Trẻ sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt là tình trạng rất phổ biến thường xuất hiện ở nhiều trẻ ngay từ những ngày đầu tiên chào đời và khoảng thời gian chuyển mùa.


 Ngay từ khoảng thời gian đầu tiên mới chào đời, hệ thống miễn dịch và cơ thể của bé còn rất yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong đó có đau mắt - một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi con nhà mình bị đau mắt, bố mẹ phải làm thế nào cho con nhanh khỏi mà không bị tái phát lại. Hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị đau mắt?

Đau mắt là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus do quá trình vệ sinh hàng ngày hoặc lây qua người khác. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến mắt của bé sau này. Đau mắt có nhiều loại như đau mắt đỏ, đau mắt hột, lên lẹo, viêm nhiễm mắt, tắc tuyến lệ…

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị đau mắt?

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị đau mắt?

Khi mới sinh bé chỉ có thể nhìn được khoảng cách 25 cm và hầu như không phân biệt được màu sắc. Đây cũng là thời điểm mắt có thể dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Các dấu hiệu phát hiện bé bị bệnh về mắt như:

  • Nhiễm trùng mắt: Mí mắt đỏ, đóng ghèn, dễ phát hiện nhất vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi con ngủ dậy
  • Rối loạn vận động các cơ mắt dễ dẫn đến lác, hai mắt không hoạt động cùng lúc, không phối hợp đồng đều
  • Ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể: Con ngươi trắng hoặc có một lớp màng mỏng
  • Tắc tuyến lệ có biểu hiện chảy nước mắt nhiều
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt, nhạy cảm với ánh sáng mạnh
  • Khóe mắt có ghèn mắt, hay ra gỉ 
  • Hay quấy khóc, khó chịu, thị lực kém phát triển và khó nhìn 

Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt bạn nên biết 

Đối với mỗi loại đau mắt bố mẹ cần phải có cách điều trị phù hợp để giảm thiểu khả năng tái phát trong tương lai. Với những em bé bị đau mắt nhẹ thì nên vệ sinh và chăm sóc ngay tại nhà, nếu nặng hơn thì nên đưa tới bệnh viện để được điều trị tránh không xảy ra biến chứng không may.

Trẻ bị ghèn mắt 

Tình trạng trẻ bị ghèn mắt đang ngày càng phổ biến sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Nguyên nhân chính là do bố mẹ không biết cách vệ sinh cho con hoặc mắt bị nhiễm trùng. Khi con nhà mình gặp tình trạng này, bố mẹ chỉ cần sử dụng bông gòn mềm thêm nước muối sinh lý 0,9% rồi lau mắt cho con. Lưu ý không được lau quá sâu hoặc quá mạnh sẽ làm tổn thương mắt của con. Mỗi ngày vệ sinh từ 2 - 3 lần, đặc biệt là sau thời gian bé ngủ dậy hoặc bé rỉ đùn ra. 

Trẻ bị ghèn mắt

Trẻ bị ghèn mắt

Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ)

Đau mắt đỏ là tên gọi khác của viêm kết mạc cũng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc phù hợp sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc sợi, đốm,.. thậm chí là mù lòa. Thời gian dễ bị đau mắt đỏ là chuyển giao mùa và lây lan qua đường không khí không phân biệt độ tuổi và giới tính. Nếu điều trị tốt, đau mắt đỏ có thể khỏi trong vòng 7 - 14 ngày và lây lan từ một mắt này sang mắt kia thì mới khỏi. Bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ vệ sinh hàng ngày cho con bao gồm:

  • Mỗi ngày rửa sạch mặt cho con ít nhất 3 lần, sử dụng loại khăn mềm, sạch và không dùng chung với người khác 
  • Vệ sinh tay sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc tay tới vùng mắt bị đau. Trước khi nhỏ mắt hoặc đắp thuốc, bạn rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn 
  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt từ 2 - 3 lần mỗi ngày
  • Dùng thêm khăn ấm đắp lên mắt để làm giảm cảm giác ngứa ngáy tại vùng mắt bị đau
  • Không nên tiếp xúc với những em bé khác vì sẽ rất dễ bị lây 
  • Tích cực ăn các loại trái cây, chất dinh dưỡng, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ)

Tắc tuyến lệ 

Tắc tuyến lệ là tình trạng tuyến lệ bị chặn tắc không thể chảy nước mắt hoặc chảy ra nhiều. Hiện tượng này hay xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi và rất khó để phát hiện bởi dấu hiệu không rõ ràng. Cũng như những phương pháp vệ sinh cho trẻ bị đau mắt ở trên, bố mẹ sử dụng nước ấm lau sạch ghèn trên mắt trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý. Nếu từ 2 - 3 ngày tình trạng này không khỏi thì nên đưa con đi bệnh viện để được khám và xây dựng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ

Viêm nhiễm mi mắt 

Khi trẻ xuất hiện tình trạng mắt đỏ, chảy nước mắt thường xuyên, có cảm giác sạn trong mắt, bong da quanh mắt là biểu hiện của viêm nhiễm mi mắt. Nguyên nhân là trẻ bị nhiễm nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bố mẹ tích cực vệ sinh, lau hết ghèn hoặc gỉ trên mắt cho con ít nhất 3 lần mỗi ngày. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dùng nhỏ lên bên mắt bị viêm nhiễm. Hạn chế cho con đụng vào bên mắt hoặc dụi mắt làm xước giác mạc. Trong khoảng 1 tuần thì tình trạng này sẽ khỏi, nếu không hãy đưa con đi khám ngay.

Viêm nhiễm mi mắt

Viêm nhiễm mi mắt

Viêm giác mạc 

Bạn nên phân biệt rõ ràng viêm kết mạc và viêm giác mạc bởi đây là hai căn bệnh khác nhau. Viêm giác mạc là tình trạng mắt xuất hiện ghèn vàng, mi mắt dính lại, sưng đỏ, tiết nhiều nước mắt thường xuyên xuất hiện sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày đầu tiên. Các vi khuẩn gây ra bệnh này có thể là 1 trong 3 loại dễ lây qua đường sinh dục khi mẹ sinh con gồm Neisseria Gonorhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia Trachomatis (trùng roi) và Staphylococcus Aureus. Những trẻ bị viêm giác mạc thường tự khỏi, tuy nhiên bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ mắt cho con và hạn chế dịch tiết ra ngoài. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách vệ sinh mắt đúng cách. 

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc

Lẹo mắt 

Lẹo mắt là một loại mụn nhỏ mọc trên bờ mi của mắt hoặc dưới chân lông mi có nốt nhỏ nhỏ như mụn nước. Tình trạng này cũng sẽ tự khỏi nhưng bạn cũng cần phải có phương pháp phù hợp nhằm giảm cảm giác khó chịu và giảm đau cho con. Hãy ngâm một miếng gạc sạch trong nước ấm rồi đắp vào vùng mắt có lẹo của con trong khoảng 10 - 15 phút. Lưu ý không nên quá nóng sẽ làm bỏng mắt của con nhé. Hơi ấm của nước sẽ giúp vỡ mủ nhanh và mau khô hơn. Mỗi ngày thực hiện đều đặn khoảng 4 lần cho đến khi con khỏi hẳn.

Lẹo mắt

Lẹo mắt

Bố mẹ tuyệt đối không được làm những điều dưới đây khi con bị đau mắt

Không xông hơi mắt bằng lá 

Đối với người lớn khi bị đau mắt sẽ áp dụng thêm các phương pháp dân gian như xông lá để nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên bạn không được phép áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ. Chúng có thể khiến tình trạng bị đau mắt thêm trầm trọng hơn. 

Không xông hơi mắt bằng lá

Không xông hơi mắt bằng lá

Nhỏ mắt bằng sữa hoặc dung dịch tự pha chế 

Có rất nhiều trường hợp mẹ tự ý nhỏ sữa vào mắt dẫn đến con bị mù lòa. Mắt của trẻ rất nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng, chỉ cần sử dụng các dung dịch khác không phù hợp với mắt sẽ dễ dẫn đến tình trạng phản ứng.

Tự ý nhỏ kháng sinh hoặc corticoid 

Bạn chỉ được phép sử dụng kháng sinh hoặc corticoid vào mắt của con khi có chỉ định của bác sĩ bởi đây đều là những loại thuốc có tính sát khuẩn cao, dễ phản ứng với mắt trẻ nhỏ.

Tự ý nhỏ kháng sinh hoặc corticoid

Tự ý nhỏ kháng sinh hoặc corticoid

Đau mắt ở trẻ không phải là bệnh khó chữa, tuy nhiên bố mẹ cũng nên hết sức quan tâm để giữ gìn đôi mắt của con sáng khỏe nhất. Hãy thường xuyên theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng mình trên Mái ấm nhỏ để chăm sóc sức khỏe cho con và các thành viên trong gia đình nhỏ của mình nhé.

>>> Xem thêm: Phấn rôm cho em bé có tác dụng gì 

1 lượt
Vote :