Nguyên nhân và cách chữa nói ngọng ở trẻ

Nguyên nhân và cách chữa nói ngọng ở trẻ

Nói ngọn là một trong những tật mà phần lớn các bé đều mắc phải .Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc giao tiếp sau này của trẻ.


Nói ngọng là tật vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu bố mẹ không phát hiện sớm và sửa đổi kịp thời thì sẽ nó sẽ gây trở ngại rất lớn trong giao tiếp cũng như cuộc sống sau này của các bé. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị nói ngọng? Có những cách sửa nói ngọng cho trẻ nào là hiệu quả nhất hiện nay? Hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu về tật này nói ngọng cũng như biện pháp khắc phục trong bài viết dưới đây nhé.

Nói ngọng là gì?

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn đường phát âm, trẻ không thể định vị được âm chuẩn của ngôn ngữ, từ đó xảy ra rối loạn về hình thành ngôn ngữ. Có khá nhiều trẻ bị nói ngọng cả khi nói và đọc, nhưng cũng có trẻ chỉ bị nói ngọng khi nói hoặc đọc. Tật này thường xuất hiện phần lớn ở các bé trai hơn là bé gái.

 

Nói ngọng

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn đường phát âm

Theo nghiên cứu, có hai dạng nói ngọng ở trẻ bao gồm:

  • Nói ngọng sinh lý: Tức là cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh ngay từ nhỏ như đầy lưỡi hoặc ngắn lưỡi.
  • Nói ngọng mang tính xã hội: Các bé hoàn toàn bình thường nhưng dưới tác nhân của môi trường bên ngoài mà bé có phát âm lệch.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nói ngọng?

Năm 2019, sau một cuộc khảo sát có tới 99,9% trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi bị nói ngọng bởi các bộ phận, cơ quan nói của bé chưa hoàn thiện. Theo thời gian chúng sẽ dần được hoàn thiện cùng với việc bố mẹ tập cách nói chuẩn thì bé sẽ không còn nói ngọng nữa. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng như:

  • Bố mẹ không phát hiện sớm những từ ngữ sai của trẻ để sửa khiến chúng tập thành thói quen và thường xuyên lặp lại
  • Trẻ tự bóp méo âm thanh, ngôn ngữ khi truyền đạt ý cho người khác
  • Những người xung quanh bị nói ngọng dẫn đến bé cũng bắt chước học theo
  • Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như ngạt mũi, khó thở… khiến các bé phải thè lưỡi ra khi phát âm
  • Bố mẹ cho trẻ xem ti vi, điện thoại, laptop quá sớm khiến xu hướng giao tiếp thu qua nghe và nói của bé bị chậm lại, thay vào đó là tiếp thu qua nhìn và nói
  • Trẻ bẩm sinh đã nói ngọng
  • Trẻ mắc các bệnh dị tật như sứt môi, dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, khớp cắn ngược…
  • Trẻ bị các bệnh về khả năng tiếp thu âm thanh như viêm tai, viêm tai giữa, đường hô hấp…
  • Trẻ tự kỷ, tự ti, nhút nhát hoặc thường xuyên chịu áp lực từ người lớn
  • Trẻ ngậm núm vú giả quá nhiều.

 

Xem ti vi thường xuyên

Xem ti vi thường xuyên là nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng ở trẻ nhỏ

Các ông bố bà mẹ nên phát hiện sớm các hiện tượng con bị nói ngọng để kịp thời sửa chữa. Bé càng lớn thì càng khó sửa và bố mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập cho con phát âm chuẩn. Nếu trẻ lớn hơn 6 tuổi mà tình trạng nói ngọng vẫn không được cải thiện thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị chính xác và khoa học nhất.

Cách chữa nói ngọng cho trẻ

Thực tế có khá nhiều cách để chữa nói ngọng cho trẻ, dưới đây là một vài cách hiệu quả nhất đang được nhiều gia đình áp dụng. Các bạn có thể tham khảo nhé.

“Sàng lọc” người tiếp xúc với trẻ

Việc bé thường xuyên tiếp xúc với những người có tật nói ngọng là nguyên chính khiến trẻ bắt chước và cũng bị nói ngọng theo. Do đó, việc thường xuyên sàng lọc đối tượng tiếp xúc với các bé là biện pháp giúp bé có thể phát âm chuẩn hơn. Thay vào đó, bạn nên để các bé tiếp xúc và nói chuyện nhiều với người phát âm tốt. Các bé trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi có khả năng học hỏi ngôn ngữ rất cao nên bạn hãy thường xuyên áp dụng cách này với con yêu của mình. Nếu các bé nói chuyện với các bạn hoặc cô giáo bị ngói ngọng trong lớp mẫu giáo thì bạn nên chuyển lớp cho con.

 

Sàng lọc người tiếp xúc với trẻ

Sàng lọc người tiếp xúc với trẻ

Thường xuyên luyện tập cho bé phát âm chuẩn

Việc bố mẹ thường xuyên dành thời gian luyện tập cách phát âm chuẩn cho bé là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bạn nên áp dụng các bài luyện tập ngắn bởi khả năng tập trung của bá trong giai đoạn này không cao. Mỗi bài tập chỉ kéo dài từ 2 - 3 phút và chia làm nhiều lần trong ngày sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Khi trẻ phát âm sai, bạn không nên nổi nóng, nản chí hoặc đánh bé, như vậy sẽ khiến cho trẻ thêm sợ hãi và khó sửa hơn.

 

Thường xuyên luyện tập cho bé

Thường xuyên luyện tập cho bé phát âm chuẩn

Cho con luyện tập cơ miệng thường xuyên hơn

Bạn nên tập hợp và phân loại các chữ cái bé hay bị phát âm sai rồi từ từ sửa. Mỗi buổi sáng hãy luyện cho bé há miệng to và nói các từ như A, O, TR, CH… trong vòng 3 – 5 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo môi trường thân thiện, vui vẻ và tạo hứng thú cho trẻ khi luyện tập phát âm như gọi tên đồ vật, đố vui… Việc luyện tập chữa nói ngọng không phải ngày một ngày hai mà sửa được nên bạn hãy thật kiên trì, nói chậm, nói rõ từng từ thì con sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.

 

Cho con luyện cơ miệng thường xuyên

Cho con luyện cơ miệng thường xuyên

Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm

Các thói quen xấu như hay mút tay, ngậm núm ti, ngoáy mũi hay cho tay vào miệng… là nguyên nhân khiến bé dễ bị nói ngọng. Bạn nên thường xuyên nhắc nhở bé dần bỏ những hành động này, thay vào đó là cho trẻ chơi một trò nào đó giúp bé quên đi thói quen hay mút hay.

 

thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm

Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm

Cho trẻ biết mình đang phát âm sai

Khi bé đã có ý thức, tốt nhất bạn nên cho bé biết mình đang phát âm sai, từ đó trẻ sẽ tự biết mình đang nói ngọng và tự sửa sai cho mình. Trong khi nói chuyện, nếu bé phát âm sai từ nào thì bạn hãy nói ngay để bé sửa. Hoặc ghi âm lại đoạn nói sai của trẻ và cho con nghe lại, từ đó trẻ sẽ có hình dung tốt nhất về tình trạng của mình. Đây cũng là cách tốt giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian vào việc sửa lỗi sai cho trẻ.

 

Cho trẻ biết mình đang phát âm sai

Cho trẻ biết mình đang phát âm sai

Cho trẻ tập nói trước gương

Nói trước gương là hành động tốt giúp trẻ có thể dễ dàng sửa nói ngọng. Cả nhà có thể ngồi trước gương và cùng nhau nói chuyện, phát âm để trẻ có thể nhìn được miệng của mình cũng như bố mẹ. Khi phát âm, bạn nên nói thật chậm, rõ ràng để con dễ quan sát và bắt chước theo. Việc này nên được tiến hành thường xuyên cho tới khi bé sửa được tật nói ngọng của mình.

Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ

Cũng có khá nhiều trường hợp khi bé đọc thơ hay hát thì đúng nhưng giao tiếp thường ngày lại sai. Do đó, bố mẹ có thể sửa ngôn ngữ của trẻ bằng cách kể chuyện, đọc thơ thường xuyên cho trẻ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, việc thường xuyên mở những bài hát thiếu nhi rõ lời giúp bé tập phát âm chuẩn hơn. Bạn nên lựa chọn những mẩu chuyện ngắn, những bài hát dễ thuộc để con có hứng thú. Việc luyện tập thường xuyên và điều độ không những giúp trẻ chữa được tật nói ngọng mà còn giúp con phát triển trí tưởng tượng và khả năng ngôn ngữ của mình.

 

Kể chuyện và đọc thơ cho trẻ

Kể chuyện và đọc thơ cho trẻ

Khuyến khích bé giao tiếp

Việc thường xuyên giao tiếp với những người xung quanh phát âm chuẩn là phương pháp tốt giúp bé hòa đồng và không còn nói ngọng nữa.

 

Khuyến khích bé giao tiếp

Khuyến khích bé giao tiếp

Không chê hay nhại lại giọng của con

Trong khi chơi đùa, các ông bố thấy con nói ngọng thường có xu hướng trêu trọc hoặc nhại lời con khiến việc chữa trị càng thêm khó khăn hơn bởi trẻ dễ bị lầm tưởng là bố mẹ nói vui nên sẽ thường xuyên lặp lại. Một số ít các bé sẽ xấu hổ, mất tự tin và trở nên khép kín hơn cũng khiến tật nói ngọng không được chữa kịp thời.

 

Không chê bai hay nhại giọng

Không chê bai hay nhại giọng của trẻ

Cho trẻ gặp chuyên gia

Nếu bé đã trên 6 tuổi nhưng việc chữa tật nói ngọng không tiến triển tốt thì bạn nên đưa con đi gặp chuyên gia để họ có liệu trình điều trị phù hợp nhất. Hoặc bạn cũng có thể cho con tham gia một lớp học phát âm chuẩn để bé được giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp, từ đó dễ dàng sửa tật của mình hơn.

 

Cho trẻ gặp chuyên gia

Cho trẻ gặp chuyên gia

Để có thể chữa dứt điểm tật nói ngọng của con yêu, bạn nên kiên trì và không được nôn nóng. Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, bạn sẽ có phương pháp điều trị tật nói ngọng phù hợp nhất cho thiên thần nhỏ của mình.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh ốm vặt ở trẻ

3 lượt
Vote :