Dịch COVID-19 đã khiến hàng chục ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn người chết trên khắp thế giới. Tuy nhiên các số liệu thống kê đều cho thấy rằng dường như có rất ít trẻ em nhiễm phải corona virus hoặc có triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm phải chủng virus mới này. Vậy thực hư vấn đề? Cùng Mái Ấm Nhỏ tìm hiểu tường tận về vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Dịch COVID-19 do chủng virus corona mới gây ra
Khả năng nhiễm COVID-19 ở trẻ em
Theo tình hình hiện nay
Trẻ em chắc chắn có thể nhiễm COVID-19. Trong số các ca nhiễm bệnh tại Việt Nam đã có trường hợp bé gái 3 tháng tuổi nhiễm virus corona được ghi nhận vào giữa tháng 2/2020. Các ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã có đủ loai hình từ nam nữ thanh niên, người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền đến bệnh nhi.
Xét trên tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới, số ca nhiễm là trẻ em thường chỉ có một vài trẻ là có xuất hiện triệu chứng đủ nặng để được chẩn đoán là nhiễm virus corona, theo Tạp chí của Hiệp hội Y Khoa Mỹ. Tạp chí này cũng đưa ra báo cáo rằng "Tuổi trung bình của người bệnh là từ 49-56 tuổi. Số trường hợp trẻ em nhiễm bệnh là tương đối ít". Trẻ em nhiễm bệnh nhưng chỉ bộc phát nhẹ nên các nhà khoa học đã không ghi nhận được nhiều trẻ em hơn vì không có dữ liệu đầy đủ về các trường hợp nhẹ này, theo nhận định của bác sĩ Trưởng khoa virus học Đại học Hong Kong.
Theo ghi nhận số ca nhiễm corona virus ở trẻ em ít hơn người lớn
Trong trường hợp được giới nghiên cứu quan sát cụ thể cho thấy một em bé 10 tuổi người Trung Quốc theo gia đình đến vùng tâm dịch Vũ Hán. Sau khi về Thâm Quyến, các thành viên trong gia đình có độ tuổi từ 36-66 tuổi đều bộc phát các triệu chứng bệnh là sốt, đau họng, tiêu chảy, viêm phổi.
Em bé 10 tuổi nói trên tuy có dâu hiệu của viêm phổi thông qua phim chụp nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng ở bên ngoài. Các bác sĩ đã đưa ra nhận định rằng đây có thể là điển hình trường hợp mắc virus ở trẻ em tức không bộc lộ triệu chứng hoặc chỉ phát bệnh rất nhẹ.
So sánh với SARS và MERS
Hình mẫu như trên cũng đã được quan sát trong giai đoạn bùng nổ dịch SARS và MERS thuộc họ virus corona. Dịch MERS bùng hát ở Saudi Arabia vào năm 2012 và ở Hàn Quốc năm 2015 khiến hơn 800 người thiệt mạng nhưng hầu hết trẻ em nhiễm bệnh cũng không bộc lộ triệu chứng.
Dịch SARS vào năm 2003 không ghi nhận trường hợp trẻ em thiệt mạng. Trong gần 800 nạn nhân tử vong do đại dịch SARS, phần lớn nằm trong độ tuổi trên 45 tuổi, được biết đàn ông có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ.
Đàn ông có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn phụ nữ
Xác định đã có 135 bệnh nhân trẻ em trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm bệnh SARS, theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Trong đó trẻ em dưới 12 tuổi có ít nguy cơ nhập viện, thở oxy hoặc cần sự can thiệp về y tế hơn. Trẻ em tên 12 tuổi có triệu chứng phát bệnh giống với người lớn.
Mặc dù lý do chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được xác định nhưng đó là điều mà chúng ta đang chứng kiến. Với dịch bệnh SARS thì bức tranh này còn hiện lên rõ ràng hơn. Có giả thuyết cho rằng phản ứng hệ miễn dịch tự nhiên có xu hướng hoạt động mạnh hơn ở trẻ em.
Lý do trẻ em ít nhiễm corona virus
Hệ thống miễn dịch ở trẻ em
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở trẻ em là hệ thống phòng thủ đầu tiên của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Tế bào trong hệ thống miễn dịch có phản ứng ngay lập tức với virus gây bệnh từ ben ngoài. Ngược lại hệ thống miễn dịch thu được (adaptive) học được cách nhận diện ra các mầm bệnh cụ thể để có cách đối phó thích hợp và hiệu quả hơn, nhưng lại tốn nhiều thời gian hơn mới có thể tham gia "trận chiến".
Nếu như phản ứng miễn dịch tự nhiên ở trẻ em thì khi tiếp xúc vơi virus corona có thể sẽ giúp bé chống lại virus dễ dàng hơn so với người lớn, và chỉ biểu hiện ra bằng các triệu chứng nhẹ. Không phải trẻ em không có bất kỳ triệu chứng nào, những bé bị nhiễm bệnh thực sự bị viêm phổi do virus gây ra, tuy nhiên có thể vì hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nên không gây ra nhiều tổn hại như ở người lớn.
Trẻ em có hệ thống miễn dịch mạnh khỏe sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng
Điều này cũng tương tự với trường hợp thủy đậu khi người lớn mắc bệnh có nguy cơ cao hơn gấp 25 lần so với trẻ em. Thủy đậu hầu như ít để lại di chứng ở trẻ em nhưng lại tàn phá mạnh và có thể gây di chứng nặng nề ở người lớn. Ngoài ra cúm mặc dù có thể rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh, tuy nhiên với những em bé lớn hơn thì lại dễ dàng vượt qua hơn so với người lớn. Trong số hàng ngàn trẻ em nhập viện vì cúm mỗi năm thì chỉ có tỷ lệ rất nhỏ qua đời. Tỷ lệ tử vong do cúm mùa ở người lớn cao gấp 10 lần tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em
Trẻ em có ít khả năng bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp hơn so với người lớn, dù bị nhiễm bệnh cũng dễ hồi phục hơn so với ch mẹ và ông bà của minh, theo Tiến sĩ Pavia chia sẻ. Ngoài hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh thì còn có lý do khác cho khả năng hồi phục tích cực này.
Trẻ em có đường hô hấp khỏe mạnh hơn so với người lớn do ít tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bặm và ô nhiễm không khí hơn,
Trẻ em nhìn theo một cách tổng quát thì khỏe mạnh hơn và không mắc các bệnh mãn tính. Trong cả đợt dịch SARS, MERS và COVID-19 thì người lớn có bệnh mãn tính có nguy cơ tử vong cao hơn so với trường hợp khác. Các bệnh mãn tính có thể bao gồm tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch, bệnh tim mạch hay thậm chí là béo phì.
Người lớn cũng dễ dàng bị phản ứng miễn dịch gây tình trạng bất lợi là hội chứng suy hô hấp cấp tính dẫn đến khoảng 40% số người mắc phải tình trạng này đều tử vong. Vậy nên trẻ em bị mắc bệnh hô hấp truyền nhiễm không bị các biến chứng miễn dịch mà người lớn mắc phải. Từ tuổi 50 trở đi, hệ miễn dịch suy giảm đáng kể nên tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn rất nhiều.
Trẻ em có đường hô hấp khỏe mạnh hơn do ít tiếp xúc ô nhiễm
Còn thiếu nhiều dữ liệu về dịch COVID-19
Để hiểu rõ về dịch bệnh corona, các nhà khoa học rất cần thêm nhiều dữ liệu chi tiết khác ngoài hệ miễn dịch và triệu chứng như: Khi nào con nguời phơi nhiễm virus, khi nào bắt đầu có triệu chứng đầu tiên, tỷ lệ là bao nhiêu trường hợp có triêu chứng nhẹ hơn so với triệu cứng nặng... Khi có thêm nhiều dữ liệu thì những quan sát hiện nay sẽ có thay đổi, giống như khi ghi nhận nguy cơ cao ở đàn ông.
Ngoài người lớn tuổi và trẻ em thì thanh thiếu niên cũng là đối tượng đáng quan tâm khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Vì thanh thiếu niên là những người thường xuyên gặp gỡ và tiếp xúc trong xã hội. Nếu họ không nhận ra mình bị bệnh và tiếp tục đi lại, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người ở nơi công cộng và không có bất kỳ phương pháp bảo vệ nào thì có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát hơn.
Tuy vậy, theo bác sĩ chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em ở Đại học Vanderbilt của Mỹ cho biết, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em có lẽ sẽ không tăng đột biến so với hiện nay. Ông nêu quan điểm không cho rằng số trẻ em mắc bệnh không được thống kê chiếm tỷ lệ cao, đồng nghĩa với việc trẻ em không gặp nguy cơ lớn nếu được bảo vệ đúng cách.
Trên đây là thực hư trẻ em ít nhiễm corona virus và quan điểm của nhiều chuyên gia sau khi đã quan sát, phân tích và so sánh. Tuy nhiên những nhận định trên chỉ là lý thuyết vào thời điểm này và chưa có kết quả của công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng trẻ em ít nhiễm và không truyền bệnh.
>>> Xem thêm: Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non
Bình luận
Bài viết liên quan