Phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Phát ban ở trẻ do khá nhiều nguyên nhân khác nhau và hầu hết chúng đều không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc và kiêng cữ cho con đúng cách sẽ thành biến chứng nguy hiểm.


Phát ban một trong những căn bệnh trẻ em dễ gặp nhất do virus gây ra. Phát ban là căn bệnh truyền nhiễm lành tính, tuy nhiên nếu bố mẹ không kiêng cữ và chăm sóc cho con đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này. Vậy sốt phát ban ban lâu thì khỏi? Trẻ nhỏ phát ban đỏ 3 ngày thì phải làm thế nào? Hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Phát ban là gì?

Phát ban là căn bệnh truyền nhiễm lành tính dễ xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 - 36 tháng đầu tiên sau khi sinh. Các triệu chứng của phát ban thường kéo dài trong vòng 1 – 7 ngày và tự khỏi nếu bé được chăm sóc đúng cách. Khi bé xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa lan dần ra toàn bộ cơ thể. Lúc đầu các vết ban đỏ có thể chỉ nhỏ bằng đầu đũa rồi lan dần ra, có khi bằng một chiếc đĩa do các mẩn đỏ liên kết lại. Với cơ địa yếu ớt của trẻ khi xuất hiện phát ban phần lớn là do dị ứng từ thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn, kim loại từ đồ trang sức, nước hoa… Khi con có biểu hiện bị phát ban, bố mẹ cho con đến bệnh viện để khám và tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị cụ thể. 

Phát ban

Phát ban là căn bệnh truyền nhiễm lành tính dễ xảy ra ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu và triệu chứng phát ban ở trẻ nhỏ 

Phát ban có thể xuất hiện nhanh chóng và biến mất, nhiều khi kéo dài tới vài ngày khiến khá nhiều bố mẹ lo lắng. Phát ban bắt đầu khi những đốm đỏ xuất hiện sau tai sau đó lan dần ra mặt và xuống thân dưới, khi biến mất thì chúng tan dần từ vị trí đầu tiên khi mọc. Trẻ ngứa ngáy và gãi không làm lây lan, tuy nhiên chúng có dấu hiệu lan sang các vùng da khác do được phóng thích histamin. 

Khi con bị phát ban, da bắt đầu mẩn đỏ, sưng dưới da, phù mạch nhưng không phải bị mề đay. Sưng phù mạch quá mức dễ khiến quá trình hô hấp bị ảnh hưởng, nếu con khó thở thì bạn phải mang đến phòng cấp cứu ngay.

Phát ban 

Phát ban ở trẻ thường xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau

Biểu hiện của phát ban bao gồm:

Trước phát ban: Khi trẻ chuẩn bị phát ban, con thường rất khó chịu nên thường quấy khóc, dễ xuất hiện sốt. Tuy nhiên cũng có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sốt như sốt phát ban do sởi, rubella… Nếu do sở thì có biểu hiện là sốt cao kèm với mắt đỏ, chảy nước mũi, còn do rubella là sốt nhẹ hoặc không sốt. Giai đoạn này bố mẹ thường không dễ dàng nhận biết chính xác bệnh mà con đang mắc phải. 

Trong phát ban: Sau vài ngày sốt, trẻ hạ sốt và bắt đầu xuất hiện các vết mẩn đỏ. Trong quá trình phát ban sẽ kèm theo một vài biểu hiện khác như tiêu chảy, đi phân lỏng… Các vết ban bắt đầu mọc sẽ lan từ đầu xuống cổ, ngực, bụng, tay, chân. Thông thường hiện tượng này sẽ bắt đầu xuất hiện và tan dần trong 3 - 5 ngày.

Sau phát ban: Nếu bố mẹ biết cách chăm sóc và kiêng khem đầy đủ thì con sẽ không để lại vết thâm. Trường hợp con bị nhiễm khuẩn và bị phát ban thì sẽ để lại các vết sẹo nhưng khi lớn sẽ biến mất dần. Bố mẹ cần phải theo dõi sức khỏe và bất cả các biểu hiện bất thường trong cơ thể của con để có phương pháp điều trị đúng đắn tránh gây biến chứng thành viêm phổi, đi ngoài ra máu, viêm tai giữa hoặc nặng nhất là viêm não, bại liệt.

Trẻ phát ban đỏ sau khi sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị phát ban đỏ sau khi sốt là tình trạng rất phổ biến nhưng hầu hết không hề nguy hiểm, tuy nhiên có một vài trường hợp bé xuất hiện tình trạng phát ban và bố mẹ cần phải đưa đi bệnh viện vì khó thở, co giật… Tùy theo từng độ tuổi mà bố mẹ cần phải đưa con đi khám, cụ thể là:

  • Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi khi bị phát ban và sốt trên 37 độ
  • Trẻ từ 3 - 6 tháng thì phát ban kèm với sốt trên 38 độ
  • Trẻ trên 6 tháng phát ban kèm theo sốt trên 38,8 độ. Ở mức độ sốt cao như thế này, con rất dễ bị co giật, do đó bạn nên nhanh chóng đưa con đi bệnh viện khám nếu xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38 độ.

Phát ban

Phát ban thường không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Vì sao trẻ thường bị phát ban sau khi sốt?

Trẻ thường bị phát ban sau khi sốt thường có một trong các bệnh phổ biến như sốt phát ban, ban đỏ, chân tay miệng, ban đỏ nhiễm khuẩn.

Sốt phát ban 

Sốt phát ban là tình trạng phổ biến dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ khiến con sốt cao đột ngột lên tới 39 độ C và kéo dài từ 3 - 6 tháng. Các triệu chứng sốt phát ban là:

  • Trẻ chán ăn, bỏ bú hoặc bỏ ăn 
  • Mắt sưng đỏ, viêm kết mạc
  • Ho, quấy khóc liên tục, sổ mũi hoặc xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh khác 
  • Sưng hạch
  • Tiêu chảy 
  • Buồn ngủ 

Phát ban

Sốt phát ban ở trẻ

Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 1 ngày tới 2 ngày là hết và hầu như không gây ra bất cứ biến chứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ban đỏ 

Ban đỏ cũng có hiện tượng phát ban mà bố mẹ dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Ban đỏ là tình trạng nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A có thể gây ra tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn, chóc lở hoặc các bệnh viêm da khác. Triệu chứng của ban đỏ bao gồm:

  • Trẻ bị sốt từ 37 độ trở lên
  • Phát ban đỏ, nổi mẩn tại cổ, nách, bẹn và lan dần ra khắp cơ thể 
  • Viêm họng, đau họng
  • Có lớp mủ màu trắng hoặc sưng đỏ trong lưỡi
  • Đỏ tại các vùng gấp dưới cánh tay, khuỷu tay
  • Đau đầu, buồn nôn, nhức mỏi cơ thể

Ban đỏ cần được khám và điều trị nhanh chóng bởi chúng rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và thận.

Chân tay miệng 

Chân tay miệng thường xuất hiện khá nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi. Trẻ cũng xuất hiện các vết ban đỏ kèm theo đau họng, sốt, chán ăn. Chỉ sau 2 - 3 ngày thì tình trạng này giảm nhưng các vết loét tại vùng xung quanh miệng, tay và chân bắt đầu bể ra và khô miệng dần. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ để lại sẹo. Một vài trường hợp chân tay miệng còn lan xuống tận mông và bộ phận sinh dục của trẻ. Khi bị chân tay miệng, gia đình cần đưa con đi khám và cho con uống nhiều nước, tránh tình trạng bị mất nước. 

Chân tay miệng

Chân tay miệng

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Trong khoảng thời gian chuyển giao giữa các mùa, ban đỏ nhiễm khuẩn dễ bùng phát và xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ban đỏ nhiễm khuẩn là tình trạng trẻ bị nhiễm siêu vi dẫn đến tình trạng đau đầu, sốt, sổ mũi kèm theo phát ban khi hết sốt, các cơn sốt thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ bị thiếu máu hoặc bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ khi bị ban đỏ nhiễm khuẩn rất nguy hiểm và kéo dài nên bạn hãy đưa con đi khám ngay từ ngày đầu tiên phát hiện ra tình trạng bệnh.

Cách trị ban đỏ ở trẻ em 

Khi con bị phát ban, bố mẹ có thể cho con sử dụng kháng sinh histamin để giảm bớt ngứa và giảm sốt. Nếu trẻ ngứa quá hoặc khó thở thì dùng thêm kem có thành phần cortisone và epinephrine để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng sử dụng thêm một số biện pháp khác giúp con dễ chịu hơn như:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Con nên tắm nước ấm và tắm nhanh, tránh để vi khuẩn phát triển nhanh trong cơ thể. Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt hơn để giảm cảm giác khó chịu, bí bách.
  • Hạ sốt: Dùng khăn ấm lau sạch vùng nách, cổ và chườm lên trán khi con bị sốt cao trên 38 độ.
  • Uống nhiều nước: Phát ban rất dễ bị mất nước, do vậy bạn nên cho con uống nhiều nước để tránh mất nước, thanh lọc cơ thể và hạ sốt dễ hơn. Con có thể uống cùng với nước trái cây để cung cấp dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bổ sung thêm khoáng chất từ rau xanh và hoa quả tươi: Các loại hoa quả, rau xanh nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, giảm sốt, ho.
  • Nghỉ ngơi: Khi con bị phát ban, bạn nên tránh không cho con ra gió, nghỉ ngơi trong nhà nhiều hơn và không chơi đùa, nô nghịch giảm tình trạng lây lan.

Chân tay miệng 

Bố mẹ nên hết sức quan tâm đến sức khỏe và biểu hiện khi con bị phát ban

Hi vọng với những thông tin mà chúng mình nêu ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn về phát ban cũng như phương pháp điều trị đúng đắn khi con nhà mình bị phát ban. Nếu thấy tình trạng bệnh ngày một nặng và xuất hiện co giật, buồn nôn, xuất huyết trên da, sốt cao… thì bạn nên đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị trong thời gian sớm nhất.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao?

1 lượt
Vote :