Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non 

Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non 

Bệnh truyền nhiễm thường thường xuất hiện nhiều mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, mà trẻ nhỏ là đối tượng có thể dễ mắc bệnh nhất.


Tình hình bệnh truyền nhiễm ở nước ta hiện nay

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ mầm non? Bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện quanh năm, tuy nhiên chúng có cơ hội bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa. Trong đó, trẻ nhỏ là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm nhất bởi hệ miễn dịch còn yếu và bố mẹ không biết cách giúp con phòng tránh được những vấn đề này. Để hạn chế khả năng bùng phát dịch bệnh, nhà trường cũng như như bố mẹ nên có phương pháp giảng dạy và quan tâm đến sức khỏe của trẻ thường xuyên. Hãy cùng với Mái ấm nhỏ tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non ngay dưới đây.

Việc thay đổi khí hậu thường xuyên cùng với giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dễ dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh nhanh chóng tại khu vực thành thị, nơi tập trung đông dân cư. Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào nguồn lây, cơ thể cảm thụ và đường lây. Nguồn lây có thể là động vật hoang dã, người đang mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh, các con đường dễ lây lan bệnh truyền nhiễm có thể là đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị lây bệnh. Cơ thể cảm thụ là người bệnh từ giai đoạn ủ bệnh đến khi phát bệnh. Hiện tại, các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở môi trường mầm non là sởi, quai bị, thủy đậu, ho gà, thương hàn, sốt xuất huyết… Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ cần phải tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, nhà trường cần vệ sinh sạch sẽ phòng học, khuôn viên sinh hoạt, vui chơi và xịt khử trùng thường xuyên mỗi khi có dấu hiệu bùng phát dịch bệnh. 

Hệ miễn dịch của trẻ 

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm khi đi học

Có một thực tế là tình trạng bệnh truyền nhiễm ở nước ta ngày một phức tạp với rất nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh sởi thường xuất hiện nhiều khi thời tiết giao mùa và xảy ra nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi. Theo thống kê, nước ta có khoảng 5.000 ca mắc sởi và khoảng 86.4% số trường hợp trong đó là trẻ dưới 10 tuổi. Chân tay miệng cũng được ghi nhận rất nhiều khi trẻ bắt đầu đi học lớp mầm non. Đây cũng là bệnh truyền nhiễm dễ phát triển và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất ở nước ta. Hiện tại chân tay miệng chưa có vắc xin phòng bệnh. Khi bước vào mùa mưa, số lượng trẻ bị sốt xuất huyết cũng tăng đột biến, thời điểm này số lượng trẻ bị thủy đậu cũng tăng lên. Thủy đậu khá dễ lây lan qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp, dịch từ mắt, mũi, miệng… tuy nhiên bệnh này đã có vắc xin phòng bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ mầm non

Tuyên truyền về tầm quan trọng của tiêm phòng 

Tiêm phòng là việc rất quan trọng giúp trẻ có thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp như sởi, thủy đậu, bạch cầu, uốn ván, viêm gan B, viêm não… Tiêm phòng không đầy đủ sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ không hoàn thiện, tạo ra lỗ hổng miễn dịch khiến con dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn. Có khá nhiều bố mẹ quên lịch tiêm phòng cho con, thậm chí là sợ đưa con đi tiêm phòng vì nghe thấy có thông tin trẻ bị tai biến hoặc xuất hiện triệu chứng co giật, tử vong sau khi tiêm chủng. Việc này càng khiến trẻ bị trì hoãn lịch tiêm phòng đã vô tình tạo ra khoảng trống để bệnh truyền nhiễm có cơ hội được phát triển.

Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ cần nắm chính xác lịch trình tiêm phòng cho trẻ ngay từ 1 tháng tuổi và định kỳ đưa con đi khám đúng hẹn. Bên cạnh đó, trường mầm non cũng nên tuyên truyền đầy đủ thông tin bệnh truyền nhiễm đến bố mẹ. Nếu bố mẹ đưa con đi tiêm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng an toàn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tai biến hoặc xuất hiện dấu hiệu của dị ứng. Tại Việt Nam, việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch không chỉ là tự nguyện mà còn là nghĩa vụ bắt buộc được quy định rõ ràng trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

Hệ miễn dịch của trẻ 

Tuyên truyền về tầm quan trọng của tiêm phòng

Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên 

Các vi khuẩn gây bệnh thường tồn tại bên bề mặt các đồ vật rất lâu, khi trẻ cầm nắm hoặc sử dụng các vật dụng đưa lên mắt, mũi, miệng nên rất dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm. Do đó, tạo dựng thói quen rửa tay thường xuyên sau khi chơi và trước khi ăn sẽ giúp trẻ phòng bệnh dễ hơn. Bố mẹ có thể dạy cho trẻ đầy đủ kỹ năng như kỳ cọ như thế nào, rửa với nước và xà phòng như thế nào. Tốt nhất thời gian đầu, bố mẹ có thể giám sát hoặc rửa tay cùng con.

rửa tay thường xuyên 

Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên

Che miệng khi hoặc hắt hơi 

Kể cả khi con không bị bệnh, trẻ cũng cần được dạy kỹ năng che miệng khi hắt hơi. Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh, virus thường tồn tại và ủ bệnh rất lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Khi hắt hơi, bé có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại lên cơ thể hoặc đồ vật xung quanh. Những người bình thường khác vô tình bị dính giọt bắn hoặc chạm vào đồ vật có chứa mầm bệnh sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh. Để hạn chế việc này, bố mẹ hoặc giáo viên cần phải dạy cho trẻ cách che miệng khi hắt hơi. Nên che miệng bằng cánh tay, khuỷu tay hoặc tay áo chứ không được lấy tay che miệng bởi bàn tay có các kẽ hở nên vẫn phát tán các vi khuẩn gây bệnh. 

Che miệng khi hoặc hắt hơi

Che miệng khi hoặc hắt hơi

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường 

Trường học là nơi tập trung của khá nhiều bé nên việc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho trẻ là vấn đề rất quan trọng. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu nên ăn uống trong trường học cần đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi và bảo quản thực phẩm đúng cách. Bên cạnh đó, nhà trường nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, an toàn và sạch sẽ, chế biến đúng quy trình sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho trẻ mỗi khi giao mùa.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường

Dạy trẻ cách chạm tay vào mắt của mình 

Mắt là bộ phận rất nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu tay trẻ có chứa các vi khuẩn nhưng vẫn đưa tay lên mắt dụi thì sẽ dễ bị đau mắt hoặc các mắc bệnh khác mỗi khi sức đề kháng trong cơ thể yếu. Những bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua mắt như đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm nhiễm… Các cô giáo hoặc bố mẹ nên dạy cho trẻ cách chạm tay vào mắt của mình đúng cách. Bên cạnh đó, bố mẹ sử dụng thêm các dòng nước nhỏ mắt khử trùng để làm sạch mắt, mũi cho trẻ mỗi khi vệ sinh cơ thể sẽ giúp con hạn chế khả năng bị lây bệnh truyền nhiễm hơn.

Dạy trẻ cách chạm tay vào mắt của mình

Dạy trẻ cách chạm tay vào mắt của mình

Khuyến khích trẻ không dùng đồ chung với bạn

Sử dụng đồ chung với những người bạn khác khi đi học cũng là con đường dễ lây lan bệnh tật nhất. Những món đồ chơi yêu thích, cốc chén, thìa… khi sử dụng chung sẽ khiến vi khuẩn bám vào và gây bệnh cho người bình thường. Bạn nên giải thích rõ ràng việc chơi hoặc sử dụng chung đồ với người khác sẽ có khả năng gây bệnh cho bản thân và người khác, đặc biệt là vào mùa dịch cúm hoặc thời tiết chuyển mùa. 

Khuyến khích trẻ không dùng đồ chung với bạn

Khuyến khích trẻ không dùng đồ chung với bạn

Một số biện pháp khác 

Ngoài ra, bố mẹ và gia đình trẻ cũng nên phối hợp chặt chẽ thường xuyên tạo điều kiện để trẻ được sinh hoạt và vui chơi trong môi trường sạch sẽ nhất. Khi xuất hiện dịch bệnh, gia đình và nhà trường cũng cần phải có biện pháp phòng bệnh phù hợp, đồng thời tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao để tăng cường thể lực cho trẻ. 

Một số biện pháp khác 

Một số biện pháp khác

Bệnh truyền nhiễm là vấn đề khá rắc rối và thường xuyên xảy ra ở môi trường mầm non, mà trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị dính bệnh nhất. Do đó, bạn cần phải xây dựng ý thức tự bảo vệ bản thân cho con, bổ sung thêm thực phẩm tăng cường sức đề kháng, tập thể dục và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh.

 

5 lượt
Vote :

Bình luận


Nb
Nguyen thi be

Các biện pháp phòng bệnh và dảm bảo an toàn chung cho trẻ mầm non

Trả lời

Bài viết liên quan