Trẻ sơ sinh bị ho nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao trước khi đưa ra câu trả lời chị em nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiên trẻ bị ho là do đâu để xử lý điều trị cho trẻ. Ho là một phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể nhằm thông thoáng đường hô hấp, long đờm, lấy đi dịch mũi họng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài. Thông thường, có hai kiểu ho điển hình là ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan xảy ra khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm lạnh do thanh quản của bé bị viêm và phản ứng lại. Ho khan thường xuất hiện vào buổi tối hoặc ban đêm kèm theo các triệu chứng khác như thở khò khè, khó thở, ngạt mũi. Ho có đờm là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp. Mỗi khi trẻ ho thường xuất hiện đờm trắng hoặc xanh. Các nguyên nhân mà bé bị ho có thể là:
- Trẻ hít phải mùi thuốc
- Người nhà sử dụng than củi để xông
- Môi trường sống không sạch sẽ, ô nhiễm và bụi bẩn
- Thời tiết thay đổi
- Trẻ bị mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp
- Trẻ bị hóc dị vật hoặc bị sặc
- Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp
Tuy nhiên cũng có những trẻ xuất hiện tình trạng thở khò khè là do đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Chuyên gia chia sẻ
Trẻ sơ sinh bị ho do mắc bệnh cảm lạnh hay cảm cúm thông thường
Cảm cúm là hiện tượng thường xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi, trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh rất phổ biến bởi hệ thống miễn dịch của con chưa hoàn thiện. Khi trẻ có các biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm thì sẽ ủ bệnh trong vòng 24 - 48 giờ mới bắt đầu có triệu chứng như sốt cao từ 38.5 - 39 độ C, ho có đờm, ngạt mũi, ngủ ngáy, khó ngủ, đang bú thì buông ra để thở, sổ mũi, có dịch màu xanh hoặc vàng, đau đầu, đau cơ bắp, quấy khóc, biếng ăn, viêm kết mạc, có gỉ mắt.
Trẻ sơ sinh bị ho do mắc bệnh cảm lạnh hay cảm cúm thông thường
Khi trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ không nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện mà chỉ cần chăm sóc cẩn thận và cho con sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc đầu tiên bạn cần làm là tiến hành hạ sốt, vệ sinh mũi, giảm ho… Nếu con đã đỡ hơn thì không nên sử dụng kháng sinh. Trường hợp con sốt quá cao thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay. Ngay khi có dấu hiệu của thay đổi thời tiết, bố mẹ nên có phương pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ an toàn nhất bằng thực đơn dinh dưỡng, uống đủ nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó, nên hạn chế để con đưa tay lên miệng, rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh núm vú giả. Trong nhà có người xuất hiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi thì không nên cho trẻ tiếp xúc. Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sẽ có sức đề kháng cao hơn so với những em bé khác.
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản
Thông thường, trẻ bị ho do viêm thanh khí phế quản thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, tuy nhiên tình trạng này chỉ xuất hiện từ 5 - 7 ngày, nếu bố mẹ chăm sóc chu đáo sẽ nhanh chóng khỏi. Nhưng cũng có trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn và biến chứng thành nhiều bệnh khác nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai. Viêm thanh khí phế quản được chia thành 3 cấp độ tăng dần theo triệu chứng và tình trạng bệnh. Nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện như:
- Xuất hiện triệu chứng khó thở, nhịp thở bất thường
- Trẻ không chịu chơi, thở rít ngày càng nhiều kể cả khi trẻ nằm yên
- Sốt cao, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai, môi khô
- Cơn khó thở thanh quản không giảm sau 3 ngày điều trị ở nhà
- Trẻ chảy nước miếng và có biểu hiện há miệng khi thở.
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản
Nếu trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được cứu chữa, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế nói chuyện, giữ ấm vùng cổ, bàn tay, bàn chân. Bố mẹ cho con sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nên xông hơi trong phòng ngủ để có thể thông mũi cho trẻ, súc họng thường xuyên, nhỏ thuốc ngạt mũi để giảm ho.
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi
Ho do viêm phổi có thể do thời tiết nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn. Việc trẻ bị ho do viêm phổi có liên quan mật thiết đến thời gian vỡ ối trước khi sinh. Nếu thời gian vỡ ối từ 6 - 12 giờ trước khi sinh thì có nguy cơ trẻ bị mắc viêm phổi 33%. từ 12 - 24 giờ thì tăng 51.7% và trên 24 giờ thì 90% trẻ bị mắc các bệnh về viêm phổi. Biểu hiện trẻ bị viêm phổi rất rõ ràng, mẹ có thể nhận biết như trẻ bỏ bú hoặc bú kém, sốt trên 37,5 độ hoặc bị hạ thân nhiệt, thở nhanh trên 60 nhịp/phút. Nếu trẻ bị nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, túi lõm lồng ngực, nôn nhiều, khó thở… Ở từng độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ nhịp thở khác nhau, cụ thể là:
- Dưới 2 tháng tuổi thở từ 60 lần/phút trở lên
- Từ 2 tháng - 1 tuổi thở từ 50 lần/phút trở lên
- Từ 1 - 5 tuổi thì thở từ 40 lần/phút trở lên.
Bố mẹ chỉ cần vén áo trẻ và quan sát lồng ngực, nếu thấy có biểu hiện thở bất thường thì có thể trẻ đã bị bệnh về viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi
Để cải thiện tình trạng này, bố mẹ chỉ có cách đưa con đi bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho. Những trẻ mới sinh nên được phòng tránh triệt để tình trạng mắc bệnh viêm phổi thì nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến khi trẻ được 18 - 24 tháng tuổi. Mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cũng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không sử dụng chất kích thích, hút thuốc hoặc đun nấu trong phòng... Bố mẹ cũng nên nắm vững lịch triêm phòng cho trẻ từ 1 tháng tuổi chi tiết để có thể đưa con đi tiêm chủng định kỳ. Trong trường hợp phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào nghiêm trọng nên đưa con đi thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè do viêm phế quản hoặc hen suyễn
Ho, thở khò khè là tình trạng thở kèm theo tiếng bất thường, mặc dù trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thở bằng lỗ mũi nhưng vì kích thước lỗ quá nhỏ nên rất dễ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, thở khụt khịt. Trong trường hợp này, bố mẹ chỉ cần sử dụng nước muối nhỏ mũi cho bé và lắng nghe kỹ hơn tiếng thở của trẻ. Nguyên nhân trẻ bị thở khò khè, ho do bị viêm phế quản có thể từ di truyền. Nếu bố mẹ bé đã từng có tiền sử bị ho hen thì khả năng cao con cũng bị hen suyễn từ 50 - 70%. Đặc biệt là với những người có cơ địa dễ bị kích ứng, hay lên cơn hen do tác động của môi trường bên ngoài. Những trẻ bị viêm phế quản hoặc hen suyễn có các biểu hiện như tức ngực, thở khò khè, thở ra co kéo hõm ức, thở nhanh hoặc khó thở. Khi thay đổi thời tiết, các biểu hiện này ngày một trầm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè do viêm phế quản hoặc hen suyễn
Để chẩn đoán được viêm phế quản hoặc hen suyễn, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám, xét nghiệm và chụp X-quang phổi. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu trẻ bị hen suyễn do virus thì chỉ cần chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, giữ vệ sinh an toàn mà không cần sử dụng thuốc. Nguyên nhân là do vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc. Mặc dù hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh lý phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị ho vì bệnh ho gà
Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây nên, bệnh này có thể lây lan từ người sang người nếu tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh hoặc người nhiễm bệnh. Ban đầu, trẻ bị ho gà sẽ có các biểu hiện dễ thấy như cảm cúm thông thường nên mẹ khó nhận biết. Tuy nhiên sau 2 tuần thì các triệu chứng đó tiếp tục chuyển biến nặng hơn và xuất hiện tình trạng hít thở sâu như tiếng gà gáy, ho thường xuyên, nôn mửa, bỏ bú, môi và móng có màu xanh xám. Những cơn ho gà có biểu hiện thường xuyên, nhanh chóng với tần suất dày đặc hơn mỗi khi trẻ đi ngủ. Nếu không có phương pháp điều trị sớm sẽ rất dễ khiến trẻ mắc các biến chứng nguy hiểm như thiếu oxy lên não, viêm phế quản, xẹp phổi, thoát vị ruột, sa trực tràng, viêm não…
Trẻ sơ sinh bị ho vì bệnh ho gà
Ho gà có khả năng lây lan nên khi phát hiện bố mẹ nên cách ly và có biện pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất là nên đưa đến bệnh viện để có biện pháp điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ kê đơn và cho trẻ sử dụng thuốc để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Bố mẹ không được tự ý cho con sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên giữ ấm cơ thể cho con, hạn chế cho con tiếp xúc nơi đông người, giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ và tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định.
Trẻ sơ sinh bị ho do sặc hay hóc dị vật
Trẻ sơ sinh bị ho do sắc hoặc hóc dị vật bắt nguồn từ việc bố mẹ thiếu kiểm soát hoặc lơ là khiến con cho những vật nhỏ vào miệng, ăn phải các thực phẩm cứng, xương, hạt quả… Trẻ bị nghẹt đường thở và xuất hiện những cơn ho sặc sụa, tím tái, khó thở, trợn mắt, cố ho để tống dị vật ra ngoài. Khi dị vật đã được đưa ra ngoài thì trẻ không còn ho nữa. Tuy nhiên bố mẹ cần hết sức quan tâm và có biện pháp xử lý kịp thời nếu không sẽ khiến trẻ bị tử vong hoặc ngưng thở ngay sau đó. Bố mẹ không được phép cho tay vào họng để móc dị vật vì có thể khiến dị vật xuống sâu hơn, không vuốt xuôi ngực, không sử dụng các mẹo dân gian như cho trẻ ăn hoa quả, nuốt cơm…
Trẻ sơ sinh bị ho do sặc hay hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ cần đặt con ở tư thế đầu thấp trên một canh tay rồi ngón tay mở miệng trẻ ra và lấy gót bàn tay vỗ vào vùng giữa hai bả vai trẻ 5 lần. Kiểm tra xem tình trạng hóc dị vật đã hết chưa, nếu chưa thì lật ngửa trẻ lại và ấn ngực 5 lần bằng hai ngón tay. Nếu vẫn còn dị vật thì gập lưng trẻ 5 lần xen kẽ với ấn ngực và đưa trẻ đi cấp cứu nhanh chóng.
Trẻ sơ sinh bị ho là vấn đề phổ biến khi em bé mới chào đời, tuy nhiên bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để con phòng tránh được các bệnh nguy hiểm. Đừng quên theo dõi những thông tin hữu ích về mẹo chăm sóc con trên website Mái ấm nhỏ của chúng mình nữa nhé.
Bình luận
Bài viết liên quan