[Giải đáp] Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

[Giải đáp] Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Nấm lưỡi ở trẻ em hay còn gọi là tưa lưỡi, nấm lưỡi tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tình trạng nấm lưỡi rất dễ phát hiện và thấy rõ trên lưỡi của con. Thực tế, tại Việt Nam có khá nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị mắc hiện tượng này. Nguyên nhân chính là do nấm Candida Albicans phát triển vượt quá mức kiểm soát dẫn để niêm mạc miệng bị tổn thương nghiêm trọng. 


Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào để cải thiện tình trạng này? Hiện tượng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là tình trạng xuất hiện màng giả mạc màu trắng tại niêm mạc miệng với những chấm trắng nhỏ sau đó phát triển nghiêm trọng hơn lên toàn bộ lưỡi. Những trẻ có cơ địa ốm yếu, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc có thành phần corticosteroid lâu,... Nấm lưỡi ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng ăn uống, bú sữa mẹ của trẻ nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu thông tin chi tiết về nấm lưỡi cũng như các phương pháp trị nấm lưỡi hiệu quả nhất nhé.

Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi là tình trạng xuất hiện những đốm trắng tại vùng niêm mạc khoang miệng. Những đốm trắng này là nấm Candida Albicans tồn tại trong miệng có khả năng gây bệnh khi sức đề kháng của trẻ yếu ớt. Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nấm lưỡi nhất. Những mảng trắng đục này bám chặt lên niêm mạc lưỡi gây đau nhức, khó chịu làm con bỏ bú ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế, tưa lưỡi cũng xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là những người bị tiểu đường, người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, hen,…

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, hiện tượng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, benh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ

Nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Nấm lưỡi ở trẻ nhỏ xuất hiện lúc đầu chỉ là những đốm màu đỏ sẫm trên lưỡi của bé và chuyển dần sang màu trắng sữa chỉ sau một thời gian ngắn. Đây là giai đoạn mới phát triển nên hầu hết bố mẹ không dễ nhận biết bởi con vẫn ăn uống bình thường. Đốm lưỡi phát triển nhanh chóng thành từng cụm và bám chặt vào lưỡi. Khi thấy có hiện tượng này, mẹ lấy bông sạch lau mặt trên của lưỡi để xác định chính xác đó là nấm lưỡi hay cặn sữa. Nếu thấy bị bong ra có thể là cặn sữa, dùng tay cạo mảng trắng ra, đỏ lên và có thể chảy máu. Con sẽ cảm thấy đau và quấy khóc, bỏ bú, lười ăn uống. Nếu không phát hiện sớm thì nấm lưỡi có thể la sang vùng niêm mạc họng, xuống thanh quản, nặng nề hơn là xuống phổi, dạ dày khiến bé bị tiêu chảy. 

Mẹ cũng có thể nhận biết rõ ràng qua việc khóe miệng nứt và đỏ, con không có cảm giác khi ăn, ăn như có bông trong miệng. Nấm lưỡi phát triển rất nhanh chóng, con dễ cáu kỉnh và kích động. Đối với trẻ sơ sinh đang trong quá trình bú sữa mẹ, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra con bị tưa lưỡi bằng các biểu hiện dưới đây:

  • Núm ti đỏ bất thường, ngứa hoặc bị nứt 
  • Diện tích hình tròn quanh núm vú bị bong tróc
  • Núm ti đau nhức mỗi lần bé bú, cảm giác như có dao đâu sâu bên trong vú.

Khi thấy có hiện tượng này, mẹ nên đưa con đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. 

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, hiện tượng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, benh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ 

Nấm lưỡi có thể tái đi tái lại nhiều lần từ mẹ sang con và ngược lại

Nấm lưỡi ở trẻ em có lây không?

Nấm lưỡi xuất hiện nhiều ở trẻ, trẻ sinh non là đối tượng dễ bị tình trạng này nhất. Nấm lưỡi có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con, trong thời gian mang thai nếu mẹ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo không được chữa trị kịp thời có thể lây trực tiếp sau sinh con. Ngoài ra, nếu mẹ bị nấm thì em bé bú sữa mẹ xong cũng dễ bị nấm nhiều hơn. Nếu một trong hai bị nấm thì cả hai mẹ con đều phải chữa bởi có thể lây qua lây lại, ảnh hưởng đến sức khỏe non nớt của con. Những trẻ bú sữa mẹ xong không được vệ sinh khoang miệng thường xuyên làm cặn sữa bị đọng lại cũng là nguyên nhân khiến nấm phát triển nhanh chóng. 

Chính vì thế, ngay khi vừa phát hiện trẻ bị nấm lưỡi, bố mẹ nên có biện pháp xử lý nhanh chóng. Nếu nấm đã mọc dày thì sẽ tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị. 

Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ?

Nếu thấy con có các biểu hiện của tưa lưỡi, bố mẹ nên cho con đến bác sĩ để được khám, kiểm tra và xác định phương pháp điều trị. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách trị nấm lưỡi cụ thể, thông thường có 2 loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị bệnh này là:

  • Miconazole: Đây là loại gel phổ biến được các bác sĩ khuyên sử dụng, mẹ lấy gel thoa trực tiếp lên các vùng lưỡi đang bị nhiễm nấm. Gel này có tác dụng rất tốt trong việc diệt vi trùng, nấm bên trong khoang miệng giúp con nhanh chóng hết bị tưa lưỡi.
  • Nystatin: Đối với một vài trường hợp, các bé không thể sử dụng Miconazole mà các bác sĩ cho con sử dụng Nystatin. Đây cũng là loại thuốc sử dụng để điều trị nấm lưỡi, tuy nhiên bố mẹ phải nghiền thuốc thành dạng bột và hòa chung với nước để rơ miệng cho con đều đặn cho đến khi con hết.

nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không, nấm lưỡi ở trẻ em có lây không, nấm lưỡi ở bé sơ sinh, nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ, cách chữa nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, hiện tượng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, benh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ, nấm lưỡi ở trẻ 

Mẹ nên đưa con đi khám để được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Lưu ý:

Nếu con xuất hiện tình trạng nấm lưỡi, bố mẹ nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Nấm lưỡi dễ bị tái phát, vì thế bố mẹ nên chữa trị dứt điểm cho đến khi con hết hẳn. 
  • Mẹ nên sử dụng thêm thuốc trị nấm và thoa trực tiếp lên núm vú 
  • Rơ lưỡi thường xuyên con con bằng dụng cụ rơ lưỡi để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn 
  • Vệ sinh sạch các núm vú cao su, đồ chơi, đồ ăn uống cho trẻ 
  • Trẻ trên 6 tháng có thể uống thêm nhiều nước để không bị khô miệng.

Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, các bạn đã có đầy đủ kiến thức trong việc xử lý, phát hiện nấm lưỡi. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của con và có thể tái phát nhiều lần vì thế bố mẹ nên kiên trì chữa trị cho con cho đến khi khỏi hẳn. 

>>> Xem thêm:

1 lượt
Vote :