháng tuồi thì uống từ 200 – 300ml nước mỗi ngày.

 

Cho bé uống đủ nước

Cho bé uống đủ nước

Cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Những đứa trẻ năng động, hay chạy nhảy thường rất ít khi bị ốm vặt bởi chúng có khả năng miễn dịch với những tác nhân có hại trong môi trường. Nhờ quá trình “tập luyện” để làm quen với vi khuẩn (nếu có) trong tự nhiên mà các bé có thể dễ dàng sinh ra các kháng thể miễn dịch tốt hơn.

 

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Trước khi ăn uống, các ông bố bà mẹ nên tập cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn. Việc này sẽ phòng tránh được sự xâm hại của các vi khuẩn có hại trong môi trường qua đường tay, chân và vào cơ thể.

Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi

Hệ miễn dịch của trẻ vốn đã yếu, tuy nhiên khi sử dụng thêm kháng sinh sẽ dễ dàng tiêu diệt các lợi khuẩn và dễ dẫn tới tình trạng bị “nhờn” thuốc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên cho bé uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đúng liều, đúng lượng chứ không được tùy tiện cho bé uống bừa bãi.

Trên đây là những lý do trẻ hay ốm vặt cũng như cách để tăng sức đề kháng cho con yêu, các mẹ nên nắm vững và có biện pháp phòng tránh đúng cách cho thiên thần nhỏ nhà mình nhé.

>>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

2 lượt
Vote :