Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị nói chậm

Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị nói chậm

Trẻ bị chậm nói có khá nhiều nguyên nhân và dấu hiệu khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.


Dấu hiệu về việc trẻ chậm nói là gì? Nguyên nhân cũng như cách điều trị như thế nào? Có khá nhiều bậc phụ huynh đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc dạy cho con tập nói hoặc đánh giá khả năng học nói. Phải chăng bé chậm nói chỉ là tạm thời? Hãy cùng Mái ấm nhỏ tìm hiểu những thông tin liên quan tới vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Những dấu hiệu nào cho biết trẻ bị chậm nói

Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con người biểu hiện suy nghĩ của mình, chúng được thể hiện qua âm thanh phát ra từ miệng. Thông thường, trẻ bắt đầu từ 9 tháng trở lên đã bắt đầu nói được một vài tiếng ngăn như ba, bà, bá, má… Và cũng có không ít bé không “tuân theo quy luật” trên. Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì bé sẽ có cách biểu hiện ngôn ngữ và lời nói khác nhau, cụ thể là:

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng: Bé có thể nhận biết được và chăm chú lắng nghe người lớn nói chuyện, khua tay chân nếu thấy thích thú. Bé có xu hướng quay đầu về phía phát ra tiếng động, âm thanh. Đây cũng là giai đoạn các mẹ tập trí não, phát triển trí tưởng tượng của bé. Nhưng đừng “dại” mà ngồi trên đầu bé để nói chuyện nhé, nếu bé ngước lên trên thường xuyên thì sẽ dễ dễ mắc các tật về mắt lắm đấy.
  • Trẻ từ 6 – 9 tháng: Các bé bắt đầu phát âm ra âm thanh đơn giản như: ba, má, ma, bà…
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng: Các bé bắt đầu phát âm những âm tiết khác như: ê, a, la, ca… và thường xuyên “luyên thuyên” chuỗi âm thanh như người lớn. Và tất nhiên chẳng ai có thể hiểu nổi được ngôn ngữ “khác biệt” này.

 

trẻ chậm nói

Từ 9 – 12 tháng là bé có thể phát ra những âm tiết như la, ê, a, ơ, u…

  • Từ 12 – 15 tháng: Bé có thể phát ra những âm thanh và cụm 2 từ đơn giản nhưng rõ chữ. Bên cạnh đó, mỗi khi nghe nhạc, bé có xu hướng phát âm theo tiết tấu nhạc. Người nuôi dạy trẻ nên chọn những bài nhạc đơn giản, ngôn ngữ rõ ràng để bạn không bị rối loạn ngôn ngữ.
  • Từ 15 – 18 tháng: Các bé nói được cụm 4 từ, biết tên một số con vật, đồ vật quen thuộc. Từ tháng thứ 17 – 18, các bé học được cách hình thành trật tự câu và biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tên gọi là gì. Một số bé có thể nói được hình ảnh của một vài con số, người thân…
  • Từ 18 – 24 tháng: Bé nói rõ hơn, học thêm nhiều ngôn ngữ và lời chào, lời từ chối hoặc tạm biệt.
  • Từ 24 – 36 tháng: Bé thường nói rất nhiều và đầy đủ chủ vị. Bé có thể tự đặt câu hỏi, tự trả lời hoặc tự hình thành một câu chuyện dài với nội dung logic.
  • Từ 3 – 4 tuổi: Bé sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phức tạp và tốt hơn trước. Bé cũng tự kiểm soát được ngôn ngữ và cường độ nói của mình.

Nếu các bé nhà bạn chậm nói hơn những dấu mốc ở trên thì hãy xem xét kỹ nguyên nhân để kịp thời có phương án khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân nào khiến bé bị chậm nói

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bé bị chậm nói, tuy nhiên các chuyên gia khoa nhi đã chia thành các nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân từ não bộ

Khi thể chất của bé không được đảm bảo, đặc biệt là não bộ thì ngôn ngữ của bé không phát triển đầy đủ. Một số bé có vấn đề về não bộ dẫn tới tư duy chậm. Một số khác thì các cơ quan đảm nhận vị trí thu thập, xử lý và phát ra âm thanh như miệng, tai, mắt, lưỡi, vòm họng… có vấn đề.

 

nguyên nhân trẻ nói châm

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chậm nói là từ não bộ

Nguyên nhân từ tinh thần

Trong trường hợp bé bị một cú shock về tinh thần khiến tâm lý chấn động, sợ hãi khiến bé không chịu nói. Hiện nay tình trạng này rất phổ biến nhưng hầu hết các bố mẹ đều không để ý. Các bé không được quan tâm, yêu thương hoặc được nuông chiều quá mức cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé chậm nói.

Do di truyền

Trong trường hợp bố hoặc mẹ chậm nói thì khả năng cao sẽ sinh con ra bị chậm nói. Đây cũng là vấn đề không mấy lo ngại đối với bố mẹ. Con bạn chỉ chậm nói hơn những đứa bạn cùng trang lứa một chút thôi. Tuy nhiên nếu bé từ 12 – 15 tháng mà vẫn không nói được tiếng nào thì hãy ngay lập tức đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé chậm nói nhé.

Phương pháp dạy trẻ chậm nói ngay tại nhà

Dạy trẻ học nói chính là cách đơn giản nhất giúp các con yêu nhanh chóng học được cách tư duy và phát triển vốn từ của mình. Dưới đây là một vài phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để bố mẹ tham khảo.

Thường xuyên nói chuyện với trẻ

Ngay từ khi các bé mới 3 tháng là đã “hóng” được âm thanh và những cuộc nói chuyện từ những người xung quanh. Do đó thay vì nói chuyện với nhau, bạn hãy tích cực nói chuyện cùng bé bằng những ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu hoặc kể chuyện nhẹ nhàng cho bé nghe. Bên cạnh đó, việc biểu hiện tình cảm, cử chỉ cũng sẽ khiến bé dễ dàng tiếp thu và học nói nhanh hơn.

 

nên thường xuyên nói chuyện, tương tác với trẻ

Bạn nên thường xuyên nói chuyện, tương tác với trẻ

Kết hợp cả ngôn ngữ và hình ảnh

Nếu bé nhà bạn chậm nói thì hãy kết hợp cả ngôn ngữ và hình ảnh để bé dễ dàng nhớ hơn. Ví dụ như bạn dạy bé học nói cái bàn thì hãy chỉ ra cho bé cái bàn là gì, nó như thế nào. Nhưng tất nhiên hãy mô tả bằng những từ ngữ đơn giản giúp bé học nhanh hơn và thích thú hơn trong việc tiếp thu ngôn ngữ.

Không bắt chước ngôn ngữ của con

Đây là điều mà hầu hết các bậc phụ huynh thường mắc phải là “nhại” lại giọng của con mỗi khi bé nói. Việc này kéo dài dễ dẫn tới bé nghĩ rằng mình nói đúng, từ đó mắc phải tật nói lắp, nói ngọng khi trong quá trình học nói. Nếu không được sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sau này của con.

Tạo môi trường tốt cho bé

Khi bé tiếp xúc với những đứa bạn cùng trang lứa và học cách nói chuyện thì khả năng ngôn ngữ sẽ dễ dàng được biểu hiện và phát triển hơn. Đây cũng là dịp tốt để con hình thành tính cách, nhanh nhẹn, nhạy bén và không còn sợ sệt nữa. Tuy nhiên bạn nên cho con nói chuyện với những bạn không nói lắp.

 

trẻ nhanh học nói

Tạo môi trường tốt, văn minh sẽ giúp bé nhanh chóng học nói hơn

Trả lời tất cả những câu hỏi của bé

Khi các con bắt đầu đi, biết tò mò thì hầu hết đều đặt ra nhiều câu hỏi như: Cái này là cái gì? Nó dùng để làm gì? Tại sao lại gọi tên đó? Làm sao để tạo ra nó?... và muôn vàn câu hỏi “hóc búa” khác khiến không ít bố mẹ phải khó xử. Tuy nhiên hay bình tĩnh và trả lời tất cả câu hỏi của con. Muốn vậy, các ông bố, bà mẹ cần phải trang bị thêm kiến thức xung quanh thật kỹ lưỡng.

Hạn chế dùng điện thoại, tivi và các thiết bị điện tử khác

Việc cho con dùng điện thoại, ipad hoặc tivi thường xuyên sẽ khiến các con nhà bạn hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ qua cách nghe – nói. Đặc biệt, các thiết bị điện tử còn ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sau này của trẻ. Ví dụ trẻ sẽ không tự chủ được hành vi, đam mê vào các trò chơi mà sao nhãng việc học tập. Do vậy, bạn nên hạn chế cho con dùng điện thoại, xem tivi, hãy quy định cụ thể về thời gian xem hoặc chơi của con đồng thời tích cực giao tiếp, tương tác để hiểu bé hơn.

 

thiết bị công nghệ

Hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị công nghệ

Nguyên tắc vàng khi dạy trẻ chậm nói

Khi bé bị chậm nói, các ông bố bà mẹ nên quan tâm và chú ý hơn trong quá trình dạy trẻ học nói. Hãy chú ý một vài nguyên tắc dưới đây.

  • Gia đình thống nhất phương pháp giáo dục, dạy trẻ để dễ dàng hình thành thói quen cho con
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ để thu hút con
  • Kết hợp nhiều phương tiện như hình ảnh, âm thanh, hiện vật để bé dễ học nói hơn
  • Gọi tên con và yêu cầu bé nhìn vào mắt mình khi nói chuyện
  • Nói chậm, rõ từng từ đơn giản cho con hiểu
  • Thường xuyên nói chuyện với con
  • Luôn động viên, khen ngợi bé khi bé làm được một điều nào đó tốt
  • Luôn bình tĩnh, kiên trì trong quá trình giáo dục trẻ
  • Hay nói chuyện và chơi cùng với con.

 

Bố mẹ nên thường xuyên động viên

Bố mẹ nên thường xuyên động viên, khen ngợi bé 

Trên đây là tất tần tật những thông tin mà Mái ấm nhỏ chia sẻ về việc trẻ chậm nói, hi vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc dạy bé yêu tập nói. Hãy kiên trì và thường xuyên tương tác với trẻ để bé không bị chậm nói nhé.

>>> Xem thêm: 10 bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý mẹ nên biết

1 lượt
Vote :