Mẹo giảm chảy nước dãi ở trẻ mà mẹ nào cũng cần biết

Mẹo giảm chảy nước dãi ở trẻ mà mẹ nào cũng cần biết

Cách chữa trẻ bị chảy nước dãi các mẹ đã biết chư Chảy nước dãi ở trẻ là vấn đề xảy ra rất phổ biến. Đây là hiện tượng bình thường hay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay.


Hiện tượng chảy dãi ở trẻ trong giai đoạn đến 24 tháng tuổi

Mẹo trị chảy nước dãi các mẹ đã biết chưa? Chảy nước dãi ở trẻ là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhất là đối với những trẻ sơ sinh trong khoảng 3 tháng tuổi. Nhiều bé chảy nước dãi nhiều khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng này và cách chữa chảy nước dãi ở trẻ em nhiều qua bài viết dưới đây.

Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Khi trẻ ở độ tuổi dưới 3 tháng thường rất hiếm khi chảy dãi vì thời điểm này bé luôn được đặt ở tư thế nằm ngửa. Chỉ có một số ít trường hợp trẻ bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Mẹo trị chảy nước dãi như nào đúng cách? 

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Đây là thời điểm mà việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn. Với một số bé bắt đầu mọc răng, bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng thì sẽ chảy dãi nhiều hơn.

Giai đoạn 9 tháng tuổi

Thời điểm được 9 tháng tuổi là bé đã bắt đầu trườn và bò được nên sẽ chảy nhiều dãi vì quá trình mọc răng vẫn đang diễn ra.

Giai đoạn 15 tháng tuổi

Hầu hết các bé trong khoảng 15 tháng tuổi đã có thể đi và chạy, nhưng thường trẻ sẽ không chảy dãi khi đang đi hoặc chạy. Khi bé hứng thú với hoạt động hoặc một đồ vật nào đó và tập trung cao độ vào đó thì sẽ chảy nước dãi nhiều.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Trẻ 15 tháng tuổi thường chảy dãi khi quá hứng thú với một vật nào đó

Giai đoạn 18 tháng tuổi

Trẻ thường không tiết nhiều nước bọt trong sinh hoạt bình thường hoặc khi vận động nhưng vẫn sẽ chảy nước dãi khi đang ăn hoặc mặc quần áo.

Giai đoạn 24 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà hiện tượng chảy nước dãi giảm dần và biến mất ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân tăng tiết nước bọt ở trẻ

Mọc răng

Đa phần trẻ nhỏ không mọc răng trong giai đoạn 6-8 tháng tuổi, tuu nhiên nhiều trẻ mọc răng khá sớm sẽ bắt đầu chảy nước dãi ngay từ khoảng 3 tháng tuổi. Răng nhú lên dần dần khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cơ thể tiết nhiều nước dãi hơn. Có thể biết trẻ có đang mọc răng hay không bằng cách quan sát như bé cho tất cả những gì đang cầm vào miệng nhai, bồn chồn khó chịu, có thể sốt nhẹ, thiếu ngủ...

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Mọc răng khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn

Tư thế mở miệng

Nếu như trẻ có thói quen mở miệng trong thời gian dài thì sẽ dễ kích thích tăng tiết nước bọt. Nguyên nhân có thể do trẻ bị ngạt mũi, hoặc do cấu tạo khuôn miệng, quai hàm khác biệt bẩm sinh nên khi ngủ trẻ không khép môi lại được hoàn toàn, dễ chảy nhiều nước miếng.

Trẻ quá tập trung

Trẻ sơ sinh cho đến khoảng một tuổi không thể nuốt nước bọt kịp khi đang tập trung vào một việc gì đó, hay đồ vật mà bé cảm thấy thích thú ở trong tay hoặc trong tầm với, dẫn đến chảy nhiều nước bọt.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Quá tập trung khiến trẻ không nuốt nước bọt kịp và chảy nhiều dãi

Thức ăn

Có nhiều loại thực phẩm có tính axit tự nhiên có khả năng kích hoạt tăng tiết tuyến nước bọt như thịt, cá, trứng, tinh bột đã qua chế biến, dầu... Nếu bé ăn những loại thực phẩm này thì có thể chảy nhiều nước dãi hơn.

Tác dụng phụ của thuốc

Cơ mặt của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc làm thay đổi trương lực cơ của môi dẫn đến chảy dãi quá mức.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc có thể khiến trẻ chảy nhiều dãi

Vệ sinh răng miệng kém

Tiết nước bọt là phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể để làm sạch khoang miệng. Vệ sinh răng miệng kém có thể là nguyên nhân khiến cơ thể tiết nhiều nước bọt hơn để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hoặc các loại vi khuẩn trong vùng miệng.

Một số tình trạng bệnh lý

Một số bệnh lý ở trẻ có thể khiến bé tiết nhiều nước dãi hơn bình thường đó là bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương đầu...

Các bệnh hô hấp như viêm xoang mũi, viêm họng... gây nghẹt mũi khiến bé phải mở miệng thở nhiều hơn dễ dẫn đến tăng tiết nước bọt, nhất là khi ngủ.

Một số vấn đề tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy, đau dạ dày... cũng có thể khiến tuyến nước bọt của trẻ tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra viêm mũi dị ứng cũng có thể khiến trẻ chảy nhiều dãi kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt và rát cổ họng. Nếu như bạn thấy những dấu hiệu này thì hãy đưa bé đến bệnh viện để khám và chữa trị.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Một số tình trạng bệnh lý có thể khiến trẻ chảy nhiều dãi

Bé chảy nước dãi nhiều có nguy hiểm không?

Chảy nước dãi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, thường xảy ra liên tục cho đến khi bé được 18-24 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nhiều dãi nhưng hầu hết các nguyên nhân không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí hiện tượng chảy dãi còn tốt cho sức khỏe của bé. Bởi vậy nên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ chảy dãi sinh lý. Nếu sau 2 tuổi mà trẻ vẫn còn bị chảy nước dãi hoặc bé bị chảy dãi do bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu ngay và có hướng điều trị.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Chảy dãi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường phổ biến

Tăng tiết nước bọt ở trẻ sơ sinh hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của trẻ. Chảy dãi kết hợp với thổi bong bóng là dấu mốc bé bắt đầu mọc răng. Nếu trẻ chảy nước bọt khi ngửi sữa hoặc thức ăn thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy khứu giác của bé đang phát triển. Nước bọt chứa nhiều enzyme tiêu hóa tốt cho việc tiêu hóa thức ăn, giúp bé nuốt dễ dàng hơn. Đồng thời nước bọt cũng trung hòa axit dạ dày giúp phát triển và bảo vệ cho niêm mạc ruột.

Vậy nên bé chảy nước dãi nhiều chỉ nguy hiểm khi bé trên 2 tuổi, do bệnh lý và do vệ sinh kém. Nếu chảy dãi kèm các triệu chứng sốt cao trên 38 độ, đau bụng, bỏ bữa, ngủ không đúng cữ, chảy nước mắt... thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để can thiệp kịp thời.

Cách hạn chế việc chảy dãi ở trẻ

Nếu như bé chảy dãi quá nhiều không liên quan đến dấu hiệu bệnh lý thì mẹ hoàn toàn có thể giúp bé hạn chế bằng các biện pháp dưới đây:

  • Tư thế nằm nghiêng hay sấp đều dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều nên cha mẹ có thể đặt bé nằm ngừa khi ngủ. Không để bé mút tay hay các đồ vật khác trong khi đang ngủ
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách cho trẻ, tránh tình trạng khoang miệng tự động tiết nhiều nước bọt để tự làm sạch
  • Massage nướu răng nhẹ nhàng bằng ngón tay cho bé để giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng
  • Cho trẻ đeo yếm dãi và thường xuyên lau dùng khăn sạch lau miệng cho bé. Yếm được dùng nên được làm từ bông để tăng khả năng thấm hút
  • Cho bé dùng các loại gặm nướu khi trẻ mọc răng giúp trẻ bớt đau nướu và giảm tiết nước bọt. Sản phẩm gặm nướu cho bé cần an toàn, có xuất xứ rõ ràng, kích thước vừa phải, không có góc cách và phải vệ sinh.
  • Cho con đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và về phòng cách dấu hiệu bất thường khác nếu có.

mẹo chữa chảy dãi ở trẻ

Cho bé sử dụng gặm nướu để kích thích nướu răng và hạn chế chảy dãi

Bé chảy nước dãi nhiều có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, tuy nhiên việc chảy nhiều dãi là biểu hiện tự nhiên và thường không phải do bệnh nên bố mẹ cần quan sát kỹ càng để đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi thấy các biểu hiện bất thường.

Không có loại thuốc nào có thể làm giảm tăng tiết nước bọt ở trẻ nhỏ chảy dãi do sinh lý, bởi vậy nên cha mẹ chỉ cần cho trẻ đeo yếm dãi, thường xuyên thay yếm và lau miệng cho bé thường xuyên, vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ là những biện pháp tốt nhất. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho cha mẹ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 >>> Xem thêm: "Tất tần tật" các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

9 lượt
Vote :