Trẻ mấy tháng uống vitamin A
Trẻ mấy tháng uống vitamin A? Các loại vitamin A được khuyến khích cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì chưa cần bổ sung thêm các loại uống vitamin A vì trong sữa mẹ đã đủ dưỡng chất có lợi cho bé ở độ tuổi này. Trong trường hợp trẻ thiếu nguồn sữa mẹ thì uống theo liều lượng nhất định. Không được uống lạm dụng vitamin A vì quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
Trẻ mấy tháng uống vitamin A?
Trong thời gian mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất đặc biệt là thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm và dầu mỡ đồng thời cho trẻ bú mẹ đầy đủ. Đến khi trẻ đủ 6 tháng và bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ bằng cách thêm vào khẩu phần ăn và đưa trẻ đi uống vitamin A liều cao định kỳ.
Nhằm phòng tránh thiếu hụt vitamin A cho trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A cao, mỗi năm nhà nước đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A định kỳ cho trẻ. Chiến dịch bổ sung vitamin A vào ngày 1-2 tháng 6 và 1-2 tháng 12.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin A cho trẻ
Tại sao cần bổ sung vitamin A cho trẻ
Vitamin A là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe của trẻ như:
- Vitamin A giúp tăng cường thị lực, bảo vệ và chống lại một số bệnh về mắt trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng, hỗ trợ quá trình phát triển xương và cơ thể bên cạnh vitamin A. Trẻ chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng nếu thiếu vitamin A.
- Thiếu vitamin A làm tăng ức chế sự sừng hóa, giảm tiết chất nhầy khiến trẻ bị khô mắt, da dẻ sần sùi, nứt nẻ.
- Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể là chức năng quan trọng của vitamin A. Thiếu vitamin A khiến trẻ dễ nhiễm trùng hoặc dễ mắc viêm đường hô hấp, sởi, tiêu chảy, viêm tai...
- Vitamin A kích thích các phản ứng bảo vệ cơ thể, tác động tích cực đến sức khỏe miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật và nhiễm trùng.
- Vitamin A có can thiệp vào việc tạo ra một số tế bào là trung tâm trong các phản ứng miễn dịch của cơ thể người.
Vitamin A rất quan trọng với sức khỏe và cơ thể trẻ
Một vài lưu ý khi bổ sung vitamin A cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ: Bổ sung 50,000 đơn vị vitamin A.
Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Bổ sung 100,000 đơn vị vitamin A bằng cách cho trẻ uống. Dùng đầu ngón trỏ và ngón cái giữ viên nang. Để trẻ mở miệng và cầm viên nang cách miệng trẻ một khoảng ngắn. Dùng kéo cắt đầu núm viên nang và bóp đếm số giọt. Cho trẻ uống nửa viên nang khoảng 3-4 giọt rồi sau đó tráng miệng bằng một thìa nước.
Đối với trẻ từ 12-36 tháng tuổi: Bổ sung 200,000 đơn vị vitamin A. Cho trẻ uống hết số dịch có trong viên nang rồi tráng miệng bằng cách uống một thìa nước. Trẻ trên 24 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho trẻ nhai hoặc dùng nước nuốt viên nang.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A thì liều lượng bổ sung vitamin A phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cho trẻ bổ sung uống vitamin A đúng cách
Một vài thực phẩm giàu vitamin dành cho trẻ
Thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn cho trẻ như thịt, cá, trứng, sữa, bơ, pho mát, gan động vật có vú...
Bổ sung các các loại rau xanh hoặc trái cây màu vàng đậm, đỏ đậm như gấc, bí đỏ, đu đủ, hồng, xoài... các loại rau xanh đậm như rau dền, rau ngót, rau muống, rau diếp, rau xà lách... rất giàu vitamin A và caroten
Mẹ lưu ý chế biến thực phẩm khác nhau theo các cách phong phú và đa dạng, hợp khẩu vị để trẻ dễ hấp thụ hơn. Ưu tiên hực phẩm giàu vitamin A và caroten đồng thời cân đối bữa ăn với chất đạm, dầu mỡ để tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa vitamin A.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tốt nhất là kéo dài đến 24 tháng.
Thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ nên bổ sung cho trẻ trong thực đơn ăn dặm
Trên đây Mái Ấm Nhỏ đã chia sẻ về trẻ mấy tháng uống vitamin A và một vài lưu ý khi bổ sung vitamin A cho trẻ. Vitamin A là dưỡng chất rất quan trọng cho cơ thể mà thiếu hay thừa đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh cần lưu ý bổ sung vitamin A cho trẻ đúng liều lượng, không được tự ý cho trẻ uống vitamin A liều cao nếu không có chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan