Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? Có nên cho bú không?

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? Có nên cho bú không?

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không và phải xử lý như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!


Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? Sự co thắt ngắt quãng và không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn tạo thành hiện tượng nấc cụt, sự đóng đột ngột của thanh môn tạo ra âm thanh đặc trưng khi nấc. Nấc cụt có thể xảy ra với tần suất từ 4-60 lần một phút.

Nấc cụt gây nên nhiều sự khó chịu với người lớn và trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Thực tế nấc không gây ảnh hưởng nhiều đến bé, thậm chí trẻ sơ sinh bị nấc nhiều cũng có thể ngủ mà không khóc quấy vì nấc cụt rất hiếm gây ảnh hưởng đến hô hấp của bé. Tuy nhiên trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt cũng khiến cha mẹ lo lắng. Một số cách đối phó khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao mà Mái Ấm Nhỏ giới thiệu dưới đây sẽ giúp cha mẹ phần nào an tâm và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm

Cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc

  • Dùng dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ hai cánh mũi bé đồng thời giữ miệng bé khép trong vòng 2-3 giây sau đó lại thả nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15-20 lần. Hoặc dùng hai ngón trỏ ấn giữ hai lỗ tai bé khoảng nửa phút.
  • Thay đổi tư thế cho con bú. Trẻ nuốt nhiều không khí gây nấc cụt có thể do mẹ cho bé bú sai tư thế nên nếu trẻ nấc thường xuyên sau khi ăn, mẹ cần đổi tay hoặc thay đổi cách bế trẻ.
  • Vỗ nhẹ lưng trẻ hoặc vỗ nhẹ ở vai thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được bé sẽ hết nấc.
  • Cho trẻ bú hoặc cho uống từng hớp nước nhỏ khoảng 2,5ml để dừng cơn nấc.
  • Giữ người trẻ thẳng đứng khoảng 15 phút sau khi bú. Massage lưng cho trẻ theo hình vòng tròn giúp bé thoải mái, giúp bé căng cơ hoành và chặn cơn nấc cụt.
  • Nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn một ít đường trên lưỡi. Vị ngọt giúp các dây thần kinh xao nhãng và chấm dứt tình trạng co thắt.
  • Thay núm vú bình sữa đối với trẻ bú bình. Vì núm vú quá lớn không phù hợp với trẻ có thể khiến bé nuốt nhiều không khí hơn trong lúc bú.
  • Mẹ có thể chơi trò ú òa hoặc làm bé phân tâm bằng những món đồ chơi trước mặt trẻ.

Để trẻ sơ sinh không bị nấc, mẹ cần nhớ nguyên tắc là không để bé quá đói mới cho ăn, tránh cho bé ăn vội vã rất dễ nấc cụt đồng thời cũng tránh để trẻ bú quá no. Sau khi ăn, bế giữ đầu trẻ cao khoảng 10 phút.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng

Những điều không nên làm khi trẻ bị nấc

  • Làm con giật mình hoặc dọa con
  • Cho bé ăn bánh kẹo chua
  • Vỗ mạnh vào lưng bé
  • Ấn vào nhãn cầu mắt
  • Kéo lưỡi hoặc xương của trẻ

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không

Nấc cụt là hiện tượng bình thường, là phản xạ của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi khi ăn quá no, dạ dày căng hoặc do nuốt phải nhiều không khí khi ăn, thường gặp nhiều hơn ở các bé bú bình. Khi bú bình không đúng cách, bé có thể nuốt một lượng lớn không khí, khi đến một mức nhất định sẽ kích thích co thắt cơ hoành từ đó gây ra tình trạng nấc. Trẻ bú mẹ quá nhanh, trào ngược dạ dày, thời tiết thay đổi... cũng là những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc thường do nhiều nguyên nhân khác nhau chủ yếu do ăn nhanh hoặc quá no

Khi trẻ sơ sinh hay bị nấc nhiều và quá lâu, cha mẹ đã áp dụng hết các biện pháp như trên mà trẻ vẫn không hết nấc thì là triệu chứng nguy hiểm. Những trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cần đưa đến bác sĩ để được thăm khám và khắc phục sớm như sau:

  • Trẻ trào ngược dạ dày thực quản

Khi trẻ có những cơn nấc nhiều và liên tục, ợ hơi ra chất lỏng thì rất có thể là triệu chứng bé bị trào ngược dạ dày thực quản kèm theo cáu kỉnh, hay cong lưng và khóc vài phút sau khi ăn. Nếu trẻ có những biểu hiện như vậy cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

  • Trẻ nấc cụt trong khi ngủ hoặc bú

Trẻ sơ sinh có thể nấc cụt một lát nhưng nếu trẻ nấc nhiều ngay cả khi bú, ngủ hoặc chơi thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khá,. Nấc nhiều mãn tính cản trở những hoạt động bình thường hàng ngày của trẻ sẽ khiến trẻ rất khó chịu.

  • Cơn nấc cụt kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày

Dù là trẻ sơ sinh hay bé lớn hơn đều có thể bị nấc cụt trong vài giờ hay vài phút. Nếu biểu hiện của trẻ vẫn bình thường thoải mái thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ biểu hiện những dấu hiệu bất thường như khó thở, thở khỏ khè thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cha mẹ nên quan sát kỹ càng để có thể cho trẻ đi khám ngay kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không ông bà ta luôn có rất nhiều mẹo nhỏ chăm sóc con nhỏ việc cho bé bú lúc nấc để làm làm giảm cơn nấc của bé được rất nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, khi bé bị nấc mẹ có thể cho bé bú sữa ngay thành từng ngụm nhỏ, tránh ăn quá nhiều. Cách này giúp cơ hoành của trẻ giành lại quyền kiểm soát để cơn nấc cụt nhanh chóng chấm dứt. Nếu trẻ nấc cụt do tư thế bú sai khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí thì mẹ có thể thay đổi tư thế cho con bú để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao

Cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước khi trẻ bị nấc

Hi vọng rằng qua những chia sẻ trên đây của Mái Ấm Nhỏ, các bậc phụ huynh đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao cũng như biết được thời điểm thích hợp cần đưa trẻ đến bác sĩ. Cơn nấc cụt không có nguy hiểm gì tới sức khỏe bé nếu diễn ra bình thường, còn khi bé nấc liên tục và có các triệu chứng khác thì cha mẹ cũng cần hết sức lưu tâm.

>>> Xem thêm:

1 lượt
Vote :