Viêm da và hăm tã ở trẻ là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi da của các bé thường rất yếu và mỏng manh nên khả năng nhiễm các bệnh qua da. Do vậy, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe làn da của con tốt nhất có thể. Hãy cùng Mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết về hăm tã và viêm da trong bài viết dưới đây nhé.
Nhận biết hăm tã và viêm da ở trẻ
Viêm da là gì?
Viêm da là tình trạng virus, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào và gây hại cho làn da của trẻ. Dấu hiệu nhận biết của viêm da virus là các con bắt đầu xuất hiện cơn sốt, nhiều vùng da bị mẩn đỏ, bé quấy khóc và không chịu đứng hoặc ngồi yên. Đặc biệt tại các vùng da dễ tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác càng trở nên khó chịu và xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ hơn.
Viêm da do khá nhiều nguyên nhân khác nhau
Viêm da ở trẻ còn do cơ địa, tức là các bé bị viêm da do phản ứng trực tiếp với môi trường, ăn uống các thực phẩm có khả năng gây kích ứng. Trẻ sơ sinh là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh viêm da nhất, con có hệ bài tiết chưa hoàn thiện thường dễ bị viêm da do đi tiểu ké, bố mẹ chưa biết cách bọc tã cho con đúng cách. Con chơi đùa, nô nghịch hoặc sử dụng đồ chơi không hợp vệ sinh nhưng bố mẹ không biết.
Hăm tã ở trẻ là gì?
Hăm tã ở trẻ là tình trạng da không được khỏe với các hiện tượng như mẩn đỏ, sưng tấy, nổi mụn nước… và rất dễ bị nhiễm trùng. Hăm tã là hiện tượng hăm da ở dạng nhẹ với nguyên nhân chính là do da đổ mồ hôi hoặc bố mẹ vệ sinh sau khi con đi tiểu chưa sạch. Nếu tình trạng hăm tã không được phát hiện và chữa trị đúng lúc sẽ dẫn đến tình trạng viêm da mở rộng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
Hăm tã ở trẻ là tình trạng da không được khỏe
Nguyên nhân của hăm tã và viêm da ở trẻ
Đối với trẻ nhỏ, tình trạng hăm tã và viêm da ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ hay quấy khóc, khó chịu càng khiến bố mẹ căng thẳng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân của hăm tã
- Môi trường xung quanh trẻ không sạch sẽ. Việc giữ cho da của con sạch sẽ, khô thoáng vô cùng quan trọng. Khi con ị đùn hoặc tè thì mẹ nên vệ sinh và thay tã cho con nhanh chóng bởi virus trên da của con có khả năng phân hủy nước đái thành ammonia khiến con dễ dàng bị hăm hơn.
- Bé bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân chính khiến con dễ bị hăm tã. Đặc biệt là những chiếc tã có mùi hương, bố mẹ nên tránh.
- Mẹ sử dụng các sản phẩm tã khô ráp, dễ gây xước hoặc chà sát lên vùng da nhạy cảm của trẻ
- Sử dụng bột giặt, nước xả vải không phù hợp, các sản phẩm có chứa thành phần hóa học, chất tẩy rửa dễ gây dị ứng cho da non nớt của con
- Dùng quần lót bằng nhựa cho con khiến tình trạng bí hơi, dễ bị hăm da.
Nguyên nhân viêm da ở trẻ
Đối với tình trạng viêm da, bé dễ dàng xuất hiện các vết sưng đỏ, nứt da,... Tuy tình trạng viêm da ít xảy ra hơn với trẻ nhỏ bởi cứ 100 bé sinh ra thì chỉ có 15 trẻ xuất hiện dấu hiệu dấu hiệu của bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu của viêm da ở trẻ có thể do:
- Tiếp xúc thường xuyên với thú cưng như chó, mèo, chuột
- Bị kích ứng do nhiệt độ, quần áo xơ cứng, chất tẩy rửa hoặc độ ẩm trong không khí
- Bé bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, côn trùng…
- Dị ứng với các sản phẩm kem dưỡng ẩm, kem chăm sóc da hoặc phản ứng với các thành phần của sản phẩm kem dưỡng.
Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân viêm da hoặc hăm da càng sớm càng tốt
Để xác định phương pháp điều trị tình trạng viêm da hoặc hăm tã ở trẻ chính xác nhất, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân ngay từ đầu. Khi con có biểu hiện của viêm da hoặc hăm tã, bạn nên ngừng ngay việc sử dụng kem dưỡng ẩm, kiểm tra lại toàn bộ thực đơn, đồ dùng của trẻ xem nguyên nhân con xuất hiện triệu chứng này là gì.
Biểu hiện của hăm tã và viêm da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện của viêm da thường gặp ở trẻ
Rất nhiều bố mẹ thường nhầm viêm da với các bệnh khác dẫn đến việc điều trị tình trạng da cho con trở nên khó khăn và mất nhiều tiền của, thời gian hơn. Các triệu chứng của viêm da thường xuất hiện cụ thể như:
- Xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa do viêm
- Ngứa liên tục, trẻ hay ngứa tại các vùng da đó khiến mảng đỏ lan rộng, đau hơn, trầy xước, phồng rộp và đóng vảy do nhiễm trùng. Nếu bố mẹ không phát hiện tình trạng này sớm dễ khiến các vùng da này trầy xước, sần sùi và có màu sậm hơn bình thường.
- Tại các vùng tay chân, da đầu, mặt, cánh tay dễ xuất hiện các mảng đỏ ở trẻ sơ sinh và khuỷu tay, đầu gối hoặc lan rộng ra các vùng khác nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của viêm da
Biểu hiện của hăm tã qua từng cấp độ khác nhau
Hăm tã cấp độ 1: Các vị trí như mông, bẹn… hay tiếp xúc trực tiếp với tã sẽ bị ửng hồng ở diện nhỏ. Có thể xuất hiện một vài mụn nhỏ li ti nhưng da vẫn khô ráo và không khiến bé quá khó chịu
Hăm tã cấp độ 2: Các vết đỏ dần xuất hiện nhiều hơn, rõ ràng hơn và nằm rải rác trên da
Hăm tã cấp độ 3: Lúc này tình trạng mẩn đỏ lan rộng hơn, xuất hiện nhiều hơn, dày hơn khiến con khó chịu, hay khóc mỗi khi cựa quậy hoặc ngứa ngáy.
Hăm tã cấp độ 4: Hăm tã cấp độ 4 bắt đầu trầm trọng hơn với các vết hăm rõ rệt hơn, nhiều hơn, thậm chí là các nốt sần, mụn mủ trên da. Bố mẹ không nên tự tiện xử lý mà cho con đến bệnh viện để được khám và xây dựng phương pháp điều trị sớm nhất.
Hăm tã cấp độ 5: Bé xuất hiện các vết đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện rộng khắp trên da, da sưng, phù nề với các vết sần đều có mủ, dễ dàng bị viêm da và nhiễm trùng nặng.
Biểu hiện của hăm tã qua từng cấp độ khác nhau
Phương pháp điều trị hăm tã và viêm da ở trẻ
Khi con xuất hiện tình trạng bệnh trên da, bố mẹ cần xem xét kỹ các dấu hiệu đồng thời tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Con thường rất khó chịu khi bị viêm da hoặc hăm tã nên bố mẹ hãy mặc đồ rộng rãi, chất vải mềm cho con thoải mái hơn.
Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da
Đây là phương pháp vô cùng phổ biến được nhiều bà mẹ tin dùng khi được chẩn đoán con bị viêm da hoặc hăm tã. Tuy nhiên sử dụng thuốc bôi ngoài da phải theo chỉ định của bác sĩ và không được tự tiện sử dụng thuốc bôi ngoài. Các mẹ có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm sau khi đã thoa thuốc bôi trị viêm da để con cảm thấy thoải mái hơn. Mỗi ngày dùng thuốc bôi ngoài da 2 lần và giảm dần khi thấy tình trạng viêm da giảm. Nếu sử dụng thuốc bôi ngoài da quá liều có thể khiến trẻ bị giãn tĩnh mạch, rạn da… ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm cũng là một trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm da hoặc hăm tã rất hiệu quả. Khi dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể giúp da dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng đồng thời chống lại tình trạng viêm da, mẩn đỏ. Ngoài ra, các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa viêm da hoặc hăm da như Johnson Baby được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa tin dùng.
Vệ sinh da đúng cách và thường xuyên
Để phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm da hoặc hăm tã ở trẻ hiệu quả, bạn nên vệ sinh cơ thể cho con hiệu quả, đặc biệt là các vùng dễ bị bệnh nhất. Việc này có thể hạn chế tối đa việc vi khuẩn có hại xâm nhập và làm tổn thương da. Đừng quên sử dụng dòng sữa tắm dịu nhẹ, không làm kích ứng da, không tắm nước nóng và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để khóa ẩm cho da bé.
Vệ sinh da đúng cách và thường xuyên
Viêm da và hăm tã ở trẻ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe của các con. Hãy đặc biệt quan tâm tới làn da của trẻ trong những năm tháng chào đời các bạn nhé.
Bình luận
Bài viết liên quan