Rối loạn hành vi là hiện tượng không kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên lứa tuổi vị thành niên và trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh này nhất. Trẻ mắc rối loạn hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của trẻ nên cần được phát hiện và điều trị trong thời gian sớm nhất. Trong bài viết này hãy để Mái ấm nhỏ tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như giải pháp rối loạn hành vi nhé.
Rối loạn hành vi là gì?
Rối loạn hành vi là hiện tượng rối loạn một nhóm các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc, hành vi thường xảy ra ở độ tuổi thiếu niên và trẻ em. Đây cũng là độ tuổi đang trong quá trình phát triển hành vi và gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các nguyên tắc ứng xử trong môi trường sống. Rối loạn hành vi thể hiện trong môi trường đông người như gia đình, tại trường học hoặc tham gia các hoạt động vui chơi tập thể. Triệu chứng này cần phải được điều trị sớm, áp dụng các phương pháp tâm lý, trị liệu… kết hợp với cả gia đình và nhà trường để cải thiện tình trạng hiện tại.
Rối loạn hành vi là hiện tượng rối loạn một nhóm các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc, hành vi
Nguyên nhân và dấu hiệu của rối loạn hành vi
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ, tuy nhiên chủ yếu là do việc thiếu hiểu biết và cha mẹ không kèm cặp sát sao theo chuẩn mực, khuôn khổ. Ngoài ra, rối loạn hành vi còn do các yếu tố di truyền, bị tác động mạnh gây tổn thương não hoặc môi trường sống không tốt. Hiện nay, hiện tượng các bé bị rối loạn hành vi ngày càng nhiều mà nguyên nhân bắt nguồn từ gia đình không yên ấm. Việc này đã dẫn đến rất nhiều cái chết thương tâm.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi
Để phát hiện được tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ, bạn cần phải theo dõi con trẻ thường xuyên xem hành động và suy nghĩ của trẻ như thế nào. Các triệu chứng và biểu hiện của rối loạn hành vi bao gồm:
- Cư xử không có suy nghĩ, hung hãn với người hoặc các vật thể xung quanh
- Hành động ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn thân như uống rượu, hút thuốc, chích thuốc, đập đầu…
- Không tuân thủ theo bất cứ quy tắc ứng xử, làm việc của xã hội
- Hay xuất hiện các hành vi hay lời nói tiêu cực
- Nói dối, ăn cắp, đánh nhau, đánh nhau…
- Khó chịu, khó thích ứng với các quy tắc ứng xử của xã hội
- ...
Theo thời gian, nếu rối loạn hành vi không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ càng nặng ảnh hưởng xấu tới người khác.
Yếu tố và triệu chứng của rối loạn hành vi
Khi con nhà bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của rối loạn hành vi thì hãy dành thời gian quan tâm, hỏi han con. Nếu con xuất hiện trên 6 yếu tố dưới đây, hãy đưa con đi khám để chẩn đoán bệnh ngay:
- Gia đình từng có tiền sử bị rối loạn hành vi
- Gia cảnh nghèo khó
- Sống trong khu vực thành thị
- Giới tính nam không có lập trường
- Gia đình từng có người gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần
- Cha hoặc mẹ bị nghiện rượu, thuốc lá hoặc thuốc cấm
- Gia đình không hòa thuận
- Từng bị bỏ rơi hoặc làm dụng
- Bị chấn động về tâm lý
Gia đình là yếu tối ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và cảm xúc của trẻ
Vậy biểu hiện của người mắc chứng rối loạn cảm xúc là như thế nào?
- Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi kéo dài và tuyệt vọng
- Cảm thấy vô dụng, bất tài
- Khó có khả năng tập trung, ghi nhớ
- Sức khỏe suy giảm
- Dễ cáu giận, cảm thấy bồn chồn, đứng ngồi không yên
- Rối loạn hệ tiêu hóa, hay đau đầu hoặc đau nửa đầu
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
- ...
Rối loạn hành vi gây ra những tác hại nào?
Rối loạn hành vi ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bệnh và cả những người xung quanh. Không chỉ vậy, rối loạn hành vi, cảm xúc còn có xu hướng hung hãn, phá phách, hay gây gổ, đánh nhau ảnh hưởng tới trật tự xã hội. Những người này không thích thực hiện theo nguyên tắc của xã hội, thậm chí là chống đối.
Phương pháp điều trị chứng rối loạn hành vi, cảm xúc
Khi phát hiện con có triệu chứng bị rối loạn hành vi, gia đình, nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe và sinh lý của trẻ nhằm tạo môi trường thân thiện, gần gũi hơn với trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con tham gia các hoạt động như:
Tập thể dục thường xuyên
Việc luyện tập thể dục thể thao vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều giúp trẻ có cơ hội được vận động cơ thể, rèn luyện tính dẻo dai, lưu thông máu đi các bộ phận. Không chỉ vậy tập thể dục cùng người nhà cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, cảm nhận được sự quan tâm của các thành viên trong gia đình từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với văn hóa xung quanh. Mới đầu trẻ có thể phản đối hoặc cáu gắt nhưng bạn nên kiên trì và không cáu gắt với con.
Tập thể dục thường xuyên
Đọc sách và trò chuyện cùng con
Đọc sách là cách rèn luyện khả năng tư duy về hình ảnh và trí tuệ của trẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn nên cho con đọc sách, xem tranh và thường xuyên trò chuyện cùng con. Việc này có thể hạn chế được khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn hành vi khi bước sang độ tuổi vị dậy thì. Gia đình nên thường xuyên quan tâm tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trò chuyện để hiểu hơn suy nghĩ và hành động của con trong một hoạt động nào đó. Bé sẽ vừa cảm nhận được tình cảm của của các thành viên trong gia đình, vừa phát triển được khả năng tư duy phản biện hiệu quả
Chơi các trò chơi lành mạnh
Các trò chơi lành mạnh và mang tính giáo dục nên được áp dụng thường xuyên đối với trẻ bị rối loạn hành vi, cảm xúc. Kể cả với những trẻ em đang trong độ tuổi phát triển và mới bắt đầu đi học. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên hãy quan tâm và có trách nhiệm với con mình. Đối với những trẻ thích nói bậy hoặc chơi các trò chơi thiếu lành mạnh, bạn nên đưa con đi bác sĩ tâm lý, và cùng giải quyết vấn đề liên quan.
Chơi các trò chơi lành mạnh
Gặp bác sĩ tâm lý
Đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý và tìm ra nguyên nhân, giải pháp cho việc con bị rối loạn hành vi, cảm xúc là việc bạn nên làm định kỳ. Các bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ và con về những hành vi, thái độ của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Con xuất hiện các hành vi phổ biến trong những biểu hiện của rối loạn tâm lý trong vòng 3 - 6 tháng. Bài kiểm tra tâm lý sẽ được tiến hành để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng rối loạn hành vi. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn con cách kiểm soát hành vi cá nhân, lời nói hiệu quả trong liệu trình. Trong thời gian này, nếu phát hiện con có triệu chứng rối loạn tâm thần thì bác sĩ có thể kiểm tra và kê đơn ngay.
Phòng ngừa rối loạn hành vi
Để hạn chế việc con bị rối loạn hành vi, bạn nên thực hiện các biện pháp giáo dục hợp lý, quan tâm chăm sóc và tạo môi trường lý tưởng cho con làm việc, học tập đầy đủ. Muốn thực hiện được, bạn cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường cũng như các cấp chính quyền. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không hợp lý, nhạy cảm, phức tạp thì nên giải quyết nhanh chóng, tránh ảnh hưởng trực tiếp với tâm lý của trẻ.
Phòng ngừa rối loạn hành vi
Với những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về tình trạng rối loạn hành vi cũng như biện pháp để cải thiện triệu chứng này rồi phải không. Hãy thường xuyên quan tâm tới các thành viên trong gia đình và tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của con.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu cho biết trẻ bị bắt nạt tại trường học
Bình luận
Bài viết liên quan