Các bệnh mùa hè thường gặp và giải pháp chữa nhanh chóng giúp con khỏi bệnh mà không bị dị chứng. Mùa hè là thời điểm rất nhiều bệnh nguy hiểm phát triển như sốt xuất huyết, chân tay miệng, viêm màng não, tiêu chảy, viêm não Nhật Bản,...
Vậy bố mẹ phải làm thế nào để phòng bệnh hoặc chữa trị cho con hiệu quả nhất cho con? Trong bài viết này, hãy để Mái ấm nhỏ giúp bạn cập nhật 4+ các bệnh mùa hè thường gặp và giải pháp tốt nhất mà nhiều người đang áp dụng hiện nay.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh lây nhiễm nhất vào mùa hè
Thủy đậu
Nguyên nhân
Thủy đậu là bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ nguyên nhân chính là do virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc dịch tiết từ người đang mang bệnh. Thủy bệnh rất dễ lây lan, chỉ cần bạn tiếp xúc với các đồ dùng, đồ sinh hoạt hàng ngày cũng có thể dễ dàng lây nhiễm.
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu tiên nếu bị mắc thủy đậu thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu bố mẹ không biết và có biện pháp chữa trị kịp thời thì có thể ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Mùa hè là thời điểm con rất dễ bị thủy đậu
Nhiều vùng khác ở nước ta thường gọi thủy đậu là đậu mùa hoặc trái rạ, virus gây ra bệnh này là nguyên nhân khiến người lớn bị zona và thường phát triển nhanh khi thời tiết nóng ẩm. Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị mắc thủy đậu hơn người lớn do sức đề kháng còn rất yếu.
Triệu chứng
Thủy đậu chia làm 4 giai đoạn và thời gian phát bệnh đến khi hết bệnh trong khoảng 10 - 15 ngày.
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Bé bị nhiễm virus lây từ người bệnh sang người là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Thời điểm này, người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh nên rất khó để phát hiện và điều trị.
Giai đoạn 2: Phát bệnh
Thời điểm này trẻ có thể có một vài biểu hiện như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, kèm theo một vài ban đỏ có đường kính vài milimet. Nếu trẻ làm vỡ các ban đỏ này ra thì nó có thể tiếp tục lan sang các vùng khác. Một vài người còn bị nổi hạch sau tai kèm theo viêm họng.
Trẻ bị thủy đậu sẽ có hiện như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu
Giai đoạn 3: Toàn phát
Cơ thể con bắt đầu xuất hiện nhiều nốt ban đỏ bên trong có nước đường kính từ 1 - 3mm, sau khi vỡ ra gây ngứa rát và khó chịu. Con dễ bỏ ăn, sốt cao, đau đầu, đau cơ và quấy khóc. Các nốt mụn phát triển nhanh chóng kể cả niêm mạc miệng, trong tai.
Bố mẹ nên để ý không cho con gãi làm vỡ các nốt ban dẫn đến viêm và để lại sẹo sau này. Trong một vài trường hợp bé bị nhiễm trùng thì các nốt mụn lớn hơn và có màu đục vì bên trong chứa mủ.
Giai đoạn 4: Hồi phục
Sau từ 7- 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra và bong vảy. Bố mẹ thấy con có hiện tượng này thì cần giữ vệ sinh các vết thủy đậu mà không để bị nhiễm trùng. Sau đó sử dụng thêm các loại thuốc trị thâm sẹo để thoa lên các nốt thủy đậu đã bong vảy. Thủy đậu có thể gây ra sẹo rỗ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ sau khi biến mất.
Cách điều trị
Đối với nước ta khi con bị thủy đậu, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là cách ly ngai tại nhà và tự tiến hành điều trị. Bởi thủy đậu là bệnh lành tính không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên bố mẹ không được lơ là vì con có thể bị viêm nhiễm hoặc biến chứng. Trong khi quá trình điều trị, người lớn nên tuân thủ đúng theo liệu trình của bác sĩ, tránh sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc truyền nước gây nguy hiểm cho con.
Bố mẹ nên cách ly tại nhà và cho con mặc đồ thoải mái để trị đậu mùa
Điều trị tại nhà:
- Mặc đồ thoải mái có chất vải cotton mềm và dễ thấm hút mồ hôi
- Tránh ra gió, không gãi làm vỡ các nốt mụn
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giữ gìn vệ sinh cơ thể
- Chỉ sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm
- Uống nước ấm, tránh ăn cá, trứng, rau muống tránh khi mụn vỡ ra có mùi tanh
Sử dụng thuốc điều trị:
- Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để uống và thoa lên các nốt ban
- Nên sử dụng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước để ngừa sẹo, kháng viêm
- Sử dụng xanh methylen để thoa lên nốt mụn bị vỡ, có thể mua ở hiệu thuốc và nhờ dược sĩ tư vấn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc đỏ, mỡ Penicillin hoặc mỡ Tetaxilin để thoa cho con
- Phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được phép sử dụng kem trị ngứa có thành phần Phenol.
Nên sử dụng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước để ngừa sẹo, kháng viêm
Viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng do virus viêm não Nhật Bản gây ra làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và trẻ nhỏ là đối tượng dễ dàng bị mắc bệnh nhất. Mặc dù bệnh này xuất hiện quanh năm nhưng mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị mắc viêm não Nhật Bản nhất.
Viêm não Nhật Bản là bệnh rất nguy hiểm gây tổn thương não, gây ra nhiều di chứng thần kinh và có khả năng tử vong rất cao. Vì thế bố mẹ nên đặc biệt lưu tâm để tránh khả năng con bị mắc virus gây bệnh.
Viêm não Nhật Bản là bệnh rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao
Triệu chứng
Có một thực tế là rất khó để nhận biết được các triệu chứng của viêm não Nhật Bản. Bệnh này thường khởi phát đột ngột. con bị sốt cao lên đến 40 độ kèm theo buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và co giật, lú lẫn, cơ cứng cơ.
Bố mẹ có thể nhận biết quá các biểu hiện như rối loạn vận động và gương mặt con. Cụ thể là bé có thể bị co giật bất thường, cơ cứng cơ mặt, liệt nửa người, mất khả năng năng nói, quay mắt quay đầu.
Bên cạnh đó, da của trẻ bị viêm não Nhật Bản cũng xanh tái, tim đập nhanh, bụng chướng, thân nhiệt không ổn định, hay chảy dãi, đi vệ sinh khó, rối loạn hô hấp hoặc nặng nề hơn là ngưng thở.
Rất khó để nhận biết được triệu chứng của viêm não Nhật Bản để kịp thời điều trị
Bệnh này chỉ có thể xác định được chính xác nếu bố mẹ đưa con đi khám. Nếu thấy con có các triệu chứng quan trọng như nôn ói, rối loạn nhịp thở, quấy khóc, khóc nhiều hơn khi được bế hoặc thay đổi tư thế, gồng cứng người thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay.
Cách điều trị
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh để lại di chứng rất nặng nề nên chỉ có cách duy nhất là đưa con đi bệnh viện để các bác sĩ có phác đồ điều trị sát nhất.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể phòng tránh được bệnh viêm não Nhật Bản cũng như các bệnh nguy hiểm khác bằng việc đưa con đi tiêm chủng đúng thời gian. Hiện đã có vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản ngay tại địa phương, bố mẹ cập nhật thông tin thường xuyên để đưa con đi tiêm đúng thời gian.
Bố mẹ nên cho con đi tiêm chủng viêm não Nhật Bản đúng thời gian khuyến cáo
Mũi đầu tiên sẽ tiêm khi bé 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 khoảng 1 năm và cách 3 - 4 năm sẽ tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi con qua 15 tuổi.
Khi bước vào mùa mưa, gia đình nên phát quang bụi rậm, tiêu diệt muỗi và vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát tán.
Tiêu chảy cấp do virus Rota
Nguyên nhân
Tiêu chảy cấp do virus Rota hay còn gọi là nhiễm trùng ruột thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Virus Rota có cấu trúc dạng vòng gồm 7 nhóm từ A đến G, trong đó nhóm A,B,C gây hại cho người. Nhóm A gây ra hiện tượng tiêu chảy nặng nhất ở trẻ em trong khi nhóm B và C không phổ biến và thường xuất hiện ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Virus tiêu chảy cấp Rota sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm rất nhanh chóng. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công ngay vào hệ tiêu hóa của trẻ và gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước thậm chí nặng hơn là tử vong nếu không phát hiện sớm.
Tiêu chảy cấp do virus Rota xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy nghiêm trọng
Theo thống kê thì số lượng trẻ dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota cao gấp nhiều lần so với nhiều lứa tuổi khác. Tại Việt Nam, trẻ tại khu vực miền Nam dễ bị mắc tiêu chảy cấp do virus này gây ra vào mùa hè rất nhiều.
Biểu hiện
Trẻ bị nhiễm virus Rota có thời gian ủ bệnh và phát triển nhanh chóng. Tiêu chảy do virus Rota chỉ ủ bệnh trong vòng 2 ngày, sau đó con sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
- Nôn mửa kéo dài từ nửa ngày đến 3 ngày
- Tiêu chảy: Đi phân lỏng và có màu xanh kèm theo nhớt. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Mất nước: Bị tiêu chảy thường kèm theo mất nước, trẻ có thể cảm thấy khát nước hơn bình thường, da khô, cổ họng khô, tiểu ít và thường xuyên quấy khóc. Tuy nhiên đây là biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con
- Trẻ bị sút cân và hầu như ăn uống rất kém
- Có thể kèm theo một vài biểu hiện khác như sốt cao, sổ mũi, sổ mũi...
Bố mẹ có thể dễ dàng thấy các biểu hiện tiêu chảy cấp gây ra ở trẻ
Cách điều trị
Vì chưa có bất kỳ loại thuốc nào điều trị dứt điểm, vì thế bố mẹ nên con đến bệnh viện để được điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành bùi nước cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày qua đường truyền.
Nếu chậm trễ khi đưa con đến bệnh viện có thể khiến con bị biến chứng nặng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị. Trường hợp này không thể bù nước bằng đường uống mà phải truyền trực tiếp qua tĩnh mạch.
Cách tốt nhất để phòng bệnh nguy hiểm này là sử dụng vắc xin. Trẻ càng nhỏ thì khả năng nhiễm bệnh càng lớn, vì thế bố mẹ nên đưa con đi tiêm hoặc uống vắc xin phòng ngừa tiêu chảy sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, người lớn cũng nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay kỹ bằng xà phòng.
Tiêm chủng vắc xin và vệ sinh khuôn viên sống là cách tốt nhất để phòng tránh tiêu chảy cấp
Sởi
Nguyên nhân
Virus Paramyxovirus là nguyên nhân chính gây ra bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Loại virus này có khả năng lây nhiễm rất nhanh nên khả năng bùng phát thành dịch rất lớn. Sởi dễ dàng lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua đồ vật hàng ngày của người bị bệnh.
Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng hoặc có hệ miễn dịch kém rất dễ bị sởi. Trẻ đã từng bị bệnh sởi nhưng sức đề kháng yếu thì vẫn có khả năng bị lại. Bệnh này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có khả năng tử vong rất cao nên bố mẹ cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ bị sởi cao trên thế giới
Triệu chứng
Nhìn chung, sởi có thời gian ủ bệnh và phát bệnh tương tự như thủy đậu, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh này có sự khác biệt.
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Người bị nhiễm bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 7 - 14 ngày. Thời điểm này người lớn hầu như không phát hiện ra bất cứ biểu hiện bất thường nào ở trẻ nhỏ.
Giai đoạn 2: Phát bệnh
Trẻ bắt đầu sốt cao và bắt đầu phát ban với các nốt đỏ mọc nhiều hơn. Trẻ có thể đỡ sốt nhưng các nốt đỏ vẫn tiếp tục phát triển
Giai đoạn 3: Toàn phát
Các vết ban bắt đầu xuất hiện nhiều quanh vùng gáy rồi lan dần ra mặt, ngực, bụng rồi toàn thân. Trẻ có thể vẫn sốt kèm theo các triệu chứng khác như đỏ mắt, chảy nước mũi, tiêu chảy, ho...
Sởi thường kéo dài từ 7 – 14 ngày ở trẻ nhỏ
Giai đoạn 4: Hồi phục
Sau khi phát bệnh khoảng 7 - 10 ngày, các vết ban bắt đầu tự lặn dần. Sởi không để lại sẹo, vì thế bạn không phải sử dụng các loại thuốc màu để trị sẹo.
Nếu không phát hiện bệnh sớm thì có thể gây ra nhiều triệu chứng như viêm phổi, viêm não, mờ giác mạc, viêm thanh quản, viêm tai giữa,...
Cách điều trị
Khi thấy con có biểu hiện của bệnh sởi, bạn nên cách ly ở nhà và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không truyền nước bởi có thể khiến sởi bị lặn xuống và kéo dài thời gian điều trị hơn.
Bạn nên vệ sinh da, mắt, miệng, họng sạch sẽ hàng ngày và tăng cường bổ sung thêm vitamin trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mặc đồ thoải mái và tránh ra gió.
Sử dụng thêm các loại thuốc trị sốt theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp xuất hiện biến chứng thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Người lớn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng cho con khi bị sởi
Trên đây là 4+ các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và giải pháp mà Mái Ấm Nhỏ tổng hợp. Tuy nhiên ngoài những bệnh trên, mùa hè trẻ cũng hay bị mắc các bệnh khác như viêm não mô cầu BC, cảm cúm, tay chân miệng, sốt xuất huyết,... Chính vì thế, người lớn nên đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, vệ sinh thân thể hàng ngày, tăng sức đề kháng và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ khi bắt đầu vào hè.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan