Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Chia sẻ từ bác sĩ 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Chia sẻ từ bác sĩ 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Chia sẻ từ chuyên gia như thế nào về nguyên nhân cũng như cách điều trị cho trẻ? Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngay từ khi mới chào đời, nguyên nhân là do bilirubin chưa thể loại bỏ hết ở trong máu khiến đường ruột hấp thụ lại. Vàng da có khá nhiều loại khác nhau, bố mẹ khi thấy con có biểu hiện bị vàng da nên xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.


Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Chia sẻ từ bác sĩ về căn bệnh này. Sau khi sinh, da của trẻ bị vàng khiến không ít bố mẹ phải lo lắng về tình trạng sức khỏe em bé. Theo thống kê, có tới 50% số lượng trẻ sơ sinh sau khi chào đời khoảng 2 - 3 ngày thì sẽ có hiện tượng bị vàng da, vàng mắt. Tuy nhiên 80% trong số đó lại là hiện tượng sinh lý bình thường. Vậy thực hư tình trạng này như thế nào và biện pháp chữa trị ra sao? Hãy cùng Mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị vàng da là tình trạng rất phổ biến thường gặp ở trẻ trên toàn bộ da hoặc một phần da, thường thì vàng da sẽ đi kèm với vàng mắt. Khi trẻ mới sinh được 1 - 7 ngày đầu tiên sẽ có khả năng cao bị vàng da nhất. Trẻ bị vàng da vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, sau ít ngày sẽ tự khỏi nên hầu như bệnh vàng da này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bé bị vàng da và không tự khỏi được, ví dụ như những gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận,... Bố mẹ nên quan tâm và đưa con đi bệnh viện điều trị sớm nhất có thể. 

trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da mặt, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao ko, trẻ sơ sinh bị vàng da và vàng mắt, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân, rẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sau sinh, tuy nhiên chúng được chia làm 2 loại chính là vàng da sinh lý và bệnh lý. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể của từng loại bệnh lý. 

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là bệnh rất phổ biến thường gặp ở trẻ mới sinh do sự tích tụ Bilirubin - một chất màu vàng tồn tại trong tế bào hồng cầu khi bị vỡ. Khác với người lớn, tế bào Bilirubin này không được đào thải ra ngoài mà bị hệ tiêu hóa hấp thụ ngược. Gan bị quá tải nên hàm lượng Bilirubin này gây ra hiện tượng vàng da. Cũng tương tự như người lớn khi sử dụng quá nhiều cà rốt trong thời gian ngắn cũng có thể khiến làn da bị vàng.

Hiện tượng vàng da sinh lý có thể tự khỏi sau 2 tuần tuổi, khi gan của bé đã phát triển hoàn thiện và đủ khả năng xử lý Bilirubin. Vàng da sinh lý không gây ra hiện trạng chán ăn, khó chịu hay để lại di chứng sau này. 

trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da mặt, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao ko, trẻ sơ sinh bị vàng da và vàng mắt, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân, rẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài 

Vàng da sinh lý là hiện tượng rất phổ biến

Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý là hiện tượng biểu hiện của bệnh tiềm ẩn thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh. Nguyên nhân chính của bệnh này là hàm lượng Bilirubin tăng quá cao vượt quá ngưỡng cho phép (12mg% đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng). Như vậy, trẻ sinh thiếu tháng có khả năng bị vàng da bệnh lý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trong trường hợp này, trẻ nên được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. 

Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến trẻ bị vàng da bệnh lý như:

  • Bất đồng nhóm máu giữa hai mẹ con
  • Bé bị tan máu (nhiễm trùng, hồng cầu hình liềm,...)
  • Xuất huyết dưới da 
  • Nhiễm virus bào thai
  • Mắc các bệnh lý về gan hoặc mẩn bẩm sinh
  • Rối loạn đông máu 
  • Chậm đi phân su
  • Ngạt sau sinh.
  • ….

trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da mặt, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao ko, trẻ sơ sinh bị vàng da và vàng mắt, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân, rẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài 

Vàng da bệnh lý thường liên quan đến nhiều bệnh trong cơ thể

Trẻ bị vàng da bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tính mạng của bé. 

Biểu hiện của bệnh vàng da 

Đối với từng loại vàng da sẽ có những hiệu hiện cụ thể khác nhau, bố mẹ nên nắm vững thông tin và phát hiện sớm tình hình hiện tại của con.

Biểu hiện của vàng da sinh lý 

Vàng da sinh lý thường chỉ xuất hiện tại một vùng trên cơ thể của trẻ, ví dụ như bụng trên rốn, cổ, ngực,... Những mảng vàng này thường vàng hơn da bình thường một chút và hầu như không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng hay ăn uống của trẻ.

Trẻ bị vàng da sinh lý có màu da không thay đổi rõ rệt, người lớn có thể phát hiện bằng cách dùng tay ấn vào vùng trán, trên rốn, dưới rốn, ngực, bụng, mặt,... xem da có bị thay đổi màu không 

Mắt của trẻ lúc này cũng có thể chuyển sang vàng (ở vùng lòng trắng) đồng thời nước tiểu cũng có màu vàng đậm hoặc tối hơn rất nhiều.

trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da mặt, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao ko, trẻ sơ sinh bị vàng da và vàng mắt, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân, rẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài 

Biểu hiện của vàng da sinh lý không rõ rệt

Biểu hiện của vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý có liên quan đến bệnh tật nên có biểu hiện cụ thể và rõ rệt hơn so với vàng da sinh lý.

  • Xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 24 giờ sau khi sinh
  • Sau khoảng 1 tuần, hiện tượng vàng da không khỏi. Đối với trẻ sinh thiếu tháng thì hiện trạng này kéo dài hơn 2 tuần 
  • Trẻ bị vàng da toàn thân và lòng trắng mắt cũng chuyển sang màu vàng 
  • Màu vàng của da khá đậm, có thể nhìn nhận dễ dàng bằng mắt thường 
  • Kèm theo đó là hiện trạng trẻ bỏ bú, lừ đừ, co giật,...
  • Trẻ xét nghiệm máu sẽ có hàm lượng Bilirubin cao hơn bình thường. 

trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ sơ sinh bị vàng da mặt, trẻ sơ sinh bị vàng da có sao ko, trẻ sơ sinh bị vàng da và vàng mắt, trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân, rẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài 

Vàng da bệnh lý biểu hiện trên toàn thân và mắt

Nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu vàng da?

Vàng da là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên bố mẹ không nên coi thường. Hãy đưa trẻ đi khám nếu thấy có một trong những biểu hiện sau:

  • Vàng da trước 38 giờ sau khi sinh
  • Vàng da toàn thân, dễ nhận biết 
  • Thời gian bị vàng da kéo dài lâu hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng 
  • Trẻ xuất hiện các biểu hiện khác như bỏ bú, sốt, lừ đừ, quấy khóc, đi đại tiện ra phân màu bạc, bú ít,...
  • Trẻ ngủ khó đánh thức, lơ đãng.

Ngoài ra, đối với những gia đình có trẻ bị vàng da thì nên thường xuyên quan sát đến sự chuyển biến da ở trẻ, đặc biệt là lòng trắng mắt. Cho trẻ bú đủ, ngày từ 8 - 12 lần và 6 - 10 lần đối với những người nuôi con bằng sữa công thức. Để trẻ gần với ánh sáng dịu nhẹ, tắm nắng khoảng 15 phút/ngày.

>>> Xem thêm: 

1 lượt
Vote :