Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu
Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu? Cho bé bú trực tiếp luôn là cách hiệu quả nhất và được khuyến khích, tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều trường hợp mẹ đi vắng, đi làm hoặc con bú không hết thì mẹ buộc phải vắt sữa để bảo quản, tích trữ. Tuy nhiên sữa mẹ cũng có thời gian bảo quản khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tích trữ. Sữa mẹ bảo quản ngăn mát được bao lâu hay sữa mẹ để tủ đá được bao lâu đều là những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sữa mẹ để được bao lâu trong ngăn đá. Sữa mẹ để trong ngăn đá sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn, tránh được vi khuẩn mà chúng ta thường gọi là trữ đông đá. Sữa mẹ trong ngăn đá sẽ có thời hạn bảo quản như sau:
- Với tủ lạnh mini chỉ có cửa chung cho ngăn đá và ngăn mát: Vì việc đóng mở cửa tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ trong tủ lạnh không được ổn định, thường xuyên thay đổi liên tục nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ mini từ 2-3 tuần.
- Với tủ lạnh 2 cánh có cánh riêng ngăn đá và ngăn mát: Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cánh có thời gian bảo quản lâu hơn vì nhiệt độ ổn định hơn nên có thể để được 3-6 tháng.
- Với tủ đông chuyên dụng, tủ kem: Đây là loại tủ có khả năng trữ lạnh tốt với nhiệt độ thấp và ổn định nên có thể bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên sữa mẹ để càng lâu càng có nhiều nguy cơ hao hụt chất dinh dưỡng nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu? Bảng tham khảo thời gian bảo quản sữa mẹ
Lưu ý vắt và bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá
- Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, trước khi vắt sữa mẹ cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vắt và trữ sữa. Mẹ cũng cần lau sạch bầu vú trước khi vắt, nếu có thể chườm khăn ấm khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ.
- Mẹ có thể tích trữ sữa vào các loại bình nhựa không chứa BPA, túi đông lạnh sữa mẹ hoặc các chai thủy tinh có nắp đậy. Không dùng các loại bình hoặc chai khác hoặc túi dùng một lần.
- Không nên đựng quá nhiều sữa trong một loại túi/bình trữ mà chỉ để khoảng 3/4, còn lại chừa một khoảng trống khoảng 2,5cm để lấy chỗ cho sữa nở ra khi đông lạnh.
- Trước khi cho sữa vào bảo quản mẹ cần chắc chắn sữa được lưu trữ ở khu vực sạch sẽ, tủ không có mùi hôi và tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín.
Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình chuyên dụng
- Mẹ nên để sữa vào sâu bên trong, ngăn dưới cùng của ngăn đông tủ lạnh vì đây là nơi lạnh và có nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa mẹ ở cánh cửa tủ hay mép tủ vì sữa sẽ nhanh hỏng hơn.
- Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá thì mẹ cần trữ theo từng túi nhỏ phù hợp với cữ bú của bé để mỗi lần sử dụng là dùng hết hoặc không hết thì đổ đi, không bảo quản hay sử dụng lại.
- Mẹ nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa vào từng túi/chai để có thể ghi nhớ hạn sử dụng của sữa.
- Nếu trữ đông sữa mẹ trong tủ đá nhưng bị mất điện thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đá lạnh và đóng kín lại.
Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá có thể để được lâu hơn
Sữa mẹ để ngăn mát lấy ra ngoài để được bao lâu
Sữa mẹ bảo quản bao lâu trong ngăn mát cũng được các mẹ rất quan tâm vì nhiều mẹ chỉ muốn bảo quản tạm thời để có sữa cho trẻ uống mà không có nhu cầu tích trữ dùng lâu dài. Sữa mẹ sau khi vắt ra nên dự trữ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì sữa mẹ có thể để trong 1-3 ngày.
Sau khi lấy sữa mẹ từ ngăn mát bỏ ra ngoài thì nên hâm nóng và sử dụng trong vòng 4-6 tiếng vì lúc này sữa đã bắt đầu trở về trạng thái bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nếu phòng có nhiệt độ cao trên 26 độ C thì mẹ chỉ nên để từ 1-2 giờ thôi nhé! Dù để trong ngăn đá hay ngăn mát thì mẹ cũng không nên tích trữ sữa mẹ có lâu mà nên cho bé sử dụng sớm nhất có thể.
Nên dùng sữa mẹ càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng sữa
Trên đây là giải đáp vấn đề về sữa mẹ trữ đông để được bao lâu, trong ngăn mát để được bao lâu cũng như một vài lưu ý khi bảo quản sữa mẹ mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ để giúp mẹ có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất. Ở những môi trường khác nhau sữa có thời gian bảo quản khác nhau nên tùy theo điều kiện mà mẹ có thể tích trữ sữa phù hợp nhất.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan