Phát hiện và khắc phục rối nhiễu tâm lý ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Phát hiện và khắc phục rối nhiễu tâm lý ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối nhiễu tâm lý ở trẻ em, trạng thái biểu hiện sự lệch lạc về sức khỏe tâm lý mà cha mẹ cần phát hiện sớm để có cách khắc phục kịp thời.


Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng, hiện nay có rất nhiều trẻ em rối nhiễu tâm lý do gặp khó khăn về mặt văn hóa, do thiếu thốn sự quan tâm, tình cảm từ gia đình. Gia đình là tổ ấm và là sợi dây liên kết giữa các thế hệ, tác động trực tiếp đến đứa trẻ.

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh vì mải mê kiếm tiền mà không có nhiều thời gian dành cho con cái. Trẻ được giao phó cho ông bà, người giúp việc, thiếu vắng tình cảm, hơi ấm từ bố mẹ thì dù cuộc sống vật chất có đầy đủ cũng không thể bù đắp lại được. 

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ là gì?

Rối nhiễu tâm lý được hiểu là những rối loạn, bất ổn kéo dài về mặt tâm lý, gây ra những khó khăn của hoạt động thần kinh và hoạt động thể chất hàng ngày. Rối nhiễu tâm lý do sang chấn bên ngoài gây ra có thể khắc phục được. Nếu không can thiệp kịp thời, các triệu chứng rối nhiệu sẽ rõ ràng và thường xuyên hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ bất chấp mọi cố gắng.

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ ngày càng phổ biến

Yếu tố gây rối nhiễu tâm lý

Trẻ em rất non yếu về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy nên khi gặp phải những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất sẽ gây ra tình trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ. Yếu tố gây rối nhiễu tâm lý ở trẻ là:

Bản thân

Do di truyền, sinh non, thể chất yếu, bệnh mãn tính, thiếu hụt nhiễm sắc thể, hạn chế khả năng trí tuệ... là những nguyên nhân gây rối nhiễu tâm lý.

Gia đình

Gặp phải sang chấn tâm lý như: Quan hệ giữa bố mẹ không ổn định, gia đình không hạnh phúc, bố mẹ có thêm em bé, bố mẹ ly dị, mất người thân, phải xa cách mẹ quá sớm trong thời gian dài...

Môi trường

Môi trường sống không ổn định, thiếu thốn về kinh tế, gia cảnh nghèo khó, chỗ ở không ổn định...

Gia đình không hạnh phúc

Gia đình không hạnh phúc là một trong những nguyên nhân gây ra rối nhiễu tâm lý ở trẻ

Các yếu tố này có thể không xảy ra đơn lẻ mà đan xen nhau, có nhiều trẻ gặp phải cả 3 yếu tố sẽ dễ bị rối nhiễu tâm lý hơn. Tuy nhiên không phải tất cả những trẻ em sinh ra và lớn lên gặp những yếu tố này đều sẽ bị rối nhiễu tâm lý. Không thể tiên lượng một cách chủ quan, tùy tiện về những nguyên nhân gây bất thường tâm lý với trẻ nhỏ. Vì khả năng đối mặt với hoàn cảnh, sức chịu đựng và vị trí của trẻ trong mỗi gia đình... là khác nhau.

Các loại các rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em

Tùy từng loại mà trẻ sẽ có những triệu chứng rối nhiễu tâm lý khác nhau, có thể được kể đến như sau:

Nhóm rối nhiễu nhân cách

Hội chứng tự kỷ

  • Trẻ thiếu sót những kỹ năng khi tương tác xã hội, ngại tiếp xúc với người khác, thu mình, không la hét khóc lóc cũng không đòi hỏi, chơi một mình.
  • Trẻ có cản trở về ngôn ngữ giao tiếp, không chịu nói hoặc chỉ nói được vài từ rời rạc, không liền mạch dù đã đến tuổi biết nói. Hoặc trước đó trẻ đã biết nói nhưng đột nhiên không nói nữa.
  • Trẻ nói quá nhiều nhưng không tự nói mà chỉ nhắc lại lời của người khác.
  • Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại do rối loạn hành vi.

Tình trạng tự kỷ

Tình trạng tự kỷ đáng báo động ở trẻ em

Lo âu, trầm cảm

  • Có biểu hiện sợ rất nhiều thứ: Sợ đám đông, sợ trường học, sợ bóng tối, sợ nước, sợ độ cao, sợ đi xe máy hay ô tô...
  • Nhút nhát, không tự tin trong các hoạt động, ngại giao tiếp
  • Không chịu vận động, không ganh đua, luôn nhường nhịn hay mặc kệ bạn bè
  • Suy nhược, uể oải kéo dài, biểu hiện lười biếng, suy giảm ý chí, thường xuyên giật mình, cáu kỉnh
  • Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vân vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt, mưu toan tự sát
  • Kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại, hoang phí.

Nhóm rối nhiễu hành vi

  • Quá mức hiếu động, nghịch ngợm, hay la hét chạy nhảy...
  • Chống đối, không vâng lời, hay nói tục
  • Hành vi hung hãn, hay đánh bạn, không hòa nhập được trong môi trường học đường
  • Ăn cắp tiền và đồ vật, hay nói dối, bỏ nhà, đánh bạc, trốn học, liên tục vi phạm nội quy trường lớp...

tăng động giảm chú ý

Rối nhiễu tâm lý tăng động giảm chú ý

Nhóm rỗi nhiễu tâm thể

Rối nhiễu giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng, ngủ nhiều, lạm dụng các loại thuốc ngủ...

Rối nhiễu bài tiết: Đái dầm, ị đùn...

Rối nhiễu tiêu hóa: Chán ăn, biếng ăn hoặc ăn nhiều quá mức... kèm theo sút cân hoặc béo phì

Hành vi định hình lặp lại như nháy mắt, lắc đầu, giật ngón tay, mũi khụt khịt...

Nhóm rối nhiễu học tập

  • Vụng đọc, vụng viết
  • Giảm chú ý, kém khả năng tập trung
  • Không có hứng thú với học tập, không chấp hành nội quy
  • Học lực giảm sút, học kém.

trẻ không có hứng thú với học tập

Rối nhiễu tâm lý khiến trẻ không có hứng thú với học tập

Nhóm rối nhiễu ngôn ngữ

  • Nói lắp, nói ngọng
  • Nói không rõ lời, lời nói biểu đạt khó khăn, nói thầm, nói quá nhỏ
  • Chậm nói so với lứa tuổi
  • Hay nói chuyện đảo chủ ngữ.

Cách điều trị rối nhiễu tâm lý phổ biến ở trẻ em

Đối với trẻ tự kỷ

Điều trị tự kỷ cho trẻ em là quá trình lâu dài cần có sự tham gia của tất cả những người có liên quan đến trẻ bao gồm người thân, giáo viên và các chuyên gia. Trẻ cần được uốn nắn trong mọi lĩnh vực từ tự chăm sóc bản thân, kiến thức giáo dục và các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Giáo dục nhằm xây dựng hành vi có lợi về mặt xã hội và hạn chế những hành vi bất lợi của trẻ, chia thành các bước nhỏ để dạy với các kỹ thuật riêng tùy từng tình trạng.

Sử dụng ngôn ngữ trị liệu để trẻ tự kỷ giao tiếp một cách bình thường. Tùy theo mức độ phát triển trí tuệ, khả năng của trẻ, sự tham gia của cha mẹ, thời điểm bắt đầu... mà kết quả huấn luyện giao tiếp có đạt kết quả trị liệu hay không.

cha mẹ dành thời gian với con

Cha mẹ cần dành thời gian nhiều hơn với trẻ

Đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý cần được giảm thiểu hành vi gây rối, nâng cao sự tập trung. Trẻ cần được sắp xếp chỗ ngồi tốt trong lớp làm giảm xao nhãng, phát triển khả năng của bản thân. Nếu như tư duy trẻ bình thường mà thành tích vẫn kém thì có thể cho trẻ học thêm giờ cá nhân. Thường xuyên trao đổi với thầy cô để nắm được tiến bộ của trẻ.

Cha mẹ cải thiện sự vâng lời của bé bằng cách tích cực tương tác một cách thân thiện, đồng thời để cho trẻ chơi độc lập, xử lý hành vi tăng động của trẻ nơi công cộng bằng biện pháp khéo léo.

Đối với trẻ rối loạn lo âu

Cha mẹ và giá viên ở trường có thể áp dụng nhiều biện pháp hướng dẫn cho trẻ rối loạn lo âu bằng cách áp dụng thư giãn kết hợp thả lỏng cơ với tập thở. Ngoài ra cũng cần điều chỉnh về hành vi, nhận thức để tránh xa nỗi sợ.

Giúp trẻ thư giãn

Giúp trẻ thư giãn để giảm bớt sợ hãi

Đối với trẻ trầm cảm

Trẻ trầm cảm phụ thuộc vào mức độ vừa hay nặng mà có liệu pháp điều trị thích hợp. Suy nghĩ tiêu cực làm tăng các triệu chứng trầm cảm nên cha mẹ có thể giúp ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi của trẻ một cách tích cực.

Trẻ cảm nhận được sự tốt bụng của người xung quanh sẽ cảm thấy bớt các triệu chứng trầm cảm. được bao bọc bởi một môi trường an toàn, hợp lý. Nếu như tâm bệnh đã phát triển thì có thể ngăn cản không để bệnh nặng thêm bằng các phương pháp điều trị khoa học kết hợp giữa gia đình và chuyên gia tâm lý.

Phòng ngừa rối nhiễu tâm lý ở trẻ em

Gia đình có vai trò mang tính quyết định tới sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em. Để phòng ngừa rối nhiễu tâm lý, cha mẹ cần thực hiện theo những phương pháp sau:

  • Nâng cao hiểu biết về âm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non bằng cách tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, đài truyền hình và các trang web uy tín.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp ngay từ khi mang thai để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Mẹ kiêng cữ hợp lý, tránh các chất ảnh hưởng đến thai nhi và tránh sử dụng thuốc tùy tiện
  • Luôn có tâm trạng vui vẻ, tích cực, tránh lo âu, buồn khổ, căng thẳng trong quá trình mang thai
  • Sẵn sàng đón nhận trẻ ngay cả khi tình trạng của trẻ không như mong đợi

để con cảm nhận được tình yêu thương

Người mẹ cần luôn luôn ở bên, che chở để con cảm nhận được tình yêu thương

  • Tạo điều kiện thuận lợi về mặt môi trường sống và vật chất cho trẻ
  • Cha mẹ luôn cố gắng quan tâm tới con kể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
  • Thiết hợp mối quan hệ tình cảm gia đình khăng khít giữa cha - mẹ - con cái. Mối quan hệ tam giác này đóng vai trò quan trọng đến tâm lý của trẻ.
  • Tránh các cuộc xung đột giữa cha mẹ đồng thời cha mẹ cũng tránh đánh mắng trẻ quá nhiều. Quan sát, lắng nghe nhu cầu của trẻ, có thời gian tâm sự, chia sẻ với con.
  • Khi thấy trẻ có các biểu hiện rối nhiễu tâm lý, cha mẹ cần bình tĩnh, kết hợp với các chuyên gia để có phương pháp trị liệu cho trẻ hiệu quả.

Trên đây Mái Ấm Nhỏ đã chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, các loại rối nhiễu tâm lý ở trẻ và cách phòng ngừa thích hợp. Hi vọng rằng với tình yêu thương của gia đình, đứa trẻ nào cũng có thể lớn lên khỏe mạnh cả về tâm lý và thể chất.

>>> Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối thường xuyên

1 lượt
Vote :