Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào là tốt?

Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào là tốt?

Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào là tốt nhất và không khiễn con phải sợ hãi hay lo lắng. Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh khi có con nhỏ đang bước vào giai đoạn thay răng “gian nan”. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp nhé.


Khi con bước vào tuổi đi học cũng là thời điểm thay răng sữa mà bố mẹ nên đặc biệt quan tâm. Việc nhổ đúng thời gian cũng như đúng trình tự để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con sau này. Vậy tuổi con có thể nhổ răng là khi nào? Vì sao bé nên nhổ răng đúng thời điểm? Hãy cùng Mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Chức năng và thời điểm có thể nhổ răng sữa cho trẻ 

Chức năng của răng sữa với trẻ nhỏ

Răng sữa mọc và được thay thế bằng răng vĩnh viễn là quy luật bình thường xảy ra ở các bé. Tuy nhiên nếu bố mẹ không quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc sau khi nhổ răng cho con thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ sau này. Răng sữa tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể là 

Làm bộ nhai: Khi răng vĩnh viễn chưa mọc và nhu cầu ăn các món ăn cứng hơn thì răng sữa đóng vai trò như là bộ nhai, nghiền nhỏ thức ăn giúp bé tập ăn đơn giản và dễ dàng.

Phát âm: Răng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm và học cách phát âm đúng cách đồng thời hạn chế tình trạng nói ngọng, nói không rõ, nói lớ. Nhiều em bé mọc răng chậm thường nói ngọng hoặc nói lớ, tuy nhiên tật này có thể được cải thiện trong những năm tiếp theo.

Răng sữa

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập ăn dặm và phát âm của trẻ

Định hình hàm, cố định vị trí cho răng vĩnh viễn: Răng sữa mọc cũng đóng vai trò cố định vị trí cho răng vĩnh viễn tại từng vị trí khác nhau. Nếu răng sữa bị mất hoặc nhổ không đúng trình tự, nhổ sớm trước thời gian dự tính sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Khi nhổ một chiếc răng sữa mất đi sẽ làm răng bên cạnh bị lung lay hoặc răng vĩnh viễn chưa phát triển bị mọc lệch, chen vào vị trí khác trong hàm.

Phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ: Răng sữa cũng phản ánh rõ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu răng dễ bị sâu dù bé đã vệ sinh răng miệng đầy đủ. Răng dễ bị sâu chứng tỏ cơ thể thiếu canxi và cần được bổ sung thêm khoáng chất cần thiết cho sự thay răng sau này.

Thời điểm có thể nhổ răng sữa cho trẻ 

Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bé trong độ tuổi từ 5 - 12 tuổi tương ứng với trình tự mọc răng ban đầu của trẻ.

  • Răng cửa giữa mọc khi bé 6 - 8 tháng và thay trong giai đoạn con từ 5 - 7 tuổi
  • Răng cửa bên mọc khi con 9 - 12 tháng tuổi và thay trong giai đoạn con từ 7 - 8 tuổi
  • Răng hàm sữa thứ nhất mọc vào 12 - 15 tháng tuổi và thay trong giai đoạn con từ 9 - 10 tuổi 
  • Răng nanh sữa mọc vào tháng thứ 18 - 21 và thay trong giai đoạn con từ 10 - 11 tuổi
  • Răng hàm sữa thứ 2 mọc vào tháng thứ 24 - 30 và thay trong giai đoạn con từ 11 - 12 tuổi.

Răng sữa

Trẻ trong độ tuổi thay răng là từ 5 – 12 tuổi

Ngoài ra, những chiếc răng khác cũng sẽ tự thay trong giai các răng quan trọng kia bắt đầu lung lay. Khi răng rụng, tại vị trí chân răng cũ sẽ mọc lên một chiếc răng vĩnh viễn vào đúng vị trí. Bố mẹ cần theo dõi xem trình tự thay răng của con có đúng quy luật hay không. Trong một vài trường hợp, răng của con không lung lay hoặc nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành của răng cũng như cấu trúc bộ hàm. 

Vì sao bố mẹ nên nhổ răng cho con đúng thời điểm?

Bé thay răng đúng thời điểm và đúng trình tự sẽ giúp con có phát triển bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này. Trong trường hợp răng sữa thay quá sớm hoặc chậm hơn sẽ có một vài bất lợi cho con như:

  • Răng sữa bị nhổ quá sớm và chưa mọc răng vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai cũng như tâm lý của trẻ. Mặt khác, xương hàm cũng như lợi của bé cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khiến răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch.
  • Nhổ răng sữa sớm cũng khiến lợi co lại khi chưa có răng vĩnh viễn, đến thời điểm thích hợp, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khiến con cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Thức ăn cũng dễ bị mắc vào trong kẽ răng dẫn đến sâu răng, viêm nướu ở cả răng chính. 
  • Răng sữa nhổ sớm cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé, răng vĩnh viễn mọc lên dễ bị mọc lệch khiến hàm răng của con không đẹp, bé dễ bị tự ti. 

Nên nhổ răng vào thời điểm nào để không bị đau và mọc đúng hơn?

Tùy vào thời điểm trong ngày, bố mẹ nhổ răng cho bé hoặc ra nha sĩ nhổ răng thì con sẽ có cảm nhận khác nhau. Theo các nha sĩ thì thì thời điểm tốt nhất để con có thể thay răng là buổi sáng. Trải qua một đêm nghỉ ngơi, cơ thể của bé đã được thư giãn ở trạng thái khỏe khoắn nhất. Nhờ đó quá trình nhổ răng sẽ ít xảy ra trục trặc hoặc đau đớn hơn bình thường. Trong trường hợp con bị chảy máu hoặc đau nhức trong ngày thì các bác sĩ có thể khắc phục kịp thời, ngăn chặn các biến chứng. Bạn cũng nên hạn chế nhổ răng cho con vào buổi tối bởi sau một ngày hoạt động, ơ thể bé cũng đã mệt mỏi, sức chịu đựng và hệ thống thần kinh cũng rất kém. Cũng có khá nhiều bố mẹ lựa chọn cho con đi nhổ răng vào đầu buổi chiều để cơ thể con nghỉ ngơi sau bữa trưa và bố mẹ cũng có thời gian đưa con ra nha sĩ. Đây cũng là thời điểm khá tốt để con nhổ răng sữa an toàn.

nhổ răng

Bố mẹ nên theo dõi và nhổ răng cho con đúng thời điểm

Trường hợp nào con không nên nhổ răng sữa?

Nhổ răng sữa cho con là điều thiết yếu và quan trọng, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bố mẹ không được phép tự ý nhổ răng cho con mà nên ra nha khoa để khám hoặc được sự đồng ý của các nha sĩ.

  • Trẻ bị mắc bệnh về tim mạch, bệnh truyền nhiễm, bệnh gan, máu, thấp khớp
  • Trẻ bị các khối u, sốt, bại liệt, dễ bị co giật…
  • Trẻ bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent 
  • Trẻ gặp tình trạng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc
  • Bé đang bị sốt cao cũng không nên nhổ răng

Trước khi nhổ răng, các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng, xác minh tiền sử bệnh lý để có phương pháp nhổ răng thích hợp nhất cho các bé. 

Cách nhổ răng sữa không đau ngay tại nhà 

Một trong những trải nghiệm đầu đời của con chính là nhổ răng sữa, tuy nhiên phần lớn các bé đều rất sợ hãi và tìm cách trốn tránh. Việc của bạn là động viên tinh thần và áp dụng thêm các mẹo nhỏ để con bớt sợ trong quá trình nhổ răng. Các bước nhổ răng sữa đơn giản được khá nhiều bố mẹ áp dụng ngay tại nhà được thực hiện như sau:

Bước 1: Khi răng có dấu hiệu lung lay và đến thời điểm thay, mẹ hướng dẫn bé lay răng bằng tay hoặc bằng lưỡi để quá trình nhổ dễ dàng hơn. Không nên lay quá mạnh ngay từ đầu sẽ dễ làm bé bị đau, thay vào đó là từ từ rồi tăng tần suất lên.

Bước 2: Răng đã đủ độ có thể nhổ, mẹ sát khuẩn tay bằng nước muối hoặc tiệt trùng rồi dùng gạc hoặc kìm nhổ răng để nhổ chiếc răng sữa lên. Nhiều bố mẹ cũng khuyến khích con tự nhổ bằng cách buộc chỉ vào răng và giật mạnh ra khỏi hàm. Đây là cách rất đơn giản và không khiến con bị đau đớn. Tại các nước châu Âu, các ông bố bà mẹ cũng thường xuyên áp dụng phương pháp này với các con nhà mình.

Bước 3: Sát trùng lại bằng nước muối sinh lý và lau sạch máu nếu có. Sau khi nhổ răng xong, bạn nên hạn chế con ăn các đồ cứng hoặc đồ lạnh.

Phương pháp nhổ răng tại nhà 

Phương pháp nhổ răng tại nhà luôn được rất nhiều bố mẹ áp dụng cho con nhà mình

Nếu con bị chảy máu quá nhiều hoặc có dấu hiệu bị co giật… thì bạn nên đưa tới bệnh viện ngay lập tức để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hi vọng những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên sẽ có ích cho việc chăm sóc và trang bị kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng con yêu nhà bạn. Hãy thường xuyên theo dõi fanpage của chúng mình để biết thêm nhiều điều thú vị hơn nhé.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết bé mọc răng chậm bố mẹ nên biết 

1 lượt
Vote :