“Giải cứu” nghén nặng ở các mẹ bầu

“Giải cứu” nghén nặng ở các mẹ bầu

Nghén nặng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bầu. Vậy có những phương pháp giảm nghén nào hiệu quả nhất hiện nay.


Ốm nghén là tình trạng vô cùng phổ biến ở chị em trong những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai. Tuy nhiên cũng có rất nhiều mẹ ốm nghén nặng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Trong bài viết này, hãy cùng đi “giải cứu” nghén nặng ở các mẹ bầu với các phương pháp phù hợp nhé.

Nghén nặng trong thời gian mang thai

Theo thống kê, có khoảng 85% phụ nữ bắt đầu mang thai sẽ có các triệu chứng của nghén. Tuy nhiên nghén còn phụ thuộc và thể trạng và sức khỏe của từng người, trường hợp buồn nôn ít thì 2 lần/ngày, nặng thì 5 lần/ngày. Nghén nặng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Các biểu hiện của nghén nặng như:

  • Thường xuyên buồn nôn và nôn liên tục. Chỉ cần ngửi thấy mùi là nôn, đặc biệt là mùi thức ăn, mùi dầu mỡ 
  • Nôn ói nặng
  • Cơ thể mệt mỏi, cơ thể mất nước
  • Giảm cân, sụt cân nhanh chóng, có khi 2 - 3 kg chỉ trong vòng 2 tuần.
  • Rối loạn điện giải 
  • Tăng kotine trong máu 
  • Rối loạn toan kiềm.

 

Nghén nặng

Nghén nặng trong thời gian mang thai

Mặc dù ốm nghén nặng và thường xuyên nôn nhiều không phải dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của thai nhi bởi có rất nhiều thai phụ ốm nghén nặng khi đi kiểm tra sức khỏe thai nhi còn tốt hơn người không ốm nghén. Tuy nhiên ốm nghén nặng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bởi nó gây sức ép lên tâm trạng và làm dán đoạn công việc hàng ngày. Một vài trường hợp hiếm gặp bị nghén nặng còn dẫn đến bệnh não Wernicke.

Đối tượng nào dễ gặp tình trạng nghén nặng?

Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên bắt đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có không ít mẹ bầu bị nghén tới tận tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Nguyên nhân do nội tiết tố thay đổi dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, khi tâm lý của mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài cũng khiến tình trạng nghén nặng trở nên trầm trọng hơn. Các đối tượng dễ bị nghén nặng gồm:

  • Người dễ bị say tàu xe 
  • Người mang đa thai
  • Người có tiền sử bị nghén nặng
  • Gia đình từng có người bị nghén nặng thì con cháu cũng dễ gặp lại tình trạng này 
  • Người bị đau nửa đầu.

Thời điểm từ tuần thứ 8 - 9, các mẹ bầu thường có triệu chứng ốm nghén nặng nhất và giảm dần khi kết thúc tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Trong trường hợp có bất cứ các triệu chứng khác thường ngoài phạm vi tuổi thai thì mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra và xác định nguyên nhân trong thời gian sớm nhất.

Bà bầu ốm nặng có nguy hiểm không?

Nghén là triệu chứng bình thường và phổ biến ở các mẹ bầu và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nghén nặng trong suốt thời gian thai kỳ lại rất nguy hại bởi hàm lượng acid trong máu tăng cao, nhiễm kiềm do nôn nghén làm rối loạn cân bằng acid trong dạ dày. Nồng độ kali có trong cơ thể giảm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sử dụng hợp chất glucose và vitamin B6 là phương pháp tốt nhất mà bác sĩ có thể đề xuất cho mẹ sử dụng trong suốt thời gian mang thai.

 

Nghén nặng

Bà bầu ốm nặng có nguy hiểm không?

Ngoài ra, người ta cũng có thể tiêm thêm một vài loại thuốc khác vào tĩnh mạch để giảm thiểu tình trạng nghén tuy nhiên giá thành khá cao và hiện chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Mẹ bầu cũng có thể truyền nước điện ly vào cơ thể để hồi phục thể trạng. Bà bầu cũng nên định kỳ đi khám thai để biết được tình trạng của thai nhi cũng như xây dựng phương pháp ăn uống cho con thông minh, khỏe mạnh nhất.

Bà bầu nên làm gì khi nghén nặng 

Nuông chiều bản thân 

Nghén nặng cũng là dấu hiệu để bạn biết đang bị “đói ngủ” bởi các bà bầu khi bắt đầu mang thai thường thèm ngủ rất nhiều. Hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể để giúp thể trạng được cân bằng và giảm tần suất nghén. Nếu thời gian làm việc của bạn quá khắt khe thì nên tranh thủ chợp mắt khoảng 15 - 30 phút giờ nghỉ trưa nhé.

 

Nghén nặng

Nuông chiều bản thân

Không để dạ dày trống 

Dạ dày trống rỗng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thai nhi, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn ra để giảm thiểu tình trạng nôn nghén khi ngửi thấy mùi. Sử dụng thêm các loại thực phẩm ăn cho bà bầu như bánh quy, sữa, củ khoai nhỏ, bánh mỳ… và hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Mẹ bầu hạn chế tiết nước bọt bằng cách ăn thêm ô mai hoặc kẹo gừng. Các loại trái cây tươi cũng giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn đấy.

Bổ sung thêm vitamin và chất sắt 

Nghén nặng cũng là dấu hiệu cảnh báo của thiếu chất và vitamin cho con. Mẹ bầu có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thở dốc khi thiếu chất dinh dưỡng. Do đó hãy tích cực bổ sung thêm sắt và vitamin cần thiết cho cơ thể qua thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hàng ngày. Trước đó bạn có thể đi khám để biết hàm lượng cần bổ sung thêm là bao nhiêu sẽ tốt cho cả thai nhi và mẹ bầu.

 

Nghén nặng

Bổ sung thêm vitamin và chất sắt

Tránh ngồi nơi có mùi 

Thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên hạn chế đi đến nơi có mùi như quán cà phê, nhà bếp, cây xăng, quán bán đồ mỹ phẩm hoặc các loại mỹ phẩm có mùi nặng. Việc này sẽ dễ khiến mẹ bầu nôn ói nhiều hơn. 

Uống nhiều nước 

Nếu cảm thấy nôn nghén quá nhiều, bạn cũng nên uống thêm nhiều nước hơn nữa để tránh không bị mất nước. Nếu mất nước quá nhiều sẽ giảm nồng độ pH trong máu dẫn đến tăng acid và tổn thương đến thai nhi. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được truyền nước kịp thời theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

 

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước

Cách điều trị nghén nặng trong thời gian mang bầu 

Sử dụng thuốc giảm nghén 

Sử dụng thuốc giảm nghén, thuốc chống buồn nên là một trong những phương pháp hiện đại được các bác sĩ áp dụng đối với các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai. Một số thuốc có thể dùng như kháng thụ thể H1, Phenothiazin, Dopamine, kháng thụ thể 5-Ht3. Khi được khám kỹ lưỡng và các định rõ nguyên nhân bị nghén nặng, các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng cũng như loại thuốc bạn có thể dùng. Hãy sử dụng đúng giờ và đúng liều lượng để giảm thiểu tình trang bị nghén nặng nhé.

Chú ý ăn uống hàng ngày

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, các mẹ nên chú ý một số điều dưới đây. 

  • Tránh tiếp xúc với những nơi có mùi dễ gây nôn ói khó chịu
  • Chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày như bữa chính, bữa phụ, ăn nhẹ, ăn vặt 
  • Không để bụng đói 
  • Nên ăn vào lúc không buồn nôn
  • Ăn nhiều ngũ cốc, các loại thực phẩm khô và hoa quả 
  • Uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế ăn các loại quả có mùi 
  • Tránh hoạt động mạnh
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh làm việc căng thẳng, mệt mỏi 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có mùi.

 

Chú ý ăn uống hàng ngày

Chú ý ăn uống hàng ngày

Bổ sung thêm acid folic

Hàm lượng acid folic rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong 3 tháng đầu tiên mẹ nên bổ sung thêm 400mcg acid folic mỗi ngày. Ngoài sử dụng thực phẩm chức năng, bà bầu có thể ăn thêm bánh mì, ngũ cốc, súp lơ, rau xanh, bắp cải…

Bổ sung dịch truyền 

Tiêm Hartmann có thể hạn chế chứng nghén của chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra bạn cũng nên tiêm dịch truyền có chứa glucoze bởi chúng có thể xuất hiện tình các triệu chứng của bệnh não Wernicke đối với những bà bầu thiếu thiamine. Đối với những sản phụ bị nôn liên tục sẽ dễ bị hạ hàm lượng natri trong máu. Do đó không được nóng vội bổ sung ngay mà nên bổ sung từ từ bởi chúng có thể gây nguy hại cho thần kinh

Các bà bầu bị nghén nặng cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, bánh gừng hoặc bấm huyệt, thư giãn cơ, châm cứu, bổ sung thêm vitamin B1… cũng là giải pháp tốt trong việc giảm ốm nghén nặng trong thời gian đầu mang thai.

 

Bổ sung dịch truyền

Bổ sung dịch truyền

Ốm nghén nặng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó bạn nên hết sức lưu ý và đi khám định kỳ hàng tháng. Trong trường hợp bà bầu sử dụng các biện pháp hạn chế nghén ở trên mà không có dấu hiệu giảm thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

>>> Xem thêm: Giải đáp hết thảy những thắc mắc về ốm nghén khi mang thai

1 lượt
Vote :