Chuyên gia chia sẻ dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt ở trường học

Chuyên gia chia sẻ dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt ở trường học

Có những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt ở trường học mà cha mẹ chỉ để ý một chút về tâm trạng, thái độ của con là sẽ phát hiện ra ngay.

Nội dung chính

Bắt nạt học đường là vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi đưa con em tới trường học. Các hành vi bắt nạt thường rất đa dạng, phức tạp mà cô giáo thường không thể để ý tới được vì quá đông học sinh và các em cũng thường e dè khi chia sẻ.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà cha mẹ hay nhà trường mới có thể can thiệp được. Bởi vậy nên ngoài việc trang bị cho trẻ kiến thức tự vệ và cách đối phó khi bị bạo hành, cha mẹ cũng cần phải để ý kỹ những dấu hiệu cho thấy con đang bị bắt nạt ở trường dưới đây để kịp thời "cứu" con.

Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt ở trường học

Bỗng nhiên trẻ lầm lì, ít nói

Các chuyên gia tâm lý cho rằng việc bị bắt nạt, bạo hành có thể khiến trẻ chịu tổn thương lâu dài kể cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó khiến trẻ ít nói, rụt rè, thiếu tự tin hơn, thường xuyên ở trong trạng thái hoảng hốt. Nếu trẻ cứ ở trong trạng thái căng thẳng thần kinh kéo dài, trầm uất lâu ngày như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai về sau.

Trẻ đột nhiên lầm lì, ít nói

Trẻ đột nhiên lầm lì, ít nói có thể do bị bắt nạt

Trẻ phản ứng dữ dội khi bị trêu

Nếu như bình thường bé rất thoải mái nhưng đến một lúc nào đó lại phản ứng dữ dội khi bị trêu chọc thì có thể là dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường học. Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc làm nhục dưới mọi hình thức, tâm lý thường nhạy cảm hơn, tránh né mọi sự trêu đùa. Tổn thương về mặt tâm lý khiến trẻ đề phòng ngay cả với những người thân trong gia đình.

Trẻ sợ hãi nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh trường học thường vắng vẻ, dễ bị che lấp lại ở xa lớp học nên thường tiếng ồn ở đây sẽ không đến được tai người lớn, thầy cô. Nhà vệ sinh cũng là địa điểm lý tưởng để thực hiện các hành vi bắt nạt tại trường lớp. Nếu như trẻ đột nhiên có dấu hiệu sợ nhà vệ sinh, sợ đi vệ sinh thì cha mẹ cũng cần lưu ý.

Sợ hãi nhà vệ sinh

Sợ hãi nhà vệ sinh cũng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt

Sợ hãi mạng xã hội

Ngày nay việc bắt nạt không chỉ ở ngoài đời mà còn phổ biến trên mạng xã hội như xúc phạm bằng lời lẽ chế giễu, nhục mạ. Cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư nhưng cũng không nên quá thờ ơ với cuộc sống của con để có thể phát hiện được nguy cơ tiểm ẩn nhanh nhất.

Vết thương không rõ nguyên nhân

Trẻ đi học rất dễ gặp phải các vết thương nhỏ do vấp ngã, nô đùa quá trớn... và điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy các vết bầm dày đặc hoặc thấy trẻ trốn tránh, không trung thực về nguyên nhân bị thương thì cần liên hệ ngay với giáo viên để tìm được nguyên nhân thực sự.

Phản kháng việc đến trường

Tâm lý trẻ bị bắt nạt là không muốn quay lại nơi gây ra những tổn thương, sợ hãi. Vậy nên đến trường sẽ trở thành nỗi ám ảnh của trẻ. Khi trẻ có các dấu hiệu như ôm chặt, giãy giụa, khóc lóc khi bạn đưa bé đến trường hoặc thậm chí giả đau, giả bệnh thường xuyên để không phải đi học thì bạn cũng cần phải xem xét đến trường hợp trẻ đang bị bắt nạt.

trẻ bị bắt nạt,

Nếu bị bắt nạt, trẻ sẽ có xu hướng muốn tránh xa trường lớp

Trẻ khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng

Trẻ thức khuya có thể do quá ham chơi, thích xem phim, thích lướt mạng xã hội hoặc do bài tập về nhà quá nhiều. Tuy nhiên nếu trẻ thực sự có vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng thì có thể là do áp bức vì bị bắt nạt ở trường.

Mất tự tin

Một đứa trẻ đột nhiên cực kỳ để ý đến ngoại hình của mình thậm chí áp dụng những cách tiêu cực để thay đổi thì có thể là dấu hiệu của bắt nạt. Phần lớn các vấn đề bắt nạt học đường thường liên quan đến ngoại hình mà chủ yếu là vấn đề về cân nặng.

Bắt nạt ở trường học

Bắt nạt ở trường học chủ yếu do vấn đề ngoại hình

Cha mẹ cần hành động khi trẻ bị bắt nạt ở trường

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết, không chỉ dạy con cách phản kháng mà cha mẹ cũng cần có những hành động thiết thực để giúp môi trường học tập của trẻ an toàn, lành mạnh.

Tìm hiểu nguyên nhân con bị bạn đánh

Mọi chuyện đều có nguyên nhân dẫn tới kết quả. Cha mẹ không nên chỉ nghe từ một phía, vì con bị bắt nạt mà đổ hết tội lỗi lên người khác. Khi biết được sự tình, nếu con là người gây sự trước thì cha mẹ có thể uốn nắn, thay đổi cách giáo dục để tránh lặp lại tình huống tương tự. Nếu con nhà người ta là người bắt đầu trước thì bạn cần có nói chuyện với cô giáo, với cha mẹ của đứa trẻ đó để có biện pháp giáo dục thích hợp.

Tìm hiểu suy nghĩ của con

Việc cha mẹ ân cần, quan tâm, lo lắng có thể khiến trẻ mở lòng hơn, nói lên suy nghĩ của chính mình, tránh u uất lâu ngày. Tất cả các cảm xúc tiêu cực ở lứa tuổi trẻ em như tức giận, sợ hãi, uất ức cần được giải tỏa sớm để tránh tổn thương tâm lý không thể vãn hồi khi trẻ trưởng thành.

Cha mẹ là chỗ dựa

Cha mẹ cần luôn luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của trẻ

Tham khảo cách giải quyết vấn đề của con

Khi bé bị bắt nạt ở trường, cha mẹ cần tôn trọng trẻ. Vì chuyện liên quan trực tiếp đến con nên bố mẹ chỉ có thể can thiệp khi sự việc nghiêm trọng hoặc khi trẻ cần, dạy con cách phản kháng chứ không nên áp đặt suy nghĩ của trẻ. Không nên dạy con đánh lại hay "ăn miếng trả miếng" mà nếu có thể hãy hỏi suy nghĩ của con trước, để con bày tỏ là muốn làm như thế nào rồi sau đó có biện pháp thích hợp. Vì đánh lại bạn có thể xảy ra hai trường hợp:

  • Trẻ bị bắt nạt nghiêm trọng hơn

Có nhiều đứa trẻ có tính cách ôn hòa không thể hung bạo với người khác nên việc khuyến khích trẻ đánh lại người bắt nạt mình có thể khiến tình hình xấu đi.

Ngoài ra có những đứa trẻ dù muốn chống trả nhưng lại không có sức để làm vậy có thể dẫn tới trẻ bị bắt nạt nghiêm trọng hơn, đồng thời khiến trẻ cảm thấy tự ti, bất lực.

  • Trẻ đánh lại bạn có thể trở thành kẻ bắt nạt sau này

Nhiều đứa trẻ sau khi nghe lời cha mẹ bảo và đánh lại bạn có chiều hướng thay đổi tính cách và bắt nạt lại những người đã gây tổn thương cho mình.

trẻ dễ có xu hướng bạo lực

Nếu không cẩn thận, trẻ dễ có xu hướng bạo lực về sau này

Cách dạy con khi bị bạn đánh

Bạn có thể dạy cọn tự bảo vệ bản thân khi bị bạn đánh bằng công thức

Bước 1 (Tell)

Hướng dẫn con xử lý vấn đề khi bị bạn đánh hoặc bị bắt nạt bằng cách nói chuyện với bé. Có thể nói con không được làm đau người khác, và cũng không được để ai làm đau con. Nếu con bị bạn đánh thì không nên đánh lại bạn, mà giữ tay bạn lại để bạn không làm đau con.

Bước 2 (Show)

Sau khi nói chuyện, bạn hãy làm mẫu luôn cho trẻ thấy. Bố mẹ có thể cùng đóng kịch để làm mẫu cho con, hoặc hai mẹ con đóng trong một tình huống. Bé có thể đóng vai đánh mẹ sau đó mẹ giữ tay con lại và lặp lại để con có thể ghi nhớ.

bảo vệ bản thân

Cha mẹ nên dạy con đứng lên bảo vệ bản thân khi bị đánh mà không phải bằng cách đánh lại

Bước 3 (Try)

Để con đóng vai ngược lại để xử lý tình huống. Mẹ đóng vai là bạn đánh con và quan sát xem có thể áp dụng giữ tay mẹ được không. Lặp lại cho đến khi con học được kỹ năng.

Bước 4 (Do)

Con có thể áp dụng bài học này trong thực tế, ít nhất cũng sẽ có ý thức phản kháng khi bị bắt nạt và nếu không thì trong quá trình ấy, tâm lý bé cũng sẽ mạnh mẽ hơn, có thể bỏ chạy hoặc hô to lên cho người khác nghe thấy.

Trên đây, Mái Ấm Nhỏ đã chia sẻ những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường và cách phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng khi con gặp phải trường hợp này. Trong các cuộc xung đột ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần luôn luôn là người tỉnh táo để xử lý vấn đề theo cách tốt nhất và không để ảnh hưởng xấu tới trẻ cũng như tương lai của con sau này.

>>> Xem thêm: Phương pháp dạy con kiểu Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

1 lượt
Vote :