Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình. Cho con dùng sữa mẹ và sữa công thức là cách tốt nhất để đảm bảo cho trẻ sơ sinh có đầy đủ dinh dưỡng. Mỗi loại sữa đều có công dụng khác nhau, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên bé nên dùng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời. Tuy nhiên không phải lúc nào con cũng được bú sữa mẹ, và trong một vài trường hợp bé cần phải bú sữa bình, nhưng nếu người lớn không tập cho con thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bé cho con bú. Bài viết dưới đây của Mái ấm nhỏ sẽ giúp bạn hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình qua 4 bước, hãy cùng theo dõi nhé.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình
Các bước hướng dẫn cho bé bú bình đúng cách
Để giúp mẹ dễ dàng cho con bú bình hơn, chúng mình sẽ cập nhật 4 bước hướng dẫn cực chi tiết dưới đây
Bước 1: Ẵm bé nhẹ nhàng
Để giúp con bú bình dễ hơn, mẹ nên bé con theo góc nghiêng 45 độ và dùng khuỷu tay để đỡ đầu, cánh tay đỡ lưng con rồi áp vào người mẹ cho chắc chắn. Bé có thể cảm thấy an toàn hơn khi được mẹ ôm và yên tâm bú sữa bình. Tuyệt đối không nên để không khí tràn vào miệng bé dẫn đến tình trạng ợ sữa sau khi bú. Cũng không để con nằm ngửa hoặc đứng thẳng khi bú.
Mẹ nên ẵm bé nhẹ nhàng một góc 45 độ
Bước 2: Cho bé ngậm núm ti cao su
Thông thường khi cho con bú sữa bình sẽ có núm vú cao su, khi cho bé bú thì con sẽ ngậm núm vú này. Bạn chỉ cần đưa nhẹ núm vú về phía môi dưới để kích thích con há rộng miệng. Mẹ cho bé ngậm toàn bộ phần đầu vú, không để hở sẽ khiến không khí chui vào họng hoặc sữa chảy ra ngoài. Bạn cũng nên chú ý không để con phải căng thẳng hoặc khó chịu khi chuẩn bị bú bình.
Trong một vài trường hợp, con không chịu há miệng thì mẹ có thể dùng ngón tay út nhẹ nhàng đẩy môi con xuống và cho núm vú vào để con dễ bú hơn.
Cho con ngậm hết đầu núm vú cao su
Bước 3: Kiểm soát lưu lượng sữa
Đối với từng loại núm vú khác nhau sẽ có hàm lượng sữa khác nhau, vì thế bố mẹ có thể lựa chọn loại phù hợp nhất cho bé nhà mình. Nếu chọn núm vú càng lớn thì lượng sữa chảy càng nhanh, nếu bé nhà bạn mới sinh thì chỉ nên dùng núm vú nhỏ size S và tăng dần khi trẻ lớn hơn. Núm vú đóng vai trò kiểm soát lưu lượng sữa và mẹ cũng cần giữ để đáy bình sữa luôn ở phía trên cho núm vú đầy sữa.
Kiểm soát đúng lưu lượng sữa khi cho con bú
Bước 4: Vỗ ợ hơi cho bé
Sau khi bé bú sữa xong, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con để giảm lượng không ít có trong dạ dày bé. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho con mà bạn có thể áp dụng, cụ thể là:
- Bế con lên vai và giữ lưng con ở tư thế thẳng đứng rồi xoa nhẹ phần lưng giữa hai xương bả vai trong vòng 5 - 15 phút. Bạn cũng có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng cho con khi con ợ hơi
- Cho bé ngồi lên đùi, một tay giữ trước ngực, tay kia xoa và vỗ phần lưng tại vùng giữa hai xương bả vai. Nếu trẻ còn quá nhỏ thì bạn nên để con hơi ngả về phía trước.
- Cho bé nằm úp lên 2 đùi của mẹ, đầu nghiêng về một bên rồi giữ tay dưới vai con và xoa hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng trong vòng 5 phút.
Vỗ ợ hơi cho con sau khi bú bình
Lưu ý khi cho con bú bình
- Nếu thấy bé nuốt sữa xuất hiện từng bong bóng lớn thì bình đã được đóng kín. ngược lại, nếu có bong bóng nổi li ti thì mẹ nên kiểm tra lại phần nắp đậy
- Sau khi bú nên cho con được ợ hơi để giảm tình trạng nôn trớ
- Chỉ cho bé bú khi đói hoặc cách 2 - 3 giờ nếu là trẻ mới sinh, không nên quá cứng nhắc
- Đối với trẻ đã được 4 - 5kg thì cho con bú cách nhau 4 - 5 giờ với hàm lượng 45 - 90ml/lần.
- Khử trùng bình sữa bằng dụng cụ khử trùng chuyên dụng hoặc luộc sôi ít nhất 5 phút trước khi sử dụng
- Để nhiệt độ trong sữa vừa đủ ấm, không nên quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
- Quan sát sắc mặt của bé khi bú và sau khi bú: Mẹ có thể nghe tiếng mút để xác định được lượng không khí khi con bú sữa
- Quan sát núm vú và cổ bình khi cho con bú, không bao giờ được dựng đứng bình sữa sẽ khiến con bị nghẹt thở.
Bố mẹ nên quan sát kỹ lưỡng và chú ý khi cho con bú bình
Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, các mẹ có thể hiểu hơn về cách cho con bú bình đúng cũng như những lưu ý khi cho con bú bình.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan