Thời kỳ sau sinh sinh rất nhiều chị em vì quá bận bịu với việc chăm con mà không có thời gian quan tâm tới bản thân dẫn đến tình trạng lúc nào cơ thể cũng có mùi hôi khó chịu. Cũng chính vì điều này mà không ít ông chồng cảm thấy ngại ngần mỗi khi muốn tới gần vợ. Vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp cải thiện tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé.
Cơ thể sản phụ sau khi sinh có nhiều thay đổi
Bước sang giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể sản phụ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều với sự hoạt động của tuyến mô hôi cùng với tuyến sữa. Đôi khi mùi mồ hôi hòa quyện cùng mùi tanh nồng của sữa cũng khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Mẹ bỉm sữa cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi cơ thể sẽ dễ gây mùi, khiến chị em khó chịu, bết dính. Với những người mới sinh xong thì lượng sản dịch ra gấp 10 lần so với máu kinh hàng tháng. Dân gian thường gọi hiện tượng này là “mùi bà đẻ”.
Cơ thể sản phụ sau khi sinh có rất nhiều sự thay đổi
Nguyên nhân sau sinh có mùi hôi
Nguyên nhân gây ra mùi hôi ở âm đạo
Ra sản dịch sau sinh là tình trạng rất phổ biến của các chị em phụ nữ sau thời kỳ sinh sản. Tuy nhiên bạn cần phải hết sức chú ý bởi nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự tự tin. Sản dịch sau sinh là dịch tiết ra từ âm đạo sau khi đẻ có màu đỏ giống như máu nhưng nhạt dần và chuyển sang màu trắng vào khi bước sang tuần thứ 6. Cùng với đó là mùi cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, việc này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Mùi hôi thường đi kèm với ngứa ngáy, khó chịu ở âm đạo, đó cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhiễm khuẩn âm đạo, nấm men hoặc nặng hơn là bị viêm vùng chậu sau khi sinh. Kèm theo đó là hiện tượng căng tức bụng, sốt theo từng cơn có khi lên tới 39 - 40 độ thì đó là tình trạng bế sản dịch. Tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm tử cung, nhiễm trùng máu ảnh hưởng tới tính mạng của sản phụ.
Ra sản dịch sau sinh là tình trạng rất phổ biến của các chị em phụ nữ sau thời kỳ sinh sản
Sản dịch bình thường tương tự như mùi của kinh nguyệt mỗi lần đến tháng, tuy nhiên sau khoảng 4 - 10 ngày thì dịch lỏng hơn và chuyển sang màu nhạt hơn, mùi cũng nhẹ hơn. Nếu thấy mùi hôi bất thường thì bạn nên sắp xếp thời gian và tới bệnh viện khám ngay bới mẹ bỉm sữa rất có thể đang gặp vấn đề gì đó liên quan đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra mùi hôi ở nách
Cũng có khá nhiều chị em mắc phải tình trạng hôi nách mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc thay đổi đột ngột nội tiết tố, hooc môn tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Thêm vào đó, các bà mẹ bỉm sữa sau sinh không có nhiều thời gian chăm sóc bản thân sẽ khiến vi khuẩn gây mùi khó chịu phân hủy acid béo cùng với amoniac tạo ra mùi khó chịu. Các acid béo dưới vùng nách kết hợp với mùi hôi sẽ tạo ra chất có màu vàng nâu hoặc trắng xám thường dính trên nách áo vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến nhiều người mất tự tin. Tình trạng hôi nách sẽ còn kéo dài rất lâu sau đó nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời.
Hôi nách cũng là mùi cơ thể mà các mẹ dễ mắc phải sau khi sinh
Ngoài những nguyên nhân gây ra mùi khó chịu tại âm đạo và nách ở trên, mùi hôi còn bắt nguồn từ việc:
- Sản phụ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc steroid
- Dùng thuốc tránh thai
- Bị ung thư cổ tử cung
- Nhiễm ký sinh trùng Trichomoniasis
- Bị bệnh lậu, bệnh tiểu đường
- Vệ sinh không sạch sẽ
- Teo âm đạo (chỉ xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh).
Dù nguyên nhân như thế nào thì bạn cũng nên quan tâm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Phương pháp xử lý mùi hôi sau sinh
Đối với mùi hôi âm đạo
Khi thấy tình trạng mùi hôi xuất hiện ở âm đạo với màu bất thường thì việc đầu tiên mẹ cần làm là tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và xây dựng phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt vào âm đạo tùy theo tình trạng của người bệnh. Với những sản phụ bị viêm nhiễm kèm theo tình trạng dịch có mùi hôi thì sẽ được chỉ định sử dụng sản phẩm kích thích co bóp tử cung để đẩy dịch ra ngoài, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ, cách 3 - 4 tiếng lại thay băng một lần hoặc vệ sinh vùng kín bằng nước lá theo phương pháp dân gian.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ
Sản phụ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng kín, không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, không rửa quá mạnh âm đạo, sử dụng nước ấm để vệ sinh.
Đối với tình trạng mùi hôi nách
Hôi nách có thể cải thiện bằng rất nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng lăn khử mùi hoặc áp dụng thêm các phương pháp khử mùi dân gian. Sử dụng thuốc Tây hoặc lăn khử mùi có thể gây ra mùi hương không tốt cho sức khỏe của em bé, nên việc này không được nhiều bà mẹ sử dụng. Trong khi đó, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên vừa dễ tìm nhưng cũng rất đơn giản sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng mùi hôi khó chịu vùng dưới cánh tay lâu dài. Các nguyên liệu được dùng để trị mùi hôi nách dễ kiếm như nước cốt chanh, nước củ cải trắng, lá trầu không, phèn chua… kết hợp với việc ăn uống và chế độ sinh hoạt sạch sẽ. Nên tránh các loại thực phẩm gây ra mùi như thịt bò, tỏi, hành, ớt,... và tích cực sử dụng thêm nhiều loại rau xanh, trái cây tươi… vừa hỗ trợ thải độc lại rất tốt cho hệ bài tiết.
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trong việc điều trị hôi nách
Mẹ bỉm sữa cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ, lau khô cơ thể và mặc đồ thoáng mát, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực.
Lưu ý các vấn đề sau khi sinh để không gây mùi hôi cơ thể
Sức khỏe của chị em phụ nữ sau khi sinh nở rất yếu, tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm đến vệ sinh hàng ngày để phòng chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một vài lưu ý sau sinh chị em nên quan tâm.
- Sau khi sinh, sản phụ thường nằm nhiều dẫn đến tính trạng tử cung không co được, sản dịch không chảy ra ngoài được. Hãy đi lại nhẹ nhàng sau khi sinh, kể cả là sinh mổ
- Nên thay đổi tư thế thành nằm ấp trong vòng 30 phút để tử cung gập trước, thoát sản dịch dễ dàng hơn
- Không nằm gác chéo chân lên nhau bởi nó sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài
- Không quan hệ tình dục quá sớm
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vùng nách và âm đạo
- Tránh ăn các món ăn gây mùi
- Sản phụ sau sinh nên thay băng vệ sinh thường xuyên (do sản dịch tiết ra nhiều), thay quần lót hàng ngày hoặc mỗi khi đi vệ sinh
- Thay quần áo hàng ngày, sử dụng đồ vải mềm, cotton dễ thấm mồ hôi và thoải mái khi đi lại
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm
- Phụ nữ sinh mổ cần được vệ sinh và thay băng mổ thường xuyên
- Đồ của sản phụ cần được giặt sạch sẽ và phơi dưới ánh nắng mặt trời, không sử dụng quần áo còn ẩm ướt.
Sản phụ sau sinh cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe
Với những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về tình trạng mùi hôi cơ thể sau sinh. Hãy chú ý và giữ gìn vệ sinh an toàn cho cơ thể sau khi sinh để có sức khỏe tốt nhất nhé.
Bình luận
Bài viết liên quan